Quản lý nhà nước về chất lượng trang bị kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất lượng trang bị kỹ thuật trong lực lượng công an nhân dân (Trang 34 - 37)

Sản xuất và cung cấp dịch vụ có chất lượng trang bị kỹ thuật đáp ứng nhu cầu của người sử dụng là mục tiêu và nhiệm vụ của các đơn vị sản xuất. Tuy nhiên với tư cách là người đại diện cho tư nhân, đảm bảo cho lợi ích xã

hội, nhà nước không đứng ngoài để mặc cho các doanh nghiệp tự đặt ra các chỉ số kỹ thuật, đo lường. Do đó để đảm bảo trật tự và tạo điều kiện phát triển chung, nhà nước cần phải thực hiện chức năng quản lý về mặt chất lượng. Quản lý chát lượng là việc ấn định đúng đắn các mục tiêu phát triển bền vững của hệ thống, đề ra nhiệm vụ, làm cho hệ thống trong từng thời kỳ và tìm ra con đường đạt đến mục tiêu một cách có hiệu quả nhất.

Khi mới hình thành nền kinh tế thị trường thì có một số quan điểm cho rằng quan hệ trên thị trường là do người mua, người bán tự quyết định điều tiết, do đó không cần có sự quản lý của nhà nước về chất lượng. Đó là quan điểm hoàn toàn sai lầm.

Theo lý luận và thực tiễn đã khẳng định nhà nước có vai trò quản lý kinh tế nói chung. Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết, nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm đến vấn đề lợi nhuận mà bỏ qua vấn đề chất lượng và thoả mãn lợi ích của khách hàng. Do đó, họ không tuân thủ những qui định của pháp luật, gây ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng và nền kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của chất lượng trong sự phát triển kinh tế, xã hội, chính vì vậy mà nhà nước phải đứng ra tiến hành quản lý chặt chẽ về mặt chất lượng để khống chế những hành vi mang lại hậu quả xấu cho xã hội, đảm bảo sự phát triển lành mạnh và bền vững. Chỉ có quản lý nhà nước về chất lượng thì người sản xuất mới thấy được sự đầy đủ trách nhiệm của mình đối với sản phẩm mà họ tạo ra cho xã hội. Nhà nước thông qua các công cụ quản lý của mình như ban hành các văn bản, các thể lệ, chính sách, các qui định, tiêu chuẩn về chất lượng, tổ chức thực hiện giám sát và thi hành các quyết định của nhà nước về chất lượng qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện những sai phạm về chất lượng để có tác dụng sử lý, ngăn chặn kịp thời sản phẩm kém chất lượng, kém phẩm chất, hết hạn sử dụng được đưa ra trên thị trường. Điều đó, một mặt giúp người tiêu dùng an tâm sử dụng các sản phẩm hàng hoá trong nước do đã được bảo hành về mặt chất lượng, tránh

những hậu quả nghiêm trọng mang lại cho sức khoẻ, thiệt hại vật chất tinh thần khi sử dụng vào những sản phẩm kém chất lượng. Mặt khác, nhà nước còn tạo điều kiện môi trường thuận lợi thúc đẩy, khuyến khích nâng cao chất lượng bằng các chính sách ưu tiên hợp lý,các hình thức hỗ trợ phù hợp, giúp các doanh nghiệp có thể đẩy mạnh, nhanh được quá trình hoàn thiện, đổi mới, cải tiến và nâng cao chất lượng. Nhờ đó có thêm cơ hội đầu tư liên tục tăng cường, đổi mới áp dụng công nghệ mới, khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm ngày càng tốt hơn, cung cấp phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường sản phẩm. Việc nghiên cứu, đưa ra các hệ thống tiêu chuẩn hợp lý khoa học, hiệu quả cao góp phần giúp đơn vị sản xuất sử dụng, tiết kiệm, có hiệu quả nguồn tài nguyên khan hiếm, tăng khả năng cạnh tranh và đẩy mạnh quan hệ kinh tế đối ngoại. Chất lượng là yếu tố cạnh tranh quan trọng nhất giúp các tổ chức sản xuất thu lợi nhuận, chiếm lợi thế so sánh với các đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh và đứng vững trên thị trường. Sản xuất và cung cấp sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng là mục tiêu và nhiệm vụ của mọi đơn vị sản xuất kinh doanh. Điều đó càng khẳng định vai trò của quản lý nhà nước về chất lượng là hết sức cần thiết trong việc điều hành nền kinh tế trong nước phát triển công bằng, vững mạnh, cụ thể đó là: Qua các chính sách hợp lí, thúc đẩy quá trình nâng cao chất lượng, tăng khối lượng hàng hoá có chất lượng lưu thông trên thị trường. Nhà nước còn định hướng về chất lượng cho các các tổ chức để các tổ chức này sản xuất ra những sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đạt chất lượng ngày các tốt hơn cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tạo mục tiêu phát triển cho doanh nghiệp và đất nước bằng việc đưa ra những chính sách kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật hợp lý làm cơ sở cho các doanh nghiệp phát huy được thế mạnh của mình. Mặt khác, đưa ra các hoạt động tác động và cách điều chỉnh quá trình sản xuất, cung cấp và tiêu dùng cho xã hội, tạo ra sự công bằng cho người sản xuất và người tiêu dùng. Tránh xa tình trạng lãng phí, kém hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất lượng trang bị kỹ thuật trong lực lượng công an nhân dân (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)