Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về chất lượng trang bị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất lượng trang bị kỹ thuật trong lực lượng công an nhân dân (Trang 42)

lượng trang bị kỹ thuật

Những quy chuẩn quản lý nhà nước về quản lý chất lượng kỹ thuật có điều kiện mang tính trách nhiệm cao do đó cần sự quản lý chặt chẽ của cơ quan nhà nước nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại, những tổn thất đến sức khỏe, tính mạng và tài sản của Nhân dân, của đơn vị sản xuất và chế tạo. Quản lý nhà nước về chất lượng kỹ thuật là định hướng về mặt chiến lược có điều kiện được thực hiện gián tiếp qua các công cụ chính sách, công cụ pháp luật; hình thành môi trường hoạt động, mà cơ bản là môi trường pháp lý và thể chế; hỗ trợ và điều tiết hoạt động có điều kiện bằng các công cụ kinh tế vĩ mô; kiểm tra, giám sát sự tuân thủ pháp luật của các quy chuẩn đặt ra; tham gia khắc phục những khuyết tật của thị trường. Mục tiêu chủ yếu của quản lý nhà nước về chất lượng kỹ thuật là nhằm tạo môi trường hoạt động thuận lợi, bình đẳng, cạnh tranh; bảo đảm tuân thủ pháp luật; bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của quản lí nhà nước về chất lượng kỹ thuật.

Yếu tố ảnh hưởng khách quan

Đó là các yếu tố thuộc môi trường chính trị - pháp luật chi phối mạnh mẽ đến hoạt động quản lý chất lượng trang bị kỹ thuật. Môi trường chính trị tác động trực tiếp đến định hướng phát triển quản lý. Trong khi môi trường

pháp luật tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, còn có các yếu tố sau:

Thứ nhất, yếu tố chính sách chi phối trong hình thành các đơn vị quản lý nhà nước thực hiện việc cấp phép về chất lượng kỹ thuật. Cùng đó là các chính sách kinh tế của Chính phủ như: quy định các chiến lược phát triển; các chính sách ưu đãi cho các ngành, như: giảm thuế, nhập khẩu…;

Thứ hai, yếu tố công nghệ như bản quyền công nghệ, đổi mới công nghệ, khuynh hướng tự động hóa, điện tử hóa, máy tính hóa… đã làm cho chu kỳ sống của sản phẩm bị rút ngắn, sản phẩm mới ra đời có tính năng tác dụng tốt hơn nhưng chi phí sản xuất lại thấp hơn. Do đó, cần có điều kiện cần phải quan tâm theo sát cập nhật những thông tin về kỹ thuật công nghệ. Ngoài ra, các yếu tố các thông số kỹ thuật công nghệ cần được phân tích, như: (1) Mức độ phát triển và nhịp độ đổi mới công nghệ, tốc độ phát triển sản phẩm mới, chuyển giao công nghệ kỹ thuật mới; (2) Các yếu tố môi trường vĩ mô có tác động lẫn nhau và có vai trò quan trọng cập nhật, bổ sung các chỉ số kỹ thuật của cơ quan quản lí nhà nước.

Thứ ba, những thành tựu của công cuộc đổi mới ở nước ta đã và đang tạo ra thế và lực mới cả bên trong lẫn bên ngoài. Quan hệ đối ngoại với các nước, các tổ chức quốc tế và vùng lãnh thổ ngày càng được mở rộng, là thời cơ lớn để phát triển bền vững.

Yếu tố ảnh hưởng chủ quan

Một là, bộ máy quản lý nhà nước về chất lượng trang bị kỹ thuật: đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về chất lượng. Việc tổ chức tốt một bộ máy triển khai có tính quyết định đến việc thực thi hiệu quả và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Do đó, cần chú trọng xây dựng một đội ngũ công chức, viên chức và đội ngũ cán quản lý đủ năng lực, có trình độ trong công tác thực hiện quản lý nhà nước, chủ động hơn trong quá trình hội nhập công nghệ kỹ thuật quốc tế.

Người thực hiện công tác quản lý trên cơ sở kế hoạch đã được tính toán, xây dựng giúp cho công tác quản lý chất lượng kỹ thuật luôn chủ động trong mọi điều kiện, tình huống. Ngược lại, nếu kế hoạch không dựa vào những căn cứ khoa học, không nắm chắc trình độ, thực trạng của đối tượng thì có thể khó hoàn thành nhiệm vụ, nhiều khi gây hậu quả nặng nề. Vì vậy, trong công tác quản lý nhà nước về chất lượng trang bị kỹ thuật, người quản lý phải nắm chắc tình hình thực tế, trên cơ sở khoa học, đánh giá và xử lý các thông tin chính xác đề ra các kế hoạch phù hợp, khả thi. Quản lý nhà nước về chất lượng trang bị kỹ thuật chịu ảnh hưởng rất lớn bởi công tác tổ chức, biên chế con người trong hệ thống tổ chức quản lý nhà nước. Đây là một vấn đề khoa học, nếu tổ chức biên chế phù hợp, có cơ chế hoạt động rõ ràng, có phân công trách nhiệm cụ thể thì tổ chức đó hoạt động có kết quả. Ngược lại, tổ chức biên chế không phù hợp sẽ dẫn tới lúng túng trong hoạt động, không có sự thống nhất giữa cấp trên và cấp dưới.

Trong hệ thống tổ chức quản lý nhà nước, việc bố trí con người tham gia trong công tác quản lý trong hệ thống rất quan trọng. Nếu ta bố trí con người trái ngành, trái nghề, không phù hợp với trình độ của họ, dễ dẫn đến có hại nhiều hơn là có lợi. Cụ thể là việc quản lý từ trên xuống dưới thiếu sự thống nhất, ít chú ý đến công tác bảo quản, bảo dưỡng sửa chữa, sắp xếp hàng hoá, đăng ký thống kê thiếu chính xác, vất vả và tốn nhiều thời gian, hiệu quả kém.

Hai là, năng lực, trình độ của các cán bộ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng các văn bản pháp luật quản lí nhà nước về chất lượng kỹ thuật. Do đó, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý này đòi hỏi phải có tư duy khoa học, khả năng nghiên cứu và am hiểu các văn bản chính sách, pháp luật của Nhà nước, có kinh nghiệm thực tế. Bên cạnh đó, ngoài việc tự nghiên cứu, học tập, bổ sung kiến thức thì trong quá trình công tác, đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước phải thường xuyên được kiểm tra, đánh giá lại năng lực và trình độ chuyên môn.

Năng lực được đánh giá qua khả năng và kết quả hoàn thành nhiệm vụ theo chức danh hoạch định, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó hoặc là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó đạt chất lượng cao. “Vấn đề quyết định chất lượng công tác quản lý trang bị kỹ thuật là yếu tố con người, cụ thể là con người trong hệ thống tổ chức quản lý trang bị kỹ thuật có đủ năng lực làm công tác quản lý trên các phương diện sau:

- Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong hệ thống quản lý nhà nước càng cao thì hệ thống quản lý có khả năng hoàn thành nhiệm vụ với chất lượng cao và ngược lại.

- Năng lực quản lý nhà nước là yếu tố quan trọng của con người trong hệ thống quản lý, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác quản lý.

- Phẩm chất cách mạng của nhà quản lý nhà nước phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam, có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; phẩm chất đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Có trình độ chính trị và khả năng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an toàn quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Nếu trình độ, năng lực và phẩm chất của công tác quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu, nó tác động đến chất lượng quản lý trang bị kỹ thuật: Có thể làm tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự và an toàn xã hội; Thực hiện hiệu quả công tác quản lý trang bị kỹ thuật, phát triển tiềm lực khoa học công nghệ, đầu tư có hiệu quả các cơ sở vật chất kỹ thuật trong toàn lực lượng công an nhân dân. Đáp ứng các yêu cầu về thẩm định các kế hoạch, dự án đầu tư trang bị kỹ thuật.

nó tác động đến chất lượng quản lý trang bị kỹ thuật: Không hoàn thành được chức năng, nhiệm vụ được giao; không thể tham mưu cho lãnh đạo cấp trên về các phương pháp quản lý, trang bị, dẫn tới tình trạng không nắm bắt được nhu cầu thực sự của từng đơn vị để có thể lập kế hoạch, dự án đầu tư trang bị một cách hợp lý; Trang bị cho các đơn vị có khi không đồng bộ về trang bị kỹ thuật, dẫn đến khó khăn trong việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ của lực lượng chiến đấu, kết quả thực hiện nhiệm vụ không cao.

Như vậy, việc nghiên cứu, làm rõ những yếu tố tác động đến hoạt động quản lí nhà nước về chất lượng kỹ thuật ở nước ta, giúp chúng ta có cái nhìn khách quan, khoa học và toàn diện trong quá trình quản lí nhà nước.

1.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc về chất lƣợng trang bị kỹ thuật

Để có thể trình bày về nội dung quản lý nhà nước về chất lượng trang bị kỹ thuật trong lực lượng CAND ta phải xem xét một chu trình cụ thể nào đó mà chủ thể quản lý đang đứng trước những tác động quản lý phải thực hiện. Nói cách khác, là vai trò quản lý ở cấp vĩ mô, những nội dung quản lý nhà nước về chất lượng trang bị kỹ thuật trong lực lượng CAND. Nếu phân theo nội dung quản lý nhà nước về chất lượng trang bị kỹ thuật gồm có:

Xây dựng và thực hiện thể chế quản lý nhà nước về chất lượng trang bị kỹ thuật trong lực lượng Công an nhân dân

Ở nước ta quản lý nhà nước về chất lượng trang bị kỹ thuật được tiến hành trong khuôn khổ thể chế chính trị của nước ta, cụ thể là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, các văn kiện của Đảng về chính sách, đường lối, định hướng chiến lược cho trang bị kỹ thuật, tuy không xếp cùng nhóm với các văn bản pháp luật của Nhà nước, nhưng có giá trị định hướng rất quan trọng cho việc quản lý nhà nước về chất lượng trang bị kỹ thuật. Các văn bản pháp luật của Chính phủ là sự cụ thể hóa các đường lối, chủ trương của Đảng và các văn bản pháp luật của Quốc hội.

Việc xây dựng, ban hành các chính sách, quy chế, quy định về quản lý chất lượng trang bị kỹ thuật chính là hoạt động thường xuyên ta ra một hành lang pháp lý để các cơ quan nhà nước và các đối tượng trong lĩnh vực trang bị kỹ thuật trong lực lượng công an nói riêng thực hiện. Dưới sự tác động của các văn bản quy phạm pháp luật sẽ mang lại hiệu quả trong việc ứng dụng và phát triển trang bị kỹ thuật.

Giữa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội với chiến lược phát triển trang bị kỹ thuật trong lực lượng công an nhân dân có mối quan hệ mật thiết với nhau, cái này là tiền đề cho sự phát triển của các kia. Có khi chiến lược phát triển trang bị kỹ thuật là công cụ thực hiệ mục tiêu chiến lược kinh tế - xã hội. Có khi dựa vào mũi nhọn công nghệ tiên tiến của chiến lược trang bị kỹ thuật mà có thể xây dựng thành mũi nhọn của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Ví như, việc tạo ra một loại sản phẩm trang bị kỹ thuật tối ưu mở ra hướng xuất khẩu lớn cho nền kinh tế quốc phòng, góp phần tăng trưởng nền kinh tế trong nước. Vì thế đối với chiến lược thì quan trọng nhất là lựa chọn đúng mục tiêu chiến lược, điều này quyết định thành bại của toàn bộ hoạt động trang bị kỹ thuật trong giai đoạn nhất định.

Mọi chủ trương, chính sách về phát triển trang bị kỹ thuật đều được thể hiện dưới dạng các văn bản pháp luật để đi vào thực tiễn. Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản pháp quy và các chính sách, chế độ trong lĩnh vực trang bị kỹ thuật là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quản lý nhà nước về chất lượng trang bị kỹ thuật từ trung ương đến địa phương. Quy trình xây dựng và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của nước ta được căn cứ vào Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội trông qua ngày 12 tháng 11 năm 1996. Mỗi cấp quản lý nhà nước đều có trách nhiệm nhất định trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản ban hành ở cấp dưới là sự cụ thể hóa các văn bản của cơ quan cấp trên.

Việc thực hiện các thể chế quản lý nhà nước về chất lượng trang bị kỹ thuật cần được thống nhất chỉ đạo từ trung ương đến địa phương.

Công tác quản lý nhà nước về chất lượng trang bị kỹ thuật cần đi sâu vào từng chuyên ngành, lĩnh vực cụ thể. Đặc biệt tập trung nghiên cứu các ứng dụng cụ thể, thiết thực.

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về chất lượng trang bị kỹ thuật trong lực lượng Công an nhân dân

Đảng và Nhà nước giao toàn bộ việc quản lý trang bị kỹ thuật trong lực lượng công an nhân dân cho Bộ Công an quản lý và chịu trách nhiệm báo cáo trước Đảng, Nhà nước và nhân dân về tình hình trang bị kỹ thuật về cả về số lượng, chất lượng.

Bộ Công an chịu trách nhiệm tham mưu cho Nhà nước việc quản lý nhà nước về chất lượng trang bị kỹ thuật trong lực lượng Công an nhân dân. Đồng thời, quản lý trang bị kỹ thuật trên phạm vi cả nước, ra quyết định, xây dựng chiến lược về trang bị kỹ thuật trên phạm vi toàn quốc.

Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm tham mưu cho Bộ Công an về tình hình trang bị kỹ thuật, quản lý trang bị kỹ thuật tại địa phương.

Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm tham mưu Công an tỉnh, quận, thị xã, thành phố về trang bị kỹ thuật tại địa phương. Đồng thời thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách và sử dụng, bảo quản trang bị kỹ thuật.

Chính phủ quy định cụ thể việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy. Để đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, Bộ trưởng Bộ công an quyết định thành lập đồn, trạm Công an và đơn vị lập bố trí tại những địa bàn cần thiết.

Trang bị kỹ thuật trong lực lượng Công an nhân dân là một loại trang bị đặc biệt có ảnh hưởng trực tiếp đến trật tự xã hội, an ninh quốc gia và là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả, chất lượng của công tác bảo vệ trật tự xã hội, an ninh quốc gia được chính xác, nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.

Việt Nam hiện có khoảng 100.000 cơ sở Công an nhân dân cắm chốt tại các địa phương, nhu cầu về trang bị kỹ thuật rất lớn, đa dạng về chủng loại và đòi hỏi độ an toàn, chính xác cao. Tuy nhiên, số lượng các đơn vị, công ty sản xuất, kinh doanh trang bị kỹ thuật không nhiều. Sản phẩm trang bị kỹ thuật được sản xuất trực tiếp trong nước sản xuất rất ít do thiếu điều kiện máy móc, khoa học công nghệ và nguồn nhân lực tri thức cao. Hiện nay việc trang bị kỹ thuật thiết yếu cho lực lượng Công an nhân dân vẫn chủ yếu được mua từ nước ngoài với chi phí hàng hóa, chi phí vận chuyển cao.

Việc quản lý, khai thác vũ khí, trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông, kịp thời, sát đúng với điều kiện thực tế của từng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất lượng trang bị kỹ thuật trong lực lượng công an nhân dân (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)