Tăng cường công tác quản lý nhà nước kiểm tra, giám sát ngăn ngừa các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 115 - 120)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời có công vớ

3.2.3. Tăng cường công tác quản lý nhà nước kiểm tra, giám sát ngăn ngừa các

ngừa các biểu hiện tiêu cực trong thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng

Quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng là một vấn đề có tính chất lịch sử, những đóng góp của người có công diễn ra cách đây nhiều thập kỷ và trong điều kiện chiến tranh. Vì vậy việc xác nhận người có công hết sức khó khăn và không thể tránh khỏi những thiếu sót, thiếu công bằng. Có nhiều trường hợp hồ sơ bị thất lạc, nên thiếu căn cứ để giải quyết, tuy nhiên có ít người lại lợi dụng chính sách của Đảng và Nhà nước để thực hiện hành vi vi phạm, trục lợi bất chính, làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân và đối với Đảng và Nhà nước trong công tác quản lý nhà nước.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, việc thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng, phát hiện kịp thời để không xảy ra những sai sót, tiêu cực trong hoạt động thực thi chính sách đây là nhiệm vụ chung trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước cần quan tâm. Tăng cường việc thanh tra đối với toàn bộ hoạt động chi trả trợ cấp ưu đãi đối với NCC đặc biệt lưu ý các khoản chi ưu đãi một lần, việc thanh tra phải tiến hành định kỳ ít nhất 02 năm/01 lần, cùng với đó là thanh tra đột xuất khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chi trả trợ cấp ưu đãi đối với NCC. Ngoài

ra phải tăng cường công tác giám sát của nhân dân thông qua Hội đồng nhân dân; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể thành viên ở các quận trên địa bàn thành phố trong tổ chức thực thi chính sách ưu đãi đối với NCC.

Chính vì vậy, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách đối với một số đối tượng thực hiện chính sách dễ xảy ra sai sót. Với chủ trương không bỏ sót đối tượng thụ hưởng chính sách, không để xảy ra tình trạng lợi dụng chính sách NCC để trục lợi, gây bức xúc dư luận xã hội, thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương, đơn vị cần tập trung thực hiện hiệu quả các chủ trương của Ðảng, chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với NCC. Tính chất đặc thù, nhạy cảm và phức tạp của vấn đề đòi hỏi lực lượng chức năng của Bộ Quốc phòng, Bộ LÐ-TB và XH và các ngành chức năng cần chủ động phối hợp chặt chẽ chính quyền địa phương rà soát lại hồ sơ, đối tượng tồn đọng để công nhận NCC; để NCC thật sự được hưởng chính sách NCC, tránh tình trạng NCC nhưng lại không được hưởng chính sách. Phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, nêu cao trách nhiệm của làng, bản, thôn xóm trong tham gia thẩm định, xác định đối tượng NCC. Quá trình xét duyệt, thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận NCC phải bảo đảm khách quan, công khai, dân chủ, đúng quy định. Khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong thực hiện chế độ chính sách; xử lý nghiêm các sai phạm, việc trục lợi chính sách NCC với cách mạng.

Tiếp tục cùng các quận huyện trên địa bàn Thành phố thanh tra, rà soát hồ sơ người có công. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm mọi vi phạm, bảo đảm sự tôn nghiêm của pháp luật và tạo niềm tin trong nhân dân. Tăng cường công tác giải quyết khiếu nại có liên quan đến chính sách có công, quan điểm giải quyết có lý, có tình nhằm tránh oan sai, tạo niềm tin cho nhân dân.

3.2.4.Tăng cƣờng và hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời có công với cách mạng

Trải qua hơn nửa thế kỷ đấu tranh giải phóng dân tộc, thực hiện nhiệm vụ quốc tế cao cả, bảo vệ Tổ quốc, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Ngay sau khi chiến tranh kết thúc, với tấm lòng thành kính, sự biết ơn sâu sắc trước công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ, Đảng, Nhà nước ta đã sớm có chủ trương, chính sách về công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ. Thành phố Hồ Chí Minh cùng Đảng và Nhà nước tiếp tục huy động sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, toàn dân, toàn quân và cả cộng đồng. Đồng thời, chú trọng hợp tác quốc tế, nhất là với các nước bạn Lào, Campuchia để đẩy mạnh việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở địa bàn trong nước và nước ngoài. Thực hiện tốt các hiệp định thỏa thuận song phương với Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (năm 1994), Chính phủ Vương quốc Campuchia (năm 2000) về việc tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ Quân tình nguyện và Chuyên gia Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh tại Lào, Campuchia. Chúng ta đã thống nhất việc thành lập Ban Công tác đặc biệt Chính phủ, ban công tác đặc biệt các tỉnh với bạn Lào và Ủy ban Chuyên trách Chính phủ, ban chuyên trách các tỉnh với Campuchia, để phối hợp chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hiệp định, thỏa thuận. Ban Công tác đặc biệt, Ủy ban Chuyên trách Chính phủ Việt Nam và Ban Công tác đặc biệt Chính phủ Lào, Ủy ban Chuyên trách Chính phủ Campuchia thường xuyên trao đổi, quan hệ, phối hợp chặt chẽ, chỉ đạo quyết liệt việc tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ Quân tình nguyện và Chuyên gia Việt Nam, góp phần đưa công tác này đạt nhiều kết quả tích cực.

Tiếp tục mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế, nhằm tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức, cá nhân nước ngoài, thực hiện kết hợp nội lực với ngoại lực. Theo đó, các bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, trước hết là Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và các địa phương có liên quan tiếp tục quán triệt sâu sắc Chỉ thị 24- CT/TW của Bộ Chính trị, Quyết định 1237/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và đường lối đối ngoại của Đảng. Trên cơ sở đó, chủ động đề xuất nội dung, kế hoạch hợp tác về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ với các nước có liên quan, phù hợp với tình hình thực tiễn.

Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đề xuất với Bộ LĐTBXH, các Bộ ban ngành có liên quan tăng cường phối hợp với phía Bạn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, nhất là cựu binh đã từng tham gia phối hợp chiến đấu, các đảng phái, chủ đất, chủ rừng, nhà chùa và cả những người trước đây thuộc “phía bên kia” tiếp tục phát hiện, cung cấp thông tin về mộ liệt sĩ. Đề nghị Chính phủ Lào, Campuchia chỉ đạo các cấp chính quyền, các cơ quan liên quan và nhân dân các địa phương tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ của Việt Nam thực hiện nhiệm vụ. Các quân khu, địa phương chú trọng kiện toàn tổ chức, tăng cường công tác quản lý các đội chuyên trách làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở Lào, Campuchia phù hợp với tình hình mới. Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục phối hợp, chỉ đạo rà soát, đề xuất Chính phủ phương án tu bổ, tôn tạo, xây dựng các Tượng đài “Tình đoàn kết liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào”, Đài “Hữu nghị Việt Nam - Campuchia”, nhằm giáo dục truyền thống, góp phần thắt chặt mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam với Lào, Campuchia, tạo nền tảng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ Quân tình nguyện và Chuyên gia Việt Nam.

Ngoài công tác tổ chức phối hợp quy tập hài cốt liệt sĩ còn an táng tại đất tại gia đình trên địa bàn 24 Quận huyện trên địa bàn thành phố. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 515 các cấp, của cấp ủy, chính quyền địa phương, lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị Quân đội.

Thường xuyên đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, cung cấp thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ. Nhất là, động viên và phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể, lực lượng, nhân dân ở trong nước và nước ngoài, đặc biệt là cựu chiến binh, cựu quân nhân, ban liên lạc truyền thống các đơn vị tích cực phát hiện, cung cấp thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ và phối hợp tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

Phối hợp với các cơ quan công an, quân sự thành phố xây dựng kế hoạch tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sĩ, xây dựng và đưa lên trang Website của Sở danh sách mộ liệt sĩ tại các nghĩa trang trên liệt sĩ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để cho nhân dân trên phạm vi toàn quốc có thể tìm kiếm thông tin về liệt sĩ của gia đình.

Tập hợp dữ liệu về thông tin mộ liệt sĩ chôn cất tại nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn toàn quốc và công bố công khai trên trang Website của Bộ LĐTBXH để mọi người dân có thể tìm kiếm thông tin từ đó có cơ hội tìm kiếm hài cốt liệt sĩ

Thực hiện tốt công tác rà soát, hoàn thiện hồ sơ, danh sách liệt sĩ, triển khai lập bản đồ tìm kiếm, quy tập, xây dựng cơ sở dữ liệu về liệt sĩ, mộ liệt sĩ. Phối hợp với các tỉnh thực hiện tốt công tác tìm kiếm và làm tốt việc lấy mẫu sinh phẩm, di chuyển, bàn giao, an táng hài cốt liệt sĩ bảo đảm trang nghiêm, chu đáo, chặt chẽ và an toàn tuyệt đối.

Thành phố Hồ Chí Minh Tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ. Các cấp, ngành cần tiếp tục mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế, nhằm tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc cung cấp thông tin về quân nhân Việt Nam hy sinh, mất tin, mất tích trong chiến tranh; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ về chính sách, các mặt bảo đảm cho công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ của Việt Nam chế độ, chính sách; làm tốt công tác kiểm tra, sơ kết, kịp thời khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 115 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)