Phương hướng quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại trên địa bàn huyển lục nam tỉnh bắc giang (Trang 85 - 88)

2030

3.2.3 Phương hướng quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại trên

bàn huyện Lục Nam

Trên cơ sở những quan điểm phát triển KTTT huyện Lục Nam, phương hướng phá triển của các trang trại ở Lục Nam được xác định như sau:

Một là, khuyến khích các trang trại phát triển sản xuất theo hướng bán

thâm canh và thâm canh, hướng mạnh đến phục vu nhu cầu đô thị và xuất khẩu, lấy giá trị sản lượng hàng hóa và thu nhập trên một số đơn vị diện tích làm thước đo hiệu quả kinh tế của trang trại.

Hai là, xác định quy mô đất đai phù hợp với mỗi loại trang trại, hình thành

-Vùng thị trấn: Phát triển các trang trại ít sử dụng diện tích đất canh tác song có giá trị kinh tế cao như trồng hoa cây cảnh, chăn nuôi lợn, gà, bò... theo hướng hiện đại, phục vụ nhu cầu đô thị và xuất khẩu

- Vùng đồng bằng: Khuyến khích tập trung ruộng đất để hình thành các trang trại sản xuất lúa đặc sản với quy mô trang trại 2-3 ha, sản xuất giống lúa có phẩm chất có giá trị kinh tế cao phục vụ cho đô thị và cho xuất khẩu.

- Vùng đồi núi: Tập trung phát triển cây lấy gỗ, cây ăn quả có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, riêng với vùng núi đá vôi phát triển chăn nuôi dê, xây dựng các mô hình SXNN gắn với dịch vụ và du lịch.

- Vùng bãi bồi ven sông Lục Nam, đầm trũng: Phát triển trang trại thủy sản theo phương thức bán thâm canh hoặc thâm canh, nuôi trồng các loài thủy sản chất lượng cao (cá diêu hồng, cá chim, tôm sú...) kết hợp với khai thác nguồn lợi tự nhiên và phát triển chăn nuôi gia cầm để tăng thu nhập.

Ba là, khuyến khích và phát triển các trang trại liên doanh có quy mô lớn, gắn

sản xuất với chế biến, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Phương hướng cụ thể về phát triển kinh tế của các ngành đến năm 2020

Về trồng trọt và chăn nuôi: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt bình quân khoảng 3,5% năm giai đoạn 2016-2020. Bảo đảm an ninh lương thực, đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa trên cơ sở phát triển nhóm cây, còn có thế mạnh là “4 cây (cây ăn quả, cây lương thực, cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày), 2 con (lợn và bò)”, nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác, phấn đấu đạt khoảng 45 triệu đồng vào năm 2020. Tỷ suất hàng hóa nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 khoảng 50%...

Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp sinh thái sạch, công nghệ cao, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Mở rộng diện tích vụ Đông, tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học và tiến bộ kỹ thuật vào sản

xuất, phát triển trồng rau an toàn, trồng hoa và cây cảnh ở vùng ven đô, ven thị trấn,thị tứ.

Tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi lên khoảng 45% giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp, tỷ trọng ngành trồng trọt còn chiếm khoảng 49% và tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp tăng lên 6% trong cả giai đoạn quy hoạch.

Năng suất lao động nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân khoảng 5,5%. Ổn định diện tích và nâng cao chất lượng cây ăn quả, quy mô diện tích khoảng 45 nghìn ha, trong đó chủ lực là vải thiều với với diện tích khoảng 35 nghìn ha. Thực hiện thâm canh, nâng cao chất lượng, cơ cấu lại giống để rải vụ thu hoạch, đồng thời, sử dụng công nghệ sinh học để có vùng vảo chất lượng cao và an toàn, phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Về lâm nghiệp: xây dựng lâm nghiệp ổn định theo 3 loại rừng, phấn đấu đưa cơ cấu của ngành chiếm khoảng 3% trong tổng GDP vào cuối thời kỳ quy hoạch.

Dự kiến đến năm 2020, tổng diện tích đất lâm nghiệp là 195.974,7 ha. Trong đó, diện tích rừng đặc dụng giữ ổn định ở mức 18.411,3 ha, rừng phòng hộ 18.803 ha và rừng sản xuất 113.760,4 ha.

Về thủy sản: phấn đấu đến năm 2020 khai thác 90% tổng số diện tích có khả năng nuôi thủy sản (gần 13 nghìn ha). Áp dụng công nghệ mới để nâng cao năng suất nuôi trồng thủy sản đạt 25 đến 30 tạ/ha theo hình thức nuôi trồng công nghiệp và bán công nghiệp. Nâng tổng sản lượng cá nuôi toàn tỉnh đạt 25 - 30 nghìn tấn vào năm 2015 và đạt 40 - 55 nghìn tấn vào năm 2030. Đưa tốc độ tăng trưởng bình quân ngành thủy sản đạt khoảng 15%/năm

Bưởi và cam Canh là hai cây trồng mới được đánh giá có hiệu quả cao nên tỉnh, cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để xem xét, giải quyết các vấn đề kinh tế thị trường tìm đầu ra cho sản phẩm tránh trường hợp người dân sản xuất ồ ạt, tư thương ép giá như cây vải; nghiên cứu công nghệ bảo quản sản

phẩm nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch; đồng thời tìm, hướng dẫn người dân phương pháp, kỹ thuật trồng rải vụ kéo dài thời gian thu hoạch nông sản hướng tới mục tiêu xuất khẩu sản phẩm. Dự báo quy mô, chất lượng sản phẩm sẽ tiếp tục được mở rộng và nâng cao hơn nữa. Do đó trong thời gian tới Nhà nước cần hỗ trợ về mặt kỹ thuật canh tác, kỹ thuật cận thu hoạch phù hợp với thổ nhưỡng từng vùng nhằm tạo mẫu mã quả đẹp hơn cho sản phẩm, tăng số lượng quả trên cây, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại trên địa bàn huyển lục nam tỉnh bắc giang (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)