Kinh nghiệm một số địa phương về quản lý nhà nước đối với bảo tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc êđê trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 29 - 36)

7. Bố cục luận văn

1.4. Kinh nghiệm một số địa phương về quản lý nhà nước đối với bảo tồn

bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Rơ Măm ở tỉnh Kon Tum

Dân tộc Rơ Măm phần lớn cư trú ở Đông Bắc Campuchia, một phần ở Nam Lào. Tiếng Rơ Măm thuộc ngữ chi Ba Na của ngữ tộc Môn-Khmer, ngữ hệ Nam Á. Ở Việt Nam, tộc người này cư trú chính tại làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, canh tác nông nghiệp là loại hình kinh tế chủ yếu của đồng bào. Hình thức canh tác thô sơ, lạc hậu với năng suất và sản lượng rất thấp. Đời sống vật chất, tinh thần gặp nhiều khó khăn, một số bản sắc văn hóa tiêu biểu đặc trưng đang có nguy cơ bị mai một [50]. Để dân tộc Rơ Măm phát triển một cách bền vững, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, từ năm 2006 đến 2010 tỉnh Kon Tum đã thực hiện nhiều đề án hỗ trợ phát triển cho dân tộc Rơ Măm.

Một số dự án mà tỉnh Kon Tum hỗ trợ phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục cho dân tộc Rơ Măm như: phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng nâng cấp đường giao thông liên thôn, phòng học, nhà mẫu giáo, nhà rông văn hóa, cấp điện nước sinh hoạt và các thiết bị thông tin truyền thông cơ bản nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân. Hỗ trợ sản xuất, tổ chức tập huấn kỹ thuật khuyến nông, khuyến lâm; hỗ trợ vật tư phân bón; cung cấp lương thực từ 250kg đến 300kg thóc cho một người trong một năm để người dân có điều kiện phát triển sản xuất. Hỗ trợ giáo dục đào tạo, miễn giảm học phí cho các em học sinh ở các cấp học tạo điều kiện cho các em đi học đúng độ tuổi; tạo điều kiện cho các em học sinh Trung học phổ thông có học lực tốt đi đào tạo cử tuyển các chuyên ngành tại các trường từ trung cấp đến đại học

trong cả nước. Về văn hóa thì định kỳ đội văn hóa thông tin lưu động huyện Sa Thầy đã về làng tổ chức các hoạt động như chiếu phim, biểu diễn văn nghệ, thông tin, tuyên truyền chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào. Dự án đã đầu tư trạm thu phí phát sóng truyền hình cho xã Mô Rai, cấp miễn phí phương tiện nghe nhìn, các loại tạp chí, báo của địa phương và trung ương. Kết quả bước đầu thì đồng bào đã được tiếp cận, học tập những thông tin, kiến thức khoa học kỹ thuật. Việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Rơ Măm luôn được sự quan tâm của chính quyền địa phương, các cấp, các ngành, trong đó dự án đã hỗ trợ đồng bào xây dựng một nhà rông tại làng Le theo nguyên mẫu của dân tộc Rơ Măm; hỗ trợ kinh phí để may trang phục truyền thống; mua cồng chiêng và hỗ trợ kinh phí tổ chức các lễ hội trong năm.

- Đánh giá kết quả của dự án:

Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bước đầu đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại phục vụ sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào.

Thực hiện đào tạo tập huấn cho người dân về kỹ thuật khuyến nông khuyến lâm, thực hiện cơ chế giao khoán bảo vệ rừng cho dân làng. Đồng thời thông qua việc thu hái các lâm sản phụ, các hộ dân cũng có thu nhập thêm.

Việc hỗ trợ nhà ở đã tạo điều kiện cho người dân ổn định đời sống, yên tâm sản xuất phát triển kinh tế. Việc đầu tư hỗ trợ nước sạch và tạo điều kiện cho người dân ngăn ngừa được một số bệnh truyền nhiễm do nguồn nước ô nhiễm gây ra, đời sống sinh hoạt hàng ngày được cải thiện.

Dự án hỗ trợ miễn giảm học phí cho học sinh tham gia các lớp, các cấp học đã giảm bớt những khó khăn cho gia đình, tỷ lệ học sinh đến trường cao.

Dự án đã hỗ trợ đào tạo được một cán bộ y tế thôn bản, sau khi hoàn thành khóa học về phục vụ tại địa phương, góp phần chăm sóc sức khỏe ban

đầu cho người dân được tốt hơn, các bệnh tật cơ bản đã giảm rõ, vấn đề suy dinh dưỡng ở trẻ em cũng được giảm.

Về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Rơ Măm: nâng cấp nhà Rông khang trang tạo điều kiện cho đồng bào duy trì các hoạt động theo phong tục truyền thống, các lễ hội trong năm như: lễ đâm trâu, lễ hội tỉa lúa,… góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Các hủ tục mê tín lạc hậu, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết từng bước giảm mạnh. Dự án đã trang bị cho đồng bào thiết bị nghe nhìn để người dân có thể sử dụng vào các dịp lễ hội, xem tin tức hàng ngày, tiếp thu các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các thông tin kinh tế - xã hội nhằm nâng cao nhận thức các mặt về đời sống xã hội.

Dự án hỗ trợ, phát triển đã giúp đồng bào có thể tiếp cận được những tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải thiện và nâng cao đời sống tinh thần vật chất, cải thiện kinh tế, từ đó củng cố thêm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo, quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, tạo đà cho sự phát triển của dân tộc Rơ Măm hòa nhập cùng phát triển với các dân tộc khác trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

1.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở huyện Phong Thổ, Lai Châu

Dân tộc Thái còn có tên gọi là Tày Khao (Thái Trắng), Tày Đăm (Thái Đen), Thái Đỏ và một số nhóm nhỏ khác chưa được phân định rõ ràng. Người Thái thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Thái của ngữ hệ Thái - Kađai. Tại Việt Nam, dân tộc Thái cư trú tập trung tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, một số ở tỉnh Lâm Đồng và Đắk Lắk [49].

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Phong Thổ (Lai Châu) đã thực hiện dự án phát triển đồng bào dân tộc Thái ở huyện.

Thông qua các Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của huyện đã đề ra mục tiêu, giải pháp cụ thể và được triển khai đến từng xã, từng bản trên địa bàn huyện. Phòng Văn hóa và Thông tin huyện chủ động tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch tuyên truyền lưu động đến từng bản vùng cao bằng nhiều hình thức phong phú như: Tuyên truyền, tiểu phẩm, câu chuyện thông tin, biểu diễn văn nghệ,… Quan tâm đầu tư kinh phí để khôi phục, bảo tồn một số Lễ hội truyền thống tiêu biểu của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện. Các làn điệu dân ca dân vũ, các bài then cổ, các điệu múa hầu then được phòng Văn hóa huyện quan tâm và tham mưu UBND huyện bảo tồn, gìn giữ, thông qua các cuộc thi liên hoan hát then, đàn tính được tổ chức định kỳ hai năm một lần.

Bên cạnh đó, các hội viên Chi hội văn nghệ dân gian của huyện cùng những người am hiểu về văn hóa của đồng bào các dân tộc tiến hành sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, những bài hát, điệu múa, hay cách thức chế tác các loại nhạc cụ như đàn tính tẩu, khèn, sáo... Tại bản Pa So, thị trấn Phong Thổ thời gian qua người dân đã cùng nhau tổ chức dạy chữ Thái cho mọi người, nhất là lớp trẻ. Lớp học được tổ chức tại Nhà văn hóa bản vào các buổi tối hoặc những lúc nông nhàn. Việc học chữ đã giúp người dân hiểu thêm về truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc mình, đồng thời góp phần khôi phục, bảo tồn chữ viết và tiếng nói dân tộc Thái. Người Thái ở bản Vàng Pheo (Mường So) còn chú trọng đến việc giữ gìn bản sắc văn hóa thông qua việc truyền lại cho thế hệ trẻ những món ẩm thực truyền thống của người Thái như cá bống vùi tro, xôi màu,… hay những bài hát, điệu múa cổ của người Thái.

Chính từ những cách làm thiết thực đó, không chỉ góp phần bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa, mà còn giới thiệu được những tinh hoa văn hóa của mỗi dân tộc đến với bè bạn quốc tế. Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.

1.4.3. Một số kinh nghiệm vận dụng trong quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Từ kinh nghiệm thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở một số địa phương bao gồm cả kết quả tích cực lẫn những yếu kém, hạn chế, có thể rút ra một số kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk như sau:

- Thứ nhất, hoàn thiện bộ máy QLNN về bảo tồn và phát huy giá trị văn

hóa dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk theo hướng sử dụng chính người dân tộc Êđê để nâng cao hiệu quả bảo tồn; Phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Êđê phải gắn liền với việc nâng cao đời sống vật chất cho đồng bào dân tộc Êđê.

- Thứ hai, đổi mới hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến đường

lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Êđê, trong đó có các giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể.

- Thứ ba, cần có những chính sách phù hợp với điều kiện, nguồn lực

thực tiễn của tỉnh Đắk Lắk để đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống các thiết chế văn hóa dân tộc Êđê hiện có trên địa bàn quản lý.

- Thứ tư, thường xuyên tổ chức các mô hình, hình thức giao lưu văn

và các dân tộc ở Việt Nam nói chung, làm nổi bật những mặt tích cực, những giá trị tốt đẹp trong văn hóa các dân tộc thiểu số.

- Thứ năm, cần có những chính sách, tổ chức các chương trình nhằm

khuyến khích, động viên những nghệ nhân dân gian Êđê, những nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc Êđê, đảm bảo cuộc sống vật chất tối thiểu để họ có điều kiện theo đuổi hoạt động trong lĩnh vực văn hóa. Từ đó, thúc đẩy việc giữ gìn, trao truyền và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Êđê.

Tiểu kết chương 1

Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Êđê là hoạt động quản lý nhằm bảo tồn, phát huy sáng tạo các giá trị văn hóa dân tộc Êđê, đồng thời nâng cao vai trò của di sản văn hóa dân tộc Êđê đối với sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đắk Lắk. Như vậy, cần có biện pháp quản lý phù hợp mới phát huy hết được những giá trị văn hóa dân tộc Êđê, mục đích về văn hóa cần thống nhất với mục đích về kinh tế và cơ chế tạo nên sự hài hòa, tương tác giữa chúng.

Nội dung quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Êđê bao gồm: Hoạch định chiến lược, chính sách quy hoạch về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc; Tổ chức bộ máy và bố trí nguồn lực; Hợp tác quốc tế; Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các thủ tục khiếu nại để bảo đảm sự vận hành của các hoạt động văn hóa các dân tộc được phát huy tích cực.

Đảm bảo thực hiện các nội dung quản lý nêu trên là một vấn đề cấp bách và thách thức của tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay khi mà tốc độ đô thị hóa, quá trình hội nhập diễn ra nhanh chóng đang làm mai một giá trị văn hóa của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA DÂN TỘ C ÊĐÊ

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc êđê trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)