2030
3.2.3. Giải pháp về chính sách
Để đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương, về phía ngành nông nghiệp cần phối hợp với huyện, xã để có những cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp thông qua hệ thống khuyến nông. Trong đó tập trung tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn quy trình sản xuất cây ăn quả theo hướng VietGAP, bảo đảm chất lượng thuốc bảo vệ thực vật, hỗ trợ chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất an toàn, tham mưu cho UBND tỉnh về cơ chế hỗ trợ trang trại khi chính sách của Bộ được ban hành, phấn đấu trở thành trang trại lớn uy tín, không chỉ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế hộ gia đình mà còn hướng tới mục tiêu là trang trại sinh thái, trang trại du lịch.
Cần tranh thủ sự hỗ trợ, quan tâm đầu tư của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh và tiềm lực của huyện; đồng thời tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy
đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền các cấp đối với việc thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc.
Tập trung hơn nữa các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, lồng ghép nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia, xây dựng cơ bản tập trung, vốn trái phiếu Chính phủ, hỗ trợ có mục tiêu của Trung ương, của tỉnh, vốn ODA, kêu gọi tài trợ của các tổ chức quốc tế. Đặc biệt, quan tâm đầu tư từ ngân sách địa phương và huy động vốn xã hội hoá từ các thành phần kinh tế để tăng cường đầu tư xây dựng các công trình thiết yếu cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo và sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số; tăng cường và bố trí cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng vào các chức danh chủ chốt cấp xã nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường đội ngũ làm công tác dân tộc, đặc biệt là ở cấp huyện và cấp xã.
3.2.3.1. Về đầu tư vốn, tín dụng
Trong các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nói chung KTTT nói riêng, vốn là nguồn lực quan trọng. Việc hình thành và phát triển KTTT đòi hỏi vốn lớn hơn so với kinh tế hộ gia đình vì quy mô sản xuất lớn hơn. Do đó cần có sự hỗ trợ nguồn vốn ngân sách cho việc phát triển KTTT.
Hiện nay do năng lực tích luỹ còn thấp nên có tới 80% số hộ nông dân có nhu cầu vay vốn tín dụng. Mục tiêu lâu dài của chính sách tín dụng là góp phần từng bước thúc đẩy sự ra đời của thị trường vốn trong nông thôn. Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn của huyện Lục Nam, chính sách tín dụng cho phát triển kinh tế trang trại cần được tập trung ở những nội dung sau:
-Khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư, Nhà nước tạo điều kiện về đất đai, thủ tục cấp phép, cho vay vốn để phát triển sản xuất
-Tăng cường các quỹ cho nông dân vay vốn, trong đó tăng vốn cho quỹ khuyến nông luôn đảm bảo có từ 70-90 tỷ đồng để nông dân vay giúp nông dân phát triển sản xuất
-Cần phải bổ sung đối tượng là chủ trang trại được hưởng chính sách bảo lãnh tín dụng theo “Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” tại Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng căn cứ vào mức bảo lãnh tín dụng của “Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” để cho các trang trại vay vốn.
-Chủ trang trại được sử dụng bảo hiểm sản phẩm nông nghiệp và các tài sản hình thành từ vốn vay để thế chấp vay vốn tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
- Huy động tối đa mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và nhân dân bằng nhiều hình thức thích hợp như: tiết kiệm (có và không có kỳ hạn), tín phiếu và trái phiếu kho bạc, ngân phiếu và kỳ phiếu ngân hàng v.v...
- Mở rộng việc cho vay của các tổ chức tín dụng đến hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và thuỷ sản để phát triển sản xuất, không phân biệt thành phần kinh tế. Các hộ gia đình, chủ trang trại trên địa bàn kinh tế xã hội khó khăn được vay vốn thuộc chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo để tạo việc làm tại chỗ, thu hút lao động vùng đông dân cư.
-Ưu tiên cho vay để triển khai các dự án do Nhà nước chỉ định, cho vay đối với vùng cao, vùng xa, vùng sâu, vùng kinh tế mới, hải đảo và các hộ nghèo, góp phần xoá đói giảm nghèo trong nông thôn.
Vốn ngân sách hỗ trợ trang trại tập trung vào xây dựng các công trình hạ tầng như thủy lợi, giao thông, điện,... Các công trình được đầu tư xây dựng ở bên ngoài trang trại nhưng là cơ sở quan trọng cho việc hình thành và phát triển KTTT.
UNBD huyện Lục Nam cần có kế hoạch bố trí vốn để hỗ trợ các trang trại đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở chế biến, cung cấp thông tin. Trang trại được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước.
Các địa phương có kế hoạch bố trí vốn để hỗ trợ các trang trại đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở chế biến, cung cấp thông tin. Trang trại được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nườc. Cần đổi mới mạnh mẽ phương thức cho vay, thu nợ phù hợp với đặc điểm của từng loại hình KTTT. Đổi mới thủ thục cho vay, thu lãi suất sao cho đơn giản, thuận tiện hơn, có cơ chế cho vay, thu lãi theo thời vụ của cây trồng, vật nuôi.
Xây dựng mô hình quan hệ tay ba giữa chủ trang trại, công ty chế biến và ngân hàng thương mại.
Bên cạnh đó, UBND huyện Lục Nam cũng nên có những chính sách tín dụng ưu đãi cho các trang trại theo hai hướng: tăng vốn vay cao hơn cho KTTT, đồng thời tưng lượng vốn vay trung và dài hạn để thuận lợi cho các trang trại trồng cây lâu năm hoặc chăn nuôi gia súc, gia cầm, không phân biệt vốn vay giữa các khu vực kinh tế quốc doanh, ngoài quốc doanh, đơn giản hóa thủ tục, giảm lãi suất,...
UBND huyện Lục Nam cần phối hợp với các ngân hàng tại địa phương tạo điều kiện cho các chủ trang trại vay vốn để phát triển trang trại của mình.
Các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn đối với phát triển kinh tế trang trại và vùng gò đồi như: thành lập các quỹ cho vay KTTT, huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, quy định lãi suất và thời hạn cho vay hợp lý, cần phát triển hình thức cho vay tín chấp, mức vốn vay nhiều hơn so với quy định hiện nay của ngân hàng. Triển khai thực hiện quyết định số 178/2001/QĐ-TT ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao đất, thuê nhận, khoán rừng và đất lâm nghiệp.
Phối hợp với các chương trình, dự án phân cấp giảm nghèo, khuyến nông, nguồn vốn giải quyết việc làm để cho vay phát triển KTTT. Các tổ chức chính trị xã hội (Hội Nông dân, hội Phụ nữ,...) bố trí một phần kinh phí từ các nguồn vốn cho vay để phát triển theo mô hình trang trại
3.2.3.2. Chính sách đất đai
UBND huyện Lục Nam cần tiến hành giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho diện tích đất chưa được cấp. Các địa phương rà soát lại các trang trại hiện có, xúc tiến nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ trang trại chưa được cấp giấy chứng nhận theo chính sách nêu trong Nghị quyết của Chính phủ và hướng dẫn Tổng cục địa chính.
Để có sự phát triển bền vững của các trang trại cần có sự điều chỉnh đất đai trong các trang trại theo hướng tăng quy mô bằng cách tiếp tục khuyến khích dồn điền, đổi thửa để tích tụ ruộng đất. Khuyến khích các hộ có điều kiện đầu tư thuê đất nhất là trồng cây hàng năm và diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản để đầu tư sản xuất hàng hóa.
Giao đất ổn định, lâu dài cho chủ trang trại. Chủ trang trại đang sử dụng đất ổn định nhưng chưa được giao hoặc đã nhận chuyển nhượng, được thừa kế, cho tặng quyền sử dụng đất trước ngày Luật đất đai có hiệu lực, nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì được giao đất hoặc cho thuê đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chủ trang trại có hợp đồng thuê đất hợp pháp của nhà nước để sản xuất, kinh doanh khi hết thời hạn hợp đồng nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng được ưu tiên ký hợp đồng lại hoặc gia hạn hợp đồng để bảo đảm thời hạn thuê đất lâu dài.
Về khuyến khích mở rộng quy mô và phát triển sản xuất hàng hóa tập trung: Chủ trang trại có dự án sản xuất cần dồn điền, đổi thửa (tích tụ ruộng
đất) để xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, cánh đồng lớn thì được nhà nước hỗ trợ kinh phí vận động, tuyên truyền, khảo sát, đo đạc quy hoạch đồng ruộng để thực hiện dồn điền, đổi thửa.
Chủ trang trại có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sang xây dựng các công trình như: Giao thông, thủy lợi, chuồng trại, kho tàng … để phục vụ phát triển sản xuất của trang trại thì được miễn nộp tiền chuyển mục đích sử dụng đất.
UBND các cấp có trách nhiệm chứng thực hợp đồng mà người sử dụng đất tự nguyện cho cá nhân, hộ gia đình thuê, thuê lại, cho mượn quyền sử dụng đất để phát triển kinh tế trang trại.
Cho phép các chủ đầu tư trang trại được xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất như đường nội bộ, ống cấp thoát nước, mạng lưới điện, xử lý nước thải, chuồng trại, xưởng, kho, nhà quản lý bảo vệ và các công trình phụ có liên quan theo đề án dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Khi chủ trang trại thay đổi các phương án sản xuất dưới đây thì không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký với văn phòng của tổ chức có thẩm quyền đăng ký quyền sử dụng đất hoặc UBND xã nơi có đất:
- Xây dựng nhà lưới, nhà kính phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất.
- Xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép.
- Xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống.
- Xây dựng kho chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật phục vụ cho trang trại, phân bón tổng hợp, máy móc công cụ sản xuất nông nghiệp phục vụ tại chỗ cho trang trại.
Đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ trang trại, hộ gia đình được giao đất phát triển theo quy hoạch. Triển khai cấp giấy chứng nhận KTTT đối với số trang trại đạt tiêu chuẩn hiện có nhằm tạo điều kiện cho các chủ trang trại yên tâm đầu tư và vay vốn sản xuất.
Hộ gia đình, cá nhân phi nông nghiệp hoặc ở các địa phương khác, các doanh nghiệp có nguyện vọng và khả năng lập nghiệp đầu tư vốn phát triển trang trại được UBND xã sở tại cho thuê đất.
Miễn tiền thuế sử dụng đất cho các trang trại đối với các xã vùng núi và giảm 50% cho các xã vùng đồng bằng trong 5 năm đối với diện tích đất vượt hạn điền. Việc miễn và giảm thuế nhằm tạo điều kiện cho các trang trại phát triển, giai đoạn đầu tiên các trang trại thường gặp khó khăn rất lớn về vốn. Do vậy việc miễn giảm thuế sẽ giúp các trang trại bớt đi một gánh nặng về vốn và có thể khuyến khích các gia đình đầu tư vào làm KTTT nhiều hơn.
Miễn tiền thuê đất 7 năm đối với các xã vùng núi và 3 năm đối với các xã vùng đồng bằng, vùng khai hoang phục hóa. Việc miễn tiền thuê đất sẽ giúp cho các chủ trang trại có thêm một lượng vốn không nhỏ đầu tư vào phát triển trang trại của mình. Đối với các xã vùng núi, người dân còn nghèo khó, việc miễn tiền thuê đất 7 năm sẽ khuyến khích các chủ trang trại tập trung vào làm kinh tế mà không phải lo trả nợ tiền thuê đất trong một thời gian dài, giúp các trang trại tin tưởng vào các chính sách thúc đẩy phát triển KTTT trên địa bàn huyện.
Đẩy nhanh tiến độ giao đất cho các hộ dân vùng đồi núi để phát triển kinh tế lâm nghiệp, trong khi giao đất phải căn cứ vào quỹ đất trống, đồi trọc ở địa phương, như cầu và khả nưng đầu tư trồng rừng, tránh tình trạng đất giao không sản xuất hoặc sử dụng không hết diện tích, giữ đất trong khi các hộ có nhu cầu không có đất trồng rừng. Đồng thời ưu tiên các hộ ở địa phương đó, hộ có ý chí vươn lên làm giàu, mặt khác cần khuyến khích những người có vốn ở nơi khác để đầu tư phát triển KTTT theo hợp đồng sử dụng đất. Hộ gia
đình sản xuất nông nghiệp có nhu cầu và khả năng sử dụng đất vượt hạn điền của địa phương được UBND xã xét thuê đất phát triển KTTT.
3.2.3.3. Về chính sách thị trường: Để phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp trên địa bàn huyện Lục Nam một cách ổn định thì vai trò của Nhà nước trong việc tạo lập thị trường là rất quan trọng và cần thiết. Trong đó coi trọng thị trường nội địa và tăng cường quan hệ, liên kết với các tỉnh và tìm hiểu thị trường quốc tế như huyện Lục Ngạn là những phương hướng giải quyết thiết thực.
Mục tiêu của chính sách thị trường là đảm bảo giá cả, ổn định thị trường một cách tương đối để bảo vệ sản xuất KTTT, bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất và người tiêu dùng. Để đạt mục tiêu trên, chính sách thị trường cần thực hiện tốt các nội dung chủ yếu sau đây:
- Thu hẹp và tiến tới xoá bỏ quan hệ tỷ giá bất hợp lý giữa giá hàng công nghiệp và dịch vụ với giá hàng nông sản, tạo điều kiện khách quan cho việc thực hiện tái sản xuất mở rộng kinh tế trang trại.
- Thực hiện chế độ một giá đối với mọi loại vật tư và nông sản hàng hoá bằng cách tạo thương hiệu cho nông sản.
- Trong những trường hợp đặc biệt, nhà nước có thể áp dụng những chính sách như trợ giá đầu vào (phân bón, hạt giống mới...) để hỗ trợ sản xuất phát triển; hoặc mua trợ giá đối với sản phẩm đầu ra theo những đợt để ổn định giá cả thị trường, chống tụt giá quá mức có tác động xấu đến sản xuất KTTT như cách làm của Hàn Quốc.
Ngoài ra UBND huyện Lục Nam cần tăng cường tổ chức quảng bá, xúc tiến thương mại, thông tin thị trường như việc tổ chức giao lưu nông sản cho các chủ trang trại thông qua hội chợ, tổ chức giao lưu giữa các câu lạc bộ khuyến nông, hội nông dân...
Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư cơ sỏ chế biến nông lâm sản và ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các trang trại để giải quyết thị trường nông sản cho trang trại, giúp các chủ trang trại được đảm bảo về đầu ra cho nông sản. Đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được hưởng các chính sách khuyến khích của nhà nước về đất đai, đầu tư, tín dụng, xúc tiến thương mại... để đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến nông sản tại các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.