Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc êđê trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 76 - 80)

7. Bố cục luận văn

3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá

huy giá trị văn hóa của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Trước thực trạng nêu trong Chương 2, tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều chủ trương, giải pháp về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc ở Đắk Lắk, kể cả trước mắt và lâu dài. Đã có nhiều quy hoạch, chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch cụ thể đã và đang được thực hiện.

Thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bước vào thời kỳ mới, Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XV (nhiệm kỳ 2010 - 2015) của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk ngày 03/10/2010 xác định: “Bảo tồn, phát huy các

giá trị văn hóa truyền thống, cách mạng và văn hóa đặc trưng các dân tộc”.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020”; Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”. Nghị quyết số 63/2012/NQ-HĐND ngày 6 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Lắk về “Bảo tồn, phát huy di sản - không gian văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012 - 2015”. Quyết định số 2590/QĐ- UBND ngày 9/11/2012 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Kế hoạch thực hiện đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh. Quyết định số 2591/QĐ-UBND ngày 9/11/2012 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Kế hoạch thực hiện đề án “Bảo tồn, phát huy di sản - không gian văn hóa cồng

chiêng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012 - 2015”. Chỉ thị số 06/2012/CT-UBND ngày 28/12/2012 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk về việc “Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc ở Đắk Lắk trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Chương trình (số 41-CTr/TU ngày 26/8/2014 của Tỉnh ủy Đắk Lắk) thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

Từ đó, có thể thấy phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới như sau:

Một là, quán triệt nhận thức về giá trị văn hóa dân tộc Êđê:

Dân tộc Êđê là một trong những tộc người tại chỗ có nền văn hóa truyền thống đặc sắc của tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên, những giá trị văn hóa truyền thống ấy đang ngày càng có nhiều sự biến đổi, cả về yếu tố tích cực và tiêu cực. Thêm nữa, trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, quá trình đô thị hóa và hội nhập quốc tế, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Êđê đang đứng trước những thách thức lớn. Do đó việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống ấy là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên, liên tục và lâu dài. Công tác quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc nói chung, giá trị văn hóa của dân tộc Êđê nói riêng nhằm nâng cao ý thức cho nhân dân về bản sắc văn hóa các dân tộc, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, tạo cơ sở vững chắc để góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Hai là, nâng cao, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk tạo điều kiện cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk:

Bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Êđê gắn với phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa phát triển văn hóa và kinh tế, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy và phát triển. Hỗ trợ đồng bào dân tộc Êđê bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch bền vững để cụ thể hóa nhiệm vụ gắn kết phát triển kinh tế và bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống. Văn hóa là nền tảng cho du lịch khai thác, phát triển, nhưng văn hóa cũng phải dựa vào du lịch để quảng bá. Đó là mối tương quan cơ bản và chặt chẽ, không thể tách rời, nhưng việc sử dụng, khai thác hiệu quả mối tương quan này như thế nào là điều cần quan tâm, nhằm đạt tới mục đích chung là sự phát triển của xã hội. Tăng cường, hỗ trợ đầu tư từ Nhà nước, nguồn kinh phí xã hội hóa các chương trình, dự án phát triển kinh tế gắn với bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Êđê.

Ba là, tăng cường giao lưu văn hóa, gắn kết dân tộc Êđê với các dân tộc khác trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk:

Phát huy vai trò của cộng đồng người Êđê tham gia tích cực trong công tác bảo tồn, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Êđê. Cùng với sự quan tâm và hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, đồng bào Êđê tự ý thức giữ gìn, bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Vận động đồng bào Êđê kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với tiếp thu những giá trị tiến bộ trong văn hóa của các dân tộc khác. Bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình, song phải gắn kết với mở rộng giao lưu với các dân tộc khác.

Nghị quyết Ðại hội VI của Ðảng (năm 1986) đã chỉ rõ: Phải tránh những sai lầm giáo điều, rập khuôn hoặc chủ quan áp đặt những nội dung và

hình thức tổ chức không phù hợp trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các vùng dân tộc. Ðại hội VII của Ðảng đã chỉ ra các đặc trưng về mối quan hệ dân tộc: Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết giúp nhau cùng tiến bộ; xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước, các dân tộc trên thế giới. Ðại hội VIII của Ðảng xác định: Vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược lớn. Thực hiện bình đẳng, đoàn kết tương trợ giữa các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ðồng thời, Ðảng ta cũng đã xác định ba mục tiêu chủ yếu: Xóa được đói, giảm được nghèo, ổn định và cải thiện được đời sống, sức khỏe của đồng bào các dân tộc, đồng bào vùng cao, vùng biên giới. Xóa được mù chữ, nâng cao dân trí, tôn trọng và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc. Xây dựng được cơ sở chính trị, đội ngũ cán bộ và đảng viên của các dân tộc ở các vùng, các cấp trong sạch vững mạnh.

Bước sang thế kỷ 21, Ðảng ta tiếp tục khẳng định tại Ðại hội IX (năm 2001): “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa IX về công tác dân tộc đã ghi rõ: “Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Ðảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng trong cách mạng nước ta. Dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, Ðảng ta đã đề ra các chủ trương, chính sách dân tộc, với những nội dung cơ bản là: Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển”.

Vấn đề dân tộc ở nước ta cùng với các vấn đề về đoàn kết các dân tộc và công tác dân tộc ngày càng được Ðảng ta xác định, bổ sung và khẳng định toàn diện, đầy đủ hơn: “Vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược lớn” (Ðại hội

VIII). Tiếp đó là “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng” (Ðại hội IX, sau đó Hội nghị Trung ương bảy khóa IX (01/2003) xác định: “Vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng”. Ðại hội X (4/2006): “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài của sự nghiệp cách mạng nước ta”. Ðó là những định hướng hết sức quan trọng cho việc hoạch định chính sách dân tộc và thực hiện công tác dân tộc. Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc ở nước ta là đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn, từ đó xây dựng các chính sách dân tộc phù hợp và đưa các chính sách đó vào thực tế, nhằm khai thác mọi tiềm năng đất nước để phục vụ nhân dân, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống con người, đưa đồng bào các dân tộc thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu, thực hiện cho được mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Ðó chính là thực tiễn sinh động khẳng định ở nước ta, “các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc êđê trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 76 - 80)