2030
3.2.4. Giải pháp về kiểm tra, giám sát
Các viện và trung tâm nghiên cứu khoa học theo dõi sát nhu cầu của trang trại, liên kết với các trang trại để xác định các mô hình chuyển giao kỹ thuật mới cho nông dân.
Cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với chính quyền các cấp trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ các trang trại phát triển kinh tế. Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật lao động ở các trang trại, các chủ lao động thường thuê lao động không hạn chế về số lượng nhưng phải thực hiện tốt việc trang bị dụng cụ theo từng loại nghề cho người lao động, có trách nhiệm với người lao động khi găp rủi ro, ốm đau, tai nạn trong thời gian hợp đồng.
Kiểm tra chặt chẽ chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp, đặc biệt là giống nhập từ các nước khác, xử lý kịp thời những trường hợp buôn bán hàng giả, giống kém chất lượng thậm chí có nguy cơ gây hại cho cả ngành sản xuất chung để hạn chế rủi ro cho các trang trại và toàn doanh nghiệp.
Các địa phương tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đảm bảo các chủ trang trại thực hiện đầy đủ các quy trình kỹ thuật canh tác và làm giàu đất, bảo vệ môi trường. Cần thường xuyên kiểm tra, giám sát và thống kê số
lượng trang trại hàng năm để kịp thời nắm bắt tình hình phát triển của các trang trại trên địa bàn.
Kiểm tra chặt chẽ việc xử lý chất thải từ các trang trại, nhất là trang trại chăn nuôi. Các trang trại phải có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, không gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới nhân dân xung quanh.
Về hình thức kiểm tra: có thể tiến hành kiểm tra định kỳ theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất khi thấy cần thiết hoặc khi có đơn thư khiếu nại đối với trang trại được kiểm tra.
Về nội dung kiểm tra: Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về lao động, thực hiện các quy định chung đối với KTTT như về giống, về vốn, nguyên liệu,...
Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra trực tiếp bằng cách đến các trang trại kiểm tra để nắm tình hình thực tế cụ thể của từng trang trại. Hoặc kiểm tra gián tiếp thông qua các báo cáo của các đơn vị trực thuộc hoặc báo cáo trực tiếp từ trang trại.
Cơ quan được phép kiểm tra: Các cơ quan được phép kiểm tra các trang trại trực thuộc đơn vị của mình quản lý và có trách nhiệm báo cáo lên cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý mình. Trong trường hợp gặp các tình huống khó xử lý có thể trình lên cấp có thẩm quyền xem xét, hướng dẫn cách thức xử lý hoặc trực tiếp giải quyết.
Việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện các chương trình, chính sách phát triển KTTT. Qua đó phát hiện những nhân tố mới, những sáng kiến, cách làm hay để khen thưởng động viên, nhân rộng; đồng thời chấn chỉnh, uốn nắn kịp thời những hạn chế, thiếu sót, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức từ huyện đến cơ sở và đề ra nhiệm vụ, giải pháp cho những năm tiếp theo.