7. Kết cấu của luận văn
1.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời có công với cách mạng
1.2.1. Xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật về người có công với cách
1.2.1. Xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật về người có công với cách mạng cách mạng
Ngay trong cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ, Bác đã ký một loạt Sắc lệnh nhằm giải quyết chế độ chính sách cho thương binh, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ như: Sắc lệnh số 20-SL ngày 16-2-1947 quy định chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất cho thương nhân tử sĩ; Sắc lệnh số 58-SL ngày 6- 6-1947, tặng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập để thưởng hoặc truy tặng cho đoàn thể hay những người có công với nước, với dân hoặc tặng cho các nhân vật ngoại quốc đã có công với nước Việt Nam và quy định việc tặng thưởng…
Pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng là công cụ quan trọng trong quản lý nhà nước đối với NCC với cách mạng. Pháp luật ưu đãi đối với người có công thể hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công; tạo môi trường pháp lý thuận lợi để cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nâng cao nhận thức, tham gia tích cực vào việc đền ơn, đáp nghĩa, chăm lo cho người ó công, tạo sự đồng thuận cao, góp phần đảm bảo
công bằng xã hội và tạo điều kiện thuận lợi cho người có công xây dựng cuộc sống, khẳng định vai trò trong công đồng xã hội.
Ngay sau khi nước nhà thống nhất, Điều 74 Hiến pháp được ban hành năm 1980 đã ghi nhận và quy định những chính sách ưu đãi đối với NCC “Nhà nước thực hiện chính sách ưu đãi đối với thương binh và gia đình liệt sĩ, tạo điều kiện cho thương binh phục hồi chức năng lao động, có việc làm phù hợp với sức khỏe và có cuộc sống ổn định; những người và gia đình có công với cách mạng được khen thưởng và chăm sóc”.
Đến Hiến pháp năm 1992 tiếp tục bổ sung đối tượng người có công cụ thể tại Điều 67 quy định “Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Thương binh được tạo điều kiện phục hồi chức năng lao động, có việc làm phù hợp với sức khoẻ và có đời sống ổn định; những người và gia đình có công với nước được khen thưởng, chăm sóc”
Theo Khoản 1 Điều 59 Hiến pháp năm 2013 quy định “Nhà nước, xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với nước”.
Như vậy trong các bản Hiến pháp của nước ta đã quy định việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với NCC là trách nhiệm của Nhà nước và của xã hội.
Tại Điều 34 Pháp lệnh ưu đãi đối với NCC năm 2005 và Pháp lệnh ưu đãi đối với NCC năm 2012 bổ sung tiếp tục quy định “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng; Bộ, ngành có liên quan trong phạm
vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng; UBND các cấp thực hiện quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng trong phạm vi địa phương mình; cơ quan LĐTBXH địa phương giúp UBND cùng cấp trong việc thực hiện quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng tại địa phương”.
Ngoài quy định của Pháp lệnh ưu đãi đối với NCC thì trong các văn bản luật khác cũng quy định về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước về thực thi chính sách ưu đãi đối với NCC như: Luật Đất đai năm 2013 quy định về chế độ miễn giảm tiền sử dụng đất, cho thuê đất “Việc miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được thực hiện: Sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với người có công với cách mạng”; Tại Luật Việc làm năm 2013 quy định “Thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được Nhà nước hỗ trợ: Học nghề, ngoại ngữ; hiểu biết phong tục tập quán, pháp luật của Việt Nam và nước tiếp nhận lao động; đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để đáp ứng yêu cầu của nước tiếp nhận lao động; vay vốn với lãi suất ưu đãi”.
Pháp lệnh được ban hành thì sẽ có một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành như Nghị định của chính phủ, Thông tư của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Thông tư liên tịch do các Bộ phối hợp ban hành. Theo quy định hiện nay thì thực thi chính sách ưu đãi đối với chủ yếu được quy định tại các văn bản hướng dẫn như sau:
Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng trong đó đã quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành trong thực thi chính sách ưu đãi đối với NCC.
Thông tư 05/2014/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ LĐTBXH hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.
Ngoài ra còn nhiều Thông tư, Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện các chính sách ưu đãi đối với NCC như: Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT- BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Quốc phòng hướng dẫn xác nhận liệt sỹ, thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ; Thông tư liên tịch số 41/2013/TTLT-BYT- BLĐTBXH hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ.
Tại Điều 110 Luật Đất đai năm 2013 quy định về chế độ miễn giảm tiền sử dụng đất, cho thuê đất “Việc miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được thực hiện: Sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với người có công với cách mạng”.
Tại Điều 20 Luật Việc làm năm 2013 quy định “Thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được Nhà nước hỗ trợ: Học nghề, ngoại ngữ; hiểu biết phong tục tập quán, pháp luật của Việt Nam và nước tiếp nhận lao động; đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để đáp ứng yêu cầu của nước tiếp nhận lao động; vay vốn với lãi suất ưu đãi”.
Tại Điều 38 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định về nguyên tắc tuyển dụng công chức “Ưu tiên tuyển chọn người có công với nước”.
Như vậy dựa trên quy định của Hiến pháp, các văn bản pháp luật đã quy định các chế độ độ ưu đãi đối với NCC từ chính sách trợ cấp ưu đãi hàng
tháng, miễn giảm tiền sử dụng đất, hỗ trợ và giải quyết việc làm, ưu tiên trong tuyển dụng… từ đó tạo hành lang pháp lý để các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương thực thi chính sách ưu đãi đối với NCC.