Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc êđê trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 80 - 107)

7. Bố cục luận văn

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị

giá trị văn hóa của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống thể chế

Hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý văn hóa làm cơ sở cho hoạt động quản lý nhà nước đối với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Thể chế Nhà nước là toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật, như: Hiến pháp, Luật, Bộ luật, văn bản dưới luật để tạo thành khuôn khổ pháp luật để bộ máy nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với toàn xã hội, để cá nhân, tổ chức sống và làm việc theo pháp luật.

Quản lý nhà nước về di sản văn hóa chỉ đạt được hiệu quả cao nhất khi kết hợp nhuần nhuyễn mối quan hệ tương tác giữa ba yếu tố cơ bản: có đường

lối, chính sách, pháp luật phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước; tạo lập được hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương đủ mạnh để biến những chủ trương, chính sách đúng đắn trở thành hiện thực cuộc sống; có sự đồng tình hưởng ứng của toàn dân.

Tuy nhiên việc xây dựng thể chế văn hoá ở nước ta nói chung và tại tỉnh Đắk Lắk nói riêng còn chậm và nhiều thiếu sót. Chính sách xã hội hoá hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Êđê chậm được ban hành. Bộ máy tổ chức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Êđê chưa được sắp xếp hợp lý để phát huy cao hơn hiệu lực lãnh đạo và quản lý đối với toàn xã hội.

Cần tăng cường và nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa. Thực hiện hiệu quả Luật Di sản văn hóa, vận dụng linh hoạt các Nghị định của Chính phủ cho hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá dân tộc Êđê.

Phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn toàn tỉnh như: Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... triển khai nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá dân tộc Êđê. Sớm hoàn chỉnh hệ thống chính sách xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Êđê. Đặc biệt là những quy định của các Luật thuế cho phép các doanh nghiệp, cá nhân được giảm một phần thuế kinh doanh, thuế thu nhập… nếu doanh nghiệp hoặc cá nhân đó có những đóng góp trực tiếp cho việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Êđê. Thông qua đó nâng cao vai trò quản lý và định hướng của Nhà nước để sử dụng có hiệu quả hơn nữa sự đóng góp của nhân dân cho bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Chỉ đạo các địa

phương (phường, xã, huyện, thành phố) thực hiện Luật Di sản văn hóa, các nghị định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa; thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn cho người dân nói chung và người Êđê nói riêng thấy được mình vừa là người bảo vệ vừa là người được hưởng lợi từ việc phát huy giá trị văn hóa truyền thống, từ đó có ý thức, trách nhiệm và những hành động thiết thực trong việc giữ gìn, bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

3.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy

Kịp thời kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về văn hóa, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đảm bảo tiêu chuẩn làm công tác quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác này ở các cấp địa phương hiện nay còn thiếu tính chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa. Không ít cán bộ làm công tác quản lý văn hóa đều trưởng thành từ phong trào quần chúng, chưa qua đào tạo chuyên môn. Đặc biệt, phần lớn cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ thường xuyên thực thi các chính sách quản lý nhà nước về văn hóa nhưng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành còn hạn chế, sự hiểu biết về các giá trị văn hóa của dân tộc Êđê chưa sâu rộng khiến cho cán bộ, công chức lúng túng trong thực thi và chỉ đạo quản lý. Vấn đề cấp bách hiện nay là cần phải rà soát lại đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý về văn hóa, từ đó có chính sách, kế hoạch khoa học và cụ thể trong sắp xếp bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức công tác trong lĩnh vực này. Đây là vấn đề khó khăn và phức tạp, để quản lý thực sự có hiệu quả cần có sự phối hợp hữu cơ giữa các cơ quan liên quan công tác quản lý nhà nước về văn hóa, có sự gắn kết chặt chẽ trong

quan hệ giữa các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể nhân dân trong quản lý điều hành, thực hiện nhiệm vụ.

- Đối với UBND tỉnh Đắk Lắk: Thống nhất đầu mối đơn vị quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thuộc Phòng Quản lý Văn hóa của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. UBND cấp tỉnh, thành phố cần phân cấp rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý văn hóa theo từng lĩnh vực công việc cụ thể, không phân cấp quản lý toàn diện cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã; quy định rõ nhiệm vụ của tổ chức được giao bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Êđê tách bạch với nhiệm vụ quản lý nhà nước của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Phòng Văn hóa - Thông tin.

- Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk:

+ Là cơ quan tham mưu, được giao chủ trì và triển khai tổ chức thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Êđê. Sở có trách nhiệm soạn thảo các đề án cụ thể, tham mưu và trình cấp có thẩm quyền để ra quyết định thực hiện.

+ Tham mưu với UBND tỉnh và trực tiếp thực hiện quản lý nhà nước về phát triển sự nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh; trực tiếp quản lý, chỉ đạo và điều hành các thiết chế văn hóa cấp tỉnh.

+ Cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp văn hóa thành kế hoạch hàng năm, đề xuất các giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch theo đúng tiến độ; hướng dẫn các cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả vốn đầu tư của Nhà nước.

+ Chỉ đạo các phòng chức năng, đơn vị trực thuộc căn cứ kế hoạch cụ thể của Sở để thực hiện.

+ Phối hợp với UBND huyện/thị xã/thành phố và các ngành chức năng để quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Êđê trên địa bàn toàn tỉnh.

+ Xây dựng, trình duyệt và là chủ đầu tư một số công trình, chương trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Êđê trọng điểm của tỉnh.

+ Xây dựng hệ thống văn bản quản lý công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Êđê trên địa bàn toàn tỉnh; hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện các văn bản này.

+ Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ của các đơn vị trực thuộc và các đơn vị ở cơ sở trên phạm vi toàn tỉnh.

+ Định kỳ sơ kết, tổng kết hàng năm để đánh giá kết quả thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Êđê; kịp thời rút kinh nghiệm nhằm điều chỉnh để hoàn thành tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Êđê trên địa bàn toàn tỉnh.

3.2.3. Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan chủ trì quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk với các ngành, các cấp trong tỉnh

Tăng cường sự phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các ngành, các cấp trong tỉnh để thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần tổ chức hội nghị triển khai thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Êđê bao gồm sự phân công, phân nhiệm thật cụ thể. Chỉ đạo soạn thảo các đề án liên quan đến từng di sản cụ thể. Mỗi đề án cần cử người am hiểu về lĩnh vực đó để nghiên cứu, soạn thảo. Cần có những đề án cụ thể để công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Êđê được thực hiện tốt.

Sự phối hợp của các cơ quan liên quan như:

- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan để tham mưu cho UBND tỉnh bố trí vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn ngân sách tỉnh và ngân sách trung ương nhằm hỗ trợ cho các công trình, dự án bảo

tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Êđê thuộc ngành văn hóa, đảm bảo đúng đối tượng và tiêu chí nguồn vốn. Phối hợp với các sở, ngành có liên quan để tổ chức kiểm tra, đảm bảo nguồn vốn hỗ trợ được sử dụng đúng mục tiêu và có hiệu quả. Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa, hỗ trợ mua sắm các trang thiết bị cần thiết cho các thiết chế văn hóa cấp xã, cấp thôn buôn.

- Sở Tài chính: Tham mưu cho UBND tỉnh cân đối ngân sách hàng năm, đảm bảo yêu cầu tiến độ thực hiện nội dung các dự án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Êđê; tham mưu xây dựng cơ chế chính sách nhằm huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước (sự đóng góp của nhân dân, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm) vào việc bảo tồn văn hóa truyền thống trong xã hội đương đại. Phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan tham mưu để UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách đối với các vấn đề đề ra trong các dự án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Êđê.

- Sở Tài nguyên - Môi trường: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các huyện, thị xã quy hoạch đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp đất xây dựng các thiết chế văn hóa mà nội dung trong các dự án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Êđê đưa ra và đã được phê duyệt.

- Sở Xây dựng: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu các thiết chế văn hóa mẫu, thẩm định dự án xây dựng và điều chỉnh dự án phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, buôn làng và truyền thống văn hóa của cộng đồng dân tộc Êđê để trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để nghiên cứu xây dựng phương án bồi dưỡng nhận thức về giá trị văn hóa truyền thống dân tộc cho các em học sinh người dân tộc Êđê nói riêng và các em học sinh trong tỉnh nói chung.

- Sở Nội vụ: Chủ trì việc thiết kế bộ máy tổ chức và nhân sự cho ngành văn hóa; cùng với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất nhu cầu về tổ chức và đội ngũ cán bộ ngành để thực hiện phát triển sự nghiệp văn hóa tỉnh nói chung và công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Êđê nói riêng. Trình UBND tỉnh xem xét, quyết định về tổ chức và nhân sự.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Cùng với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch chuyển dịch đất nông nghiệp để phát triển công trình văn hóa, các khu vui chơi giải trí, các khu, điểm du lịch văn hóa. Trong dự án xây dựng nông thôn mới cần ưu tiên đầu tư cho các thiết chế văn hóa phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tại các buôn làng đồng bào Êđê sinh sống.

- Sở Khoa học và Công nghệ: Phát triển một số đề tài nghiên cứu nhằm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của người Êđê trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các hội thảo khoa học về quản lý nhà nước trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Êđê để rút kinh nghiệm và bổ sung, hoàn thiện các dự án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Êđê đạt hiệu quả.

- Sở Thông tin - Truyền thông và các cơ quan thông tấn, báo chí: Sở Thông tin - Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí tuyên truyền kịp thời Chủ trương của Đảng bộ và UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện các dự án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Êđê của tỉnh tới cộng đồng dân cư.

- Sở Ngoại vụ: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc tuyên truyền, quảng bá những đặc sắc văn hóa của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh ra nước ngoài nhằm kêu gọi đầu tư và phát triển du lịch.

- Ban Dân tộc tỉnh: Đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, vận động các địa phương có đồng bào dân tộc Êđê cư

trú tích cực tham gia thực hiện công tác bảo tồn và phát duy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc mình.

- UBND huyện, thị xã/thành phố: chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể tại địa phương để tổ chức công tác trong các dự án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Êđê. Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn nơi có người Êđê sinh sống thực hiện xã hội hóa các hoạt động văn hóa nhằm huy động nguồn lực đầu tư cho các thiết chế văn hóa; vận động người Êđê nói riêng và toàn thể người dân tham gia vào hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa người Êđê, bố trí cán bộ làm công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các tộc đúng chuyên môn nghiệp vụ đã được đào tạo và thật sự có tâm huyết với nghề.

- UBND xã, phường, thị trấn: Vận động và tổ chức nhân dân tích cực tham gia vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc; đề xuất các giải pháp, phương án kịp thời phù hợp với thực tế địa phương, kịp thời phản ánh những điểm bất cập trong các dự án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Êđê để yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch điều chỉnh.

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn Lao động, Đoàn Thanh Niên, Hội phụ nữ Tỉnh: Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc ở cơ sở ủng hộ và tham gia bảo tồn di sản văn hóa người Êđê tại địa phương.

3.2.4. Tăng cường giao lưu, hợp tác trong nước và quốc tế

Tăng cường giao lưu, hợp tác trong nước và quốc tế nhằm tăng nguồn vốn đầu tư của tổ chức ngoài Nhà nước và cá nhân cho công tác bảo tồn và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc êđê trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 80 - 107)