Tổ chức thực hiện chính sách pháp luật đối với người có công vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 36)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời có công với cách mạng

1.2.2. Tổ chức thực hiện chính sách pháp luật đối với người có công vớ

với cách mạng

Theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng; Bộ LĐ- TB&XH chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về ưu đãi người có công với cách mạng; các Bộ, ngành có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện QLNN về ưu đãi người có công với cách mạng. UBND các cấp thực hiện QLNN về ưu đãi người có công với cách mạng trong phạm vi địa phương mình: cơ quan LĐ-TB&XH địa phương giúp UBND cũng cấp trong việc thực hiện QLNN về ưu đãi người có công với cách mạng tại địa phương.

Thông tư liên tịch số 37/2015TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 02 tháng 11 năm 2015 của Bộ LĐ-TB&XH Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở LĐ-TB&XH thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phòng LĐ-TB&XH thuộc UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quy định Sở LĐ-TB&XH cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với người có công trên địa bàn tỉnh với nhiệm vụ và quyền hạn: Trình UBND cấp tỉnh dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, đề án, dự án, hiện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về người có công trong phạm vi quản lý nhà nước của Sở LĐ-TB8LXH; hướng dẫn và tổ chức thực

dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng, các công trình ghi công liệt sĩ; quản lý các công trình ghi công liệt sĩ theo phân cấp trên địa bản; chủ trì, phối hợp tổ chức công tác tiếp nhận và an táng hài cốt liệt sĩ; thông tin, báo tin về mộ liệt sĩ; thăm viếng mộ liệt sĩ, di chuyển hài cốt liệt sĩ; tham gia Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh về giám định thương tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật đối với người có công với cách mạng; quản lý đối tượng, hồ sơ đối tượng và kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ; hướng dẫn và tổ chức các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; quản lý và sử dụng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” cấp tỉnh.

Phân cấp QLNN là sự phân định thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp chính quyền trên cơ sở bảo đảm sự phù hợp giữa khối lượng và tính chất thẩm quyền với năng lực và điều kiện thực tế của từng cấp nhằm tăng cường chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của hoạt động QLNN. Trong lĩnh vực người có công với cách mạng việc phân cấp được quy định trong các văn bản pháp luật cụ thể:

Bộ Quốc phòng hướng dẫn về trình tự, thủ tục xác nhận, tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thuộc Bộ Quốc phòng quản lý; hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật về hành vi vi phạm pháp luật trong việc xác lập hồ sơ và thực hiện chế độ ưu đãi người có công thuộc Bộ Quốc phòng quân lý.

Bộ Công an hướng dẫn về trình tự, thủ tục xác nhận, tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thuộc Bộ Công an quản lý; điều

tra, xử lý theo quy định của pháp luật về hành vi vi phạm pháp luật trong việc xác lập hồ sơ Và thực hiện chế độ ưu đãi người có công .

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc lập, phân bổ dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc miễn, giảm thuế đối với người có công với cách mạng và hỗ trợ cơ sở vật chất, nguồn vốn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh; bảo đảm ngân sách thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng; kiểm tra, thanh tra việc sử dụng ngân sách thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng .

Bộ Y tế hướng dẫn, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, bảo hiểm y tế đối với người có công với cách mạng; ban hành danh mục bệnh tật, dị dạng, dị tật do nhiễm chất độc hóa học để xác nhận người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học; hướng dẫn, quy định về tiêu chuẩn thương tật, bệnh tật, dị dạng, dị tật và tổ chức khám, giám định đối với thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con của người có công; hướng dẫn phương pháp tổng hợp tỷ lệ trong khám giám định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động .

Bộ Xây dựng chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ bảo đảm phù hợp với hoàn cảnh, công lao đóng góp của từng nhóm đối tượng và khả năng ngăn sách [l0].

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện chế độ ưu tiên, ưu đãi trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp bằng các hình thức ưu tiên giúp đỡ về giống cây trồng, vật nuôi,

thủy lợi phí, chế biến nông sản, lâm sản, áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất; ưu đãi trong khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và khuyến diêm và phát triển ngành nghề ở nông thôn đối với người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính bố trí nguồn lực thực hiện chế độ ưu đãi quy định tại Nghị đinh này.

Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện chế độ ưu đãi đối với người sử dụng đất là người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ; đất dành riêng cho các công trình ghi công liệt sĩ, các cơ sở sản xuất, kinh doanh của thương binh, bệnh binh, cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng, chỉnh hình, phục hồi chức năng cho thương binh, bệnh binh và những người có công với cách mạng khác.

Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện việc ưu tiên trong tuyển sinh, đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ tại các cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, hướng dẫn các trường học thuộc hệ thông giáo dục quốc dân tham gia chăm sóc, giữ gìn các công trình ghi công liệt sĩ.

Bộ Nội vụ hướng dẫn thủ tục tặng Kỷ niệm chương chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày và khen thưởng đối với người có công với cách mạng[l0].

Phòng LĐ-TB&XH là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện QLNN về người có công trên địa bàn huyện. Nhiệm vụ và quyền hạn: Trình UBND cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành

chính nhà nước thuộc lĩnh vực QLNN được giao; tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được giao; theo dõi thi hành pháp luật. Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể và nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn quy định nhiệm vụ của công chức Văn hóa xã hội tham mưu, giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã trong các lĩnh vực lao động, thương binh, xã hội theo quy định của pháp luật.

Như vậy, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng được hình thành ở 4 cấp, trong đó Trung ương gồm Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng; Bộ LĐ- TB&XH chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về ưu đãi người có công với cách mạng; các Bộ ngành có liên quan có trách nhiệm thực hiện QLNN về ưu đãi người có công vơi cách mạng như: Bộ Quốc Phòng, Bộ Công an. Bộ Tài chính. Bộ Xây dựng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo…

Cơ quan QLNN cấp tỉnh gồm UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện QLNN về ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh; Sở LĐTB&XH thực hiện quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng tại địa phương cùng với các ngành chức năng có liên quan đóng vai trò chính trong tham mưu cho UBND tỉnh.

Cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện gồm UBND huyện, thành phố, thị xã thực hiện QLNN về ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bản; Phòng LĐTB&XH giúp UBND huyện thực hiện quản lý nhà nước về ưu đãi

người có công với cách mạng trong địa bàn cấp huyện và các phòng có liên quan.

Cơ quan quản lý nhà nước cấp xã gồm UBND xã, phường, thị trấn thực hiện quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn; Công chức Văn hóa và Xã hội tham mưu UBND cấp xã thực hiện quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng trong địa bàn cấp xã. UBND cấp xã là cấp cơ sở có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các chế độ ưu đãi đối với NCC, trong đó cán bộ LĐTBXH tham mưu cho UBND cấp xã thực hiện những văn bản Quy phạm pháp luật, các chương trình, kế hoạch của Chính phủ, cấp tỉnh, huyện. UBND cấp xã phối hợp với phòng LĐTBXH trong thực thi chính sách ưu đãi đối với NCC tại địa phương.

Trên thực tế, chính sách công với cách mạng nhằm mục đích giải quyết các vấn đề cụ thể trong cái tổng thể, có mối liên hệ với nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau. Vì thế, mục tiêu và các thước đo của những mục tiêu chính sách công rất đa dạng. Gắn với mục tiêu công có thể liệt kê ra nhiều tiêu chí như: tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính khả thi (về kinh tế, về chính trị, về hành chính), tính công bằng, tính hiệu suất, tính hợp hiến, tính thống nhất, tính minh bạch, tính thuận lợi, tính dân chủ,... Tùy thuộc vào từng chính sách và việc xác định mục tiêu chính sách, cần phải xác định đúng tiêu chí cần thiết để đánh giá. Đối với chính sách ưu đãi đối với NCC theo luận văn cần áp dụng cách tiêu chí cụ thể là:

+ Tính hiệu lực của chính sách: Cũng như các chính sách khác để chính sách ưu đãi đối với NCC được duy trì và tồn tại đồng thời đạt được mục tiêu chăm sóc NCC cũng như giáo dục truyền thống yêu nước, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, chính sách ưu đãi đối với NCC phải mang tính hiệu lực.

Tính hiệu lực của chính sách ưu đãi đối với NCC phản ánh tác dụng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đối với NCC, các chế độ chăm sóc sức khỏe đối với NCC, sự đồng thuận của NCC và nhân dân đối với chính sách ưu đãi, sự tham gia của nhân dân trong thực thi chính sách ưu đãi đối với NCC. Tính hiệu lực của chính sách được đo lường bằng mức độ mà hiệu quả của hoạt động đạt được mức mục tiêu.

Tính hiệu lực của chính sách ưu đãi đối với NCC là khả năng có thể vận hành của chính sách ưu đãi đối với NCC được đánh giá thông qua tính toán về chi phí - lợi ích, khả năng ngân sách, nguồn lực và các điều kiện khác đảm bảo thực thi.

Mức độ chấp nhận và ủng hộ của nhân dân vào chính sách ưu đãi đối với NCC. Tiêu chí này cần khai thác sâu về các chỉ tiêu tác động đến môi trường tự nhiên, xã hội (dân trí, tôn giáo, văn hóa, mức độ dân chủ), mở rộng sự tham gia, tính minh bạch, văn bản dễ hiểu, dễ áp dụng,... Ngoài ra, cần phải đánh giá mức độ thống nhất với các chính sách đã ban hành, phù hợp với chính sách do cơ quan có thẩm quyền cấp trên và những các cam kết quốc tế.

+ Tính hiệu quả của chính sách: Tính hiệu quả của chính sách ưu đãi đối với NCC là độ lớn của kết quả thu được từ việc sử dụng nguồn lực cố định. Nói cách khác, tính hiệu quả của chính sách được khẳng định chính sách ưu đãi đối với NCC có khả năng làm cho các nguồn lực phát huy hiệu suất lớn nhất.

+ Tính công bằng của chính sách: Không giống như chính sách của khu vực tư, chính sách công là công cụ thực thi mục tiêu chung của Nhà nước và xã hội. Chính sách của Nhà nước nếu đảm bảo sự công bằng sẽ nhận được sự ủng hộ, đồng thuận cao, tạo động lực cho xã hội phát triển. Tính công bằng vì

thế là một trong những tiêu chuẩn bắt buộc khi xem xét khả năng tồn tại và giá trị của một chính sách công.

+Tính trách nhiệm của các cấp, các ngành và từng cá nhân được giao nhiệm vụ thực thi chính sách: Khác với chính sách khác của Nhà nước: Chính sách ưu đãi đối với NCC là một chính sách đặc biệt, cán bộ, công chức thường xuyên tiếp xúc với NCC là những người hy sinh xương máu, tính mạng và có nhiều đóng góp cho đất nước do đó tính trách nhiệm phải đưa thành một tiêu chí độc lập để đánh giá việc thực thi chính sách ưu đãi đối với NCC trên một địa phương.

+Tính đầy đủ, kịp thời và đúng đối tượng: Thực thi chính sách ưu đãi đối với NCC phải đảm bảo tính công bằng, hiệu lực, hiệu quả, trách nhiệm từ đó hướng đến mục tiêu cao nhất đó là: thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ ưu đãi đối với NCC, đồng thời phải đảm bảo đúng đối tượng.

Ngoài ra công tác thống kê người có công với cách mạng được các cấp chính quyền địa phương chú trọng nhằm tổng hợp và thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với người có công hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp chung của đất nước, củng cố đời sống, tinh thần cho người có công với cách mạng không để bỏ sót đối tượng người có công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)