MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại trên địa bàn huyển lục nam tỉnh bắc giang (Trang 104)

2030

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Kiến nghị đối với UBND tỉnh

- Đề nghị UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc thù để khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trong lĩnh vực nông nghiệp; chỉ đạo tổ chức tín dụng tạo điều kiện tiếp cận vay vốn

Sớm xây dựng cơ chế hỗ trợ xây dựng mô hình, dự án điểm sản xuất cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao theo hướng an toàn vệ sinh dịch bệnh kết hợp hỗ trợ kỹ thuật sản xuất gắn với chến biến tiêu thụ sản phẩm cho chủ trang trại

UBND tỉnh cần có những cơ chế hỗ trợ xây dựng các mô hình KTTT trên địa bàn huyện Lục Nam sao cho phù hợp với địa hình, khí hậu cũng như các thế mạnh của vùng, đưa ra những định hướng và tạo điều kiện tốt nhất cho bà con nông dân có thể sản xuất kinh doanh vật nuôi, cây trồng có giá trị kinh tế cao, đồng thời phối hợp với các phòng ban chuyên môn, cùng các ban ngành đoàn thể, hỗ trợ, tư vấn cho bà con nông dân và đặc biệt là cho các chủ trang trại cách chăm sóc cây trồng vật nuôi theo hướng đảm bảo an toàn vệ sinh dịch bệnh, tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP trong trồng trọt và chăn nuôi để tạo niềm tin và đem lại giá trị cạnh tranh trên thị trường.

- Có cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp chế biến trong và ngoài phạm vi tỉnh, hỗ trợ các nhà khoa học, chủ trang trại trong việc tìm đầu ra ổn định cho nông sản. Sớm bãi bỏ những quy định đã lạc hậu, không còn phù hợp vì sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn

- Thường xuyên mở các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật, định hướng, kinh nghiệm nắm bắt thị trường đầu ra, quản lý tài chính cho các chủ trang trại. -Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần có những giải pháp cụ thể về hỗ trợ đào tạo, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm; xây dựng một số mô hình KTTT điểm về ứng dụng công nghệ cao, công nghệ xanh, sản xuất theo chuỗi trong trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản để KTTT trên địa bàn huyện sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ, tận dụng được tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Tóm tắt chương 3

Để thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong định hướng phát triển kinh tế trang trại trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng, UBND huyện Lục Nam cần có những nhìn nhận thiết thực về thực trạng quản lý Nhà nước đối với kinh tế trang trại trên địa bàn hiện nay. Cần nắm rõ những vấn đề và các nguyên nhân tồn tại vấn đề để có phương án khắc phục kịp thời.

Huyện Lục Nam cần nghiêm túc tổ chức các phương án thực hiện giải pháp để tăng cường quản lý đối với kinh tế trang trại từ huyện tới xã để tránh tình trạng các trang trại phát triển tự phát như giai đoạn hiện nay. Trong đó các vấn đề liên quan đến quy hoạch, kế hoạch, thực hiện các chính sách pháp luật, chính sách thị trường, chính sách tín dụng, chính sách đất đai, đầu cơ tích trữ cho nông dân được đảm bảo những quyền lợi tối ưu trong sản xuất. Đồng thời tăng cường các biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với những hành vi cố ý gây hậu quả nghiêm trọng đến hoạt động quản lý của nhà nước như ô nhiễm môi trường, bán phá giá v.v...

UBND tỉnh Bắc Giang cùng với các cơ quan chuyên môn có liên quan cần tích cực chú trọng việc thực hiện các phương hướng giải pháp nhằm thực hiện chức năng QLNN đối với KTTT trên địa bàn huyện có hiệu quả.

Tăng cường mở các lớp đào tạo công tác khuyến nông, khuyến lâm cho cán bộ công chức và mở các lớp tập huấn về phương pháp chăm sóc cây trồng vật nuôi theo hướng đảm bảo an toàn vệ sinh dịch bệnh, tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP trong trồng trọt và chăn nuôi cho các chủ trang trại là một trong những nhiệm vụ cấp bách cần sớm được thực hiện có hiệu quả.

KẾT LUẬN

Tính đến cuối năm 2016, cả nước có khoảng 33.488 trang trại, tăng 13.460 trang trại (67,2%) so với năm 2011. Số liệu điều tra do Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2016 công bố kết quả sơ bộ cho thấy, từ năm 2011-2016, bình quân mỗi năm số trang trại của cả nước tăng trên 13%. Trong đó, vùng đồng bằng sông Hồng trang trại phát triển mạnh nhất (tăng 6.435 trang trại), chiếm gần một nửa số trang trại tăng thêm trong vòng 5 năm qua của cả nước[24].

KTTT ở nước ta thực sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của các địa phương. Nhiều nơi, đã đạt được những thành tựu khá toàn diện trên các lĩnh vực. Đời sống của người dân được cải thiện đáng kể, KTTT cũng góp phần tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động, góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.

KTTT là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp - nông thôn. Trên địa bàn huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang có nhiều loại hình tổ chức KTTT nhưng chủ yếu vẫn là loại hình KTTT gia đình, là một bộ phận của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, được hình thành và phát triển chủ yếu từ sự tích cực phát triển vươn lên của

kinh tế nông hộ và cùng với sự tác động tích cực của Nhà nước thông qua việc tạo lập môi trường kinh tế và pháp lý để KTTT hình thành và phát triển.

Mô hình KTTT là thực tiễn sinh động giúp huyện, ngành chuyên môn cũng như cấp ủy, chính quyền địa phương có được sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời để phát triển kinh tế nông nghiệp xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện; đồng thời qua đó nắm được những khó khăn, vướng mắc của các mô hình kinh tế, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp tháo gỡ.

Phát triển KTTT trên địa bàn huyện Lục Nam hiện nay là rất cần thiết và đúng hướng. Tuy nhiên, KTTT trong những năm qua phát triển quá nhanh về số lượng, hoạt động tự phát, chưa có sự hướng dẫn và quy hoạch của Nhà nước. Quá trình hình thành và phát triển còn gặp nhiều khó khăn và tồn tại nhiều vấn đề mới phát sinh cần phải nhanh chóng được khắc phục. Trong khi đó, Nhà nước chưa kịp thời ban hành những thể chế pháp lý để công nhận loại hình KTTT cũng như chưa có những chính sách cụ thể để hỗ trợ, khuyến khích và định hướng cho KTTT phát triển có hiệu quả và bền vững, tính tự phát của trang trại còn quá lớn, vai trò của các cấp Đảng và chính quyền, các đoàn thể đối với sự phát triển của mô hình KTTT còn mờ nhạt. Để KTTT tiếp tục phát triển đúng hướng tất yếu phải tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với KTTT để vừa thúc đẩy việc hình thành những trang trại mới ở nơi có điều kiện, phát huy mặt tích cực nảy sinh trong quá trình phát triển.

Qua kết quả nghiên cứu và những giải pháp được đề xuất trên đây, tôi hy vọng sẽ góp phần tích cực vào việc nâng cao vai trò QLNN đối với KTTT trên địa bàn huyện Lục Nam nói riêng và ở tỉnh Bắc Giang nói chung. Đồng thời qua đó, tạo điều kiện thúc đẩy KTTT ở Bắc Giang phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững và đúng hướng, góp phần thúc đẩy quá trình CNH-HĐH nông nghiệp - nông thôn nước ta trong những năm tới.

Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ các nông trại ngày một cao, yêu cầu chất lượng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng chặt chẽ nghiêm ngặt, nếu nông dân ta tích cực thay đổi tư duy làm KTTT, chắc chắn KTTT sẽ giúp ta thay đổi cuộc sống giàu có và hạnh phúc hơn

Để KTTT phát triển một cách bền vững, có định hướng thì huyện Lục Nam cần có những giải pháp đồng bộ. Trước hết các ngành, các cấp cần nhận thức đúng về ý nghĩa, vai trò của KTTT, từ đó thực hiện nghiêm túc các chính sách phát triển trang trại đã ban hành. Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng các chủ trang trại có đủ năng lực trong công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. Cùng với đó đẩy mạnh việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các chủ trang trại cũng như nâng cao tay nghề cho người lao động. Điều quan trọng, chính quyền địa phương cần giúp đỡ các trang trại tiếp cận được các nguồn vốn ưu đãi, trong đó tăng cường việc cho vay trung hạn, dài hạn đảm bảo đủ chu kỳ sản xuất của cây trồng, vật nuôi với số vốn được vay lớn, đáp ứng được nhu cầu đầu tư. Thực hiện tốt việc quy hoạch vùng có thể phát triển trang trại để đầu tư đồng bộ hệ thống đường giao thông, điện, nước. Như vậy, chính quyền các cấp cũng như các ngành chức năng cần giúp các trang trại liên minh, liên kết với nhau thành từng khối theo ngành nghề sản xuất, chăn nuôi, theo từng vùng. Khi có mối liên minh, liên kết, các trang trại có thể phối hợp, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, giúp đỡ nhau về giống vốn và cùng tìm đầu ra cho sản phẩm, cùng tạo sức mạnh cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Anh (2012), “phải đa dạng hóa nguồn lực xây dựng nông thôn

mới”, Báo nông nghiệp Việt Nam, số ra ngày 23 tháng 4.

2. Bộ Chính trị (1998), Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số vấn đề phát

triển nông nghiệp và nông thôn.

3. Bộ Chính trị(1997), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

4. Bộ Chính trị(1989), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

5. Đỗ Kim Chung (2015) “giáo trình Phương pháp khuyến nông” nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội (7).

6. Tô Xuân Dân, Lê Văn Viện, Đỗ Trọng Hùng (2012), Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam, tầm nhìn mới, tổ chức quản lý mới, bước đi mới,

Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Ngô Thế Dân(2015) “Đề xuất một số cơ chế chính sách hỗ trợ kinh tế

trang trại, kinh tế hộ trong tình hình hiện nay,” tham luận tại Hội thảo

khoa học “Xây dựng chính sách để hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại và kinh tế vườn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2030”.

8. Nguyễn Hữu Đạt (1995), Đầu tư hỗ trợ của nhà nước cho nông dân

phát triển kinh tế hộ gia đình, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội (4).

9. Đinh Phi Hổ (2005), kinh tế trang trại nhìn từ góc độ kinh tế học, tạp chí kinh tế phát triển số tháng 9/2005.

10.Đinh Phi Hổ (2010), Kinh tế trang trại “lực lượng đột phá” thúc đẩy

phát triển kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng bền vững, Số 8

tháng 12-2010.

11.Nguyễn Đình Hương (2000), “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh

tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”,

12.Vũ Trọng Khải (2004), “Tổng kết và xây dựng mô hình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn mới, kết hợp truyền thống làng xã với văn minh

thời đại”, nhà xuất bản Nông nghiệp (1).

13.Trần Tú Khánh (2016), “Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo

hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, NXB Chính trị quốc gia,

Hà Nội (5).

14.Phạm văn Khôi (2011), “Nghiên cứu các mô hình phát triển bền vững

trang trại vùng cây ăn quả tỉnh Bắc Giang”, nhà xuất bản Nông nghiệp

(3).

15.Nguyễn Minh Phong (2012), Đổi mới quản lý kinh tế của nhà nước

trong bối cảnh mới. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

16.Nguyễn Trung Quế, Phạm Văn Khiên (2001), Điều tra đánh giá hiệu

quả kinh tế của một số nông sản xuất khẩu của Việt Nam, Viện Kinh tế

Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Bùi Minh Vũ, Nguyễn Thị Lai(2005), “Trang trại và những đặc trưng cơ bản của nó” Tạp chí Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội số ra ngày 6/7 (6).

18. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Một số vấn đề về CNH, HĐH trong phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn thời kỳ

2001-2010, nhà xuất bản Nông nghiệp.

19. Chi cục thống kê Lục Nam (2015), Niên giám thống kê năm 2010, 2015 – Lục Nam. NXB Thống kê, Hà Nội

20. Học viện Hành chính Quốc gia (2015), Giáo trình Quản lý Nhà nước

về kinh tế,NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội (8).

21. Học viện Hành chính Quốc gia (2015), Giáo trình quản lý Nhà nước về đô thị và nông thôn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội (9).

22.Phòng Kinh tế huyện Lục Nam (2013), Báo cáo tổng kết công tác năm 2013, nhiệm vụ công tác năm 2014.

23.Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Lục Nam (2014),

Báo cáo tổng kết công tác năm 2014, nhiệm vụ công tác năm 2015.

24. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lục Nam (2015),

Báo cáo tổng kết công tác năm 2015, nhiệm vụ công tác năm 2016.

25. Quốc Hội(2013), Luật Đất Đai 2013, Nhà Xuất bản lao động, Hà Nội. 26. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang(2016), báo cáo tình hình

kinh tế trang trại Bắc Giang, các năm 2015, 2016, 6 tháng đầu năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại trên địa bàn huyển lục nam tỉnh bắc giang (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)