2030
3.2.6. Về bộ máy quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại
Do bộ máy quản lý được hình thành trong thời bao cấp hiện vẫn còn nhiều nấc trung gian, nhiều chức năng quản lý còn chồng chéo, bộ máy cồng kềnh kém hiệu lực, đã gây nhiều cản trở cho quá trình đổi mới và phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung và kinh tế trang trại nói riêng. Vì vậy, cần sắp xếp lại bộ máy theo tinh thần QLNN vĩ mô, xoá bỏ những tổ chức không có chức năng, tinh giản những khâu trung gian, chồng chéo bất hợp lý, xoá bỏ những tổ chức can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của các đơn vị cơ sở các tổ chức kinh tế. Cần xác định đúng vị trí và chức năng của từng bộ phận trong hệ thống bộ máy nhà nước quản lý nông nghiệp và mối quan hệ giữa chúng như: Quốc hội, Chính phủ, Bộ NN&PTNT và các Bộ khác có liên quan.
UBND huyện Lục Nam cần thực hiện nghiêm túc chức năng QLNN đối với KTTT, phải nắm vững đường lối, chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về thực hiện phát triển kinh tế xã hội và các chương trình, chính sách đối với vùng dân tộc, miền núi để vận dụng sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện thực tế địa phương. Biết khai thác tiềm năng thế mạnh của từng vùng để chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội chung cho cả huyện. Cần thiết lập bộ máy QLNN đối với KTTT một cách đồng bộ thống nhất về cơ cấu bộ máy quản lý, chức năng, nhiệm vụ, đội ngũ cán bộ quản lý. Thống nhất quản lý về phát triển cơ sở hạ tầng và đô thị hóa nông thôn, bao gồm: quản lý khai thác, sử dụng nước sạch ở nông thôn, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
Thống nhất quản lý về đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý HTX, trang trại, đào tạo nghề cho nông dân.
Ngoài ra, cần quan tâm đến công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ chủ chốt, tổ chức các lớp tập huấn về quản lý đối với KTTT cho các cán bộ chuyên trách để đáp ứng yêu cầu phát triển KTTT trong giai đoạn hiện nay. Ngoài các chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nhân lực hiện hành, trang trại được hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho chủ trang trại và đào tạo nghề lần đầu cho lao động kỹ thuật của trang trại
Thực hiện QLNN đối với quá trình sản xuất kinh doanh của trang trại, nhằm định hướng phát triển và đảm bảo công bằng trong sản xuất kinh doanh, khuyến khích mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của loại hình KTTT, khắc phục tình trạng phát triển mang tính tự phát tích tụ ruộng đất tràn lan. Thực hiện QLNN đối với đầu ra, chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo lợi ích chung của Nhà nước, quyền lợi của người tiêu dùng và môi trường sinh thái. Nhà nước cần có chính sách riêng đối với lao động trang trại, lao động thuộc lĩnh vực nông nghiệp, trong đó ưu đãi về lương, điều kiện làm việc, cơ hội phát triển nghề nghiệp để khuyến khích người lao động.
3.2.7 Về khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường: Xây dựng chương trình, kế hoạch, đề tài nghiên cứu khoa học về phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn, phối hợp tổ chức triển khai các kết quả nghiên cứu đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. Thu thập thông tin chuyên ngành và phát triển nông thôn.
Sử dụng và khai thác hợp lý tài nguyên trên cơ sở đảm bảo sự bền vững môi trường sinh thái, tăng cường quản lý của nhà nước trong việc triển khai các chương trình hỗ trợ để các trang trại sử dụng hợp lý tài nguyên và áp dụng các biện pháp cần thiết bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thiết lập cơ chế xử phạt kịp thời, nghiêm khắc với những tổ chức cá nhân không tuân thủ quy định, gây ô nhiễm môi trường, thường xuyên phát động và khuyến khích các trang trại tích cực tham gia bảo vệ môi trường, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường; phối hợp với ngành Tài nguyên và môi
trường xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động có liên quan trong công tác quản lý đối với KTTT.