7. Kết cấu của luận văn
1.3. Sự cần thiết QLNN đối với ngƣời có công với cách mạng
1.3.1. Tạo hành lang pháp lý
Ngay sau khi nước nhà thống nhất, Điều 74 Hiến pháp được ban hành năm 1980 đã ghi nhận và quy định những chính sách ưu đãi đối với NCC “Nhà nước thực hiện chính sách ưu đãi đối với thương binh và gia đình liệt sĩ, tạo điều kiện cho thương binh phục hồi chức năng lao động, có việc làm phù
hợp với sức khỏe và có cuộc sống ổn định; những người và gia đình có công với cách mạng được khen thưởng và chăm sóc”.
Đến Hiến pháp năm 1992 tiếp tục bổ sung đối tượng người có công cụ thể tại Điều 67 quy định “Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Thương binh được tạo điều kiện phục hồi chức năng lao động, có việc làm phù hợp với sức khoẻ và có đời sống ổn định; những người và gia đình có công với nước được khen thưởng, chăm sóc”
Theo Khoản 1 Điều 59 Hiến pháp năm 2013 quy định “Nhà nước, xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với nước”.
Như vậy trong các bản Hiến pháp của nước ta đã quy định việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với NCC là trách nhiệm của Nhà nước và của xã hội.
Chính sách QLNN đối với người có công với cách mạng tạo hành lang pháp lý cho công tác thực hiện chính sách ưu đãi của nhà nước, có căn cứ và cơ sở để thể hiện rõ tính chất pháp lý. Ngày 18-6-2007, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung chính sách ưu đãi người có công lần thứ ba; ngày 15-11-2007, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 25/2007/TT-BLĐTBXH, hướng dẫn bổ sung việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Theo quy định tại PL ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005; PL số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của PL ưu đãi người có công với cách mạng là cơ sở, căn cứ hành lang pháp lý để thực hiện những chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng đi vào đời sống nhân dân. Tiếp đó, để đánh giá toàn diện,
đầy đủ việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công, các chính sách đi kèm theo thông tư hướng dẫn và nghị định thực thi chính sách đối với người có công đã đưa chính sách mang tính pháp lý rõ ràng. Cần tăng cường bám sát cơ sở để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và những vấn đề cần giải quyết trong thực hiện chính sách. Hoàn chỉnh hệ thống chính sách ưu đãi đối với người có công, thể hiện rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật.
Pháp lệnh ưu đãi đối với người có công với cách mạng số 04/2012/UBTVQH13 được ban hành ngày 16 tháng 7 năm 2012 có hiệu lực ngày 01 tháng 9 năm 2012; Nghị định 31/2013/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành PL ưu đãi đối với người có công ban hành ngày 09 tháng 4 năm 2013, có hiệu lực ngày 01 tháng 6 năm 2013; Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH về hướng dẫn lập hồ sơ, thủ tục, quản lý hồ sơ và thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công ban hành ngày 15 tháng 5 năm 2013, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
Trải qua rất nhiều lần sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh ưu đãi đối với NCC, mỗi Pháp lệnh được ban hành thì sẽ có một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành như Nghị định của chính phủ, Thông tư của Bộ LĐTBXH, Thông tư liên tịch do các Bộ phối hợp ban hành. Theo quy định hiện nay thì thực thi chính sách ưu đãi đối với chủ yếu được quy định tại các văn bản hướng dẫn: Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng trong đó đã quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành trong thực thi chính sách ưu đãi đối với NCC.
1.3.2. Đảm bảo thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về người có công với cách mạng
Chính sách ưu đãi đối với NCC mang tính chính trị, tính xã hội, tính giáo dục sâu sắc, do đó thực thi chính sách ưu đãi đối với NCC rất quan trọng đối với đất nước ta, ảnh hưởng lớn đến niềm tin của nhân dân vào chính sách của Đảng và Nhà nước.
Chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công đã và đang phát huy tinh thần cao đẹp của cả dân tộc, khẳng định thành quả to lớn của cách mạng Việt Nam, làm lành mạnh hóa bầu không khí chính trị, tinh thần xã hội. Nó quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong giai đoạn cách mạng. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, khi tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì chính sách ưu đãi đối với người có công cũng phải có sự đổi mới, sự hoàn thiện góp phần chăm sóc tốt hơn đời sống người có công vì một đất nước Việt Nam công bằng, văn minh và giàu mạnh.
Đảng có vai trò quyết định mọi tổ chức, hoạt động và là nhân tố quyết định đến sự thành công cách mạng của dân tộc, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này qua thắng lợi khác. Từ những thực tiễn cách mạng đã khẳng định vị trí Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo của dân tộc.
Các ưu đãi về trợ cấp đối với người có công với cách mạng với nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau như:
Trợ cấp hàng tháng: là khoản tiền theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng được cấp hàng tháng đối với đối tượng hưởng ưu đãi người có công với cách mạng như trợ cấp hàng tháng đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, thương binh,
bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học còn sống...
Trợ cấp tuất hàng tháng: là khoản tiền theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng được cấp hàng tháng cho thân nhân của người có công với cách mạng, tùy từng đối tượng được quy định trong Pháp lệnh ưu đãi đối với người có công với cách mạng như: trợ cấp tuất hàng tháng đối với bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con liệt sĩ dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng...
Trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng: là khoản tiền theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng được cấp hàng tháng đối với đối tượng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ, con của người có công với cách mạng từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng, tùy từng đối tượng được quy định trong Pháp lệnh ưu đãi đối với người có công với cách mạng như: cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng….
Trợ cấp một lần: là khoản tiền theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng được cấp một lần đối với đối tượng là người có công với cách mạng hoặc thân nhân của họ tùy từng đối tượng được quy định trong Pháp lệnh ưu đãi đối với người có công với cách mạng như trợ cấp một lần đối với thương binh được xác định có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 20%, người có công giúp đỡ cách mạng được Nhà nước tặng thưởng Huy chương kháng chiến…
Phụ cấp ưu đãi hàng tháng: là khoản tiền theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng được cấp thêm đối với một số đối tượng
người có công với cách mạng có hoàn cảnh đặc biệt đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng như phụ cấp cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống.
Trợ cấp người phục vụ hàng tháng: là khoản tiền theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, được cấp hàng tháng đối với người trực tiếp đảm nhiệm việc phục vụ, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên sống ở gia đình.Ưu đãi về giáo dục, đào tạo: Những người có công với cách mạng và phần lớn là con của họ là những người chịu nhiều thiệt thòi trong học tập và đào tạo so với các đối tượng khác trong xã hội bởi những lý do về lịch sử (đặc biệt là thương binh, con của thương, bệnh binh, liệt sỹ, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học). Đó không những là trách nhiệm, sự đền đáp công ơn của Nhà nước và nhân dân đối với họ mà còn là động lực giúp đỡ họ vươn lên, tự lực trong cuộc sống, trong lao động.
Ưu đãi về việc làm và đảm bảo việc làm: Do mang đặc thù về thương tật, bệnh tật, do hạn chế về sức khoẻ nên người có công ở nước ta phần lớn là những người có hoàn cảnh sống khó khăn. Vì vậy, tạo việc làm và đảm bảo việc làm cho những người có công là vấn đề hết sức quan trọng.
Ưu đãi về chăm sóc sức khỏe: Người có công với cách mạng thường là những người bị suy giảm khả năng lao động. Có sức khỏe bị giảm sút, đặc biệt là đối với các thương bệnh binh. Chính vì vậy việc chăm sóc sức khỏe đối với những người có công với cách mạng là hết sức cần thiết. Thông qua chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, chế độ nghĩ dưỡng tại các Trung tâm Dưỡng lão, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, cấp bảo hiểm y tế.
Các chế độ ưu đãi khác: Người có công với cách mạng và thân nhân của họ được ưu đãi trên tất cả các phương điện cần thiết của cuộc sống, bên cạnh những chế độ ưu dài nói trên. Nhà nước còn có một số chính sách ưu đãi khác như hỗ trợ, cải thiện về nhà ở, chăm sóc đời sống tinh thần… theo quy định.
Ngoài ra, Nhà nước thường xuyên chăm lo về đời sống vật chất và tinh thần đối với người có công với cách mạng thông qua các hoạt động như vào dịp Tết Nguyên đán, Kỷ niệm ngày thương binh, liệt sĩ 27/7 hàng năm, Chủ tịch nước tặng quà; chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân ở địa phương tổ chức thăm hỏi, động viên, chăm sóc.