2030
3.2.1. Giải pháp về chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế
KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NAM
3.2.1. Giải pháp về chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam
Để trang trại phát triển tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, hình thành các vùng sản xuất tập trung, tạo ra khả năng cạnh tranh mới, khắc phục tình trạng trang trại phát triển tự phát. UBND huyện Lục Nam cần xây dựng quy hoạch tổng thể cho KTTT trên địa bàn huyện. Quy hoạch kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống thuỷ lợi, giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước, cơ sở công nghiệp chế biến, cơ sở sản xuất, cung ứng giống cây, con, vv…đảm bảo đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển sản xuất của trang trại. Từ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành, huyện cần tiếp tục triển khai quy hoạch phát triển trang trại cùng với quy hoạch xây dựng nông thôn mới để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Quy hoạch trang trại cần tập trung vào các nội dung chủ yếu như: quy hoạch sử dụng đất đai của địa phương theo phương thức trang trại, quy hoạch sản xuất nông -lâm nghiệp và chế biến - tiêu thụ nông sản, quy hoạch về bảo vệ môi trường, quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất trang trại.
Huyện Lục Nam cần rà soát lại quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, xác định vùng phát triển KTTT, chủ yếu là các vùng đất trống đồi trọc, ao hồ, đầm, bãi bồi ven sông,... Xác định phương hướng phát
triển các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với lợi thế đất đai, khí hậu của từng vùng và có tính đến khả năng tiêu thụ sản phẩm.
Việc quy hoạch phân vùng phát triển KTTT nhằm tạo điều kiện cho tất cả các xã trên địa bàn của huyện phát triển đồng đều trên cơ sở hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý và liên kết giữa các xã, tạo nên sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trên địa bàn. Cụ thể:
- Đối với vùng núi: Với độ cao trung bình từ 500-700m, mật độ dân cư thưa thớt, chủ yếu là rừng tự nhiên có chức năng phòng hộ là chính. Về cơ bản, mô hình trang trại ở đây là trang trại lâm nghiệp, trồng rừng kinh tế, cây bản địa lấy gỗ có giá trị kinh tế cao, mô hình trang trại nông-lâm kết hợp, bảo vệ nguồn gen thực vật quý hiếm theo các dự án.
- Đối với vùng gò đồi: Các thành phần trong mô hình KTTT ở đây có thể kết hợp nông- lâm nghiệp, vừa khoanh nuôi bảo vệ rừng, vừa trồng cây công nghiệp (thông, bạch đàn, keo,...), cây ăn quả, vừa phát triển chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò, lợn, dê,...). Phát triển các trang trại trồng rừng kinh tế (cây lấy gỗ), cây công nghiệp lâu năm kết hợp với chăn nuôi đại gia súc, trồng cây ngắn ngày theo phương thức lấy ngắn nuôi dài.
- Đối với vùng đồng bằng: Với nhiệm vụ chiến lược là vùng kinh tế trọng điểm, đảm bảo vững chắc an toàn lương thực, tạo sản phẩm hàng hóa đạt chất lượng cao cho thị trường. Vì vậy, phát triển mô hình trang trại nông nghiệp toàn diện như: trang trại trồng trọt (thâm canh cây lúa chất lượng cao, cậy thực phẩm, trang trại lúa cá), chăn nuôi (lợn, gia cầm), nuôi trồng thủy sản, dịch vụ hoặc kết hợp các mô hình trên.
- Quy hoạch phát triển các trang trại chăn nuôi: cần cách xa khu vực dân cư tập trung, có biện pháp xử lý tránh ô nhiễm môi trường.
- Quy hoạch kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống thủy lợi, giao thông, hệ thống cung cấp điện nước, cơ sở hạ tầng để sản xuất và kinh doanh, đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển sản xuất trang trại.
- Các địa phương cần tiến hành rà soát lại các trang trại hiện có, xúc tiến nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ trang trại. Tiến hành giao đất, cho thuê đất cho nông dân có diện tích sản xuất.