7. Kết cấu của luận văn
1.4.3. Tỉnh Bắc Giang
Việt Yên là huyện trung du của tỉnh Bắc Giang, có 19 đơn vị hành chính (17 xã và 02 thị trấn), tổng diện tích tự nhiên trên 17000 ha; với tổng dân số trên 16000 người. Trên địa bàn huyện có 3.076 đối tượng đang hưởng trợ cấp thường xuyên (tăng mới 277 người), trong đó: Tiền khởi nghĩa 05 người, Mẹ việt Anh hùng 01 người, Thương binh 900 người, bệnh binh 524 người, hưởng trợ cấp tuất hàng tháng 111 người, Người bị nhiễm chất độc hóa học 516, người phục vụ 42 người, tuất liệt sĩ cơ bản là 914 người....
Trong những năm qua huyện đã thực hiện giải quyết được 5.272 sổ trợ cấp ưu đãi trong giáo dục và đào tạo cho học sinh, sinh viên là con đối tượng người có công, cấp 40.545 thẻ BHYT; trang cấp dụng cụ chỉnh hình cho 789 lượt thương bệnh binh; giải quyết chế độ cho 304 người bị nhiễm chất độc hoá học, giải quyết được 45 hồ sơ hưởng tuất tái giá và chế độ mai táng phí
cho 1.074 người. Sau hơn 5 năm thực hiện Pháp lệnh ưu đãi NCC, đã đề nghị cấp đổi lại bằng Tổ quốc ghi công cho 493 trường hợp do mất, hỏng.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người công và phong trào “đền ơn đáp nghĩa” của huyện trong những năm qua cũng còn một số tồn tại. Đó là: việc giải quyết một số chế độ chính sách ưu đãi có lúc có nơi còn chậm như: Hồ sơ chất độc hóa học, đổi bằng Tổ quốc ghi công, chuyển đổi Bảo hiểm y tế nơi khám chữa bệnh ban đầu... Một số hoạt động thực hiện phong trào “đền ơn đáp nghĩa” hoạt động chưa đều, chưa thật sự đi vào chiều sâu, chưa duy trì được liên tục, chưa chú ý đến hiệu quả nên kết quả đạt được chưa cao trong việc huy động quỹ “ Đền ơn đáp nghĩa” còn thấp so với tiềm năng, thế mạnh của huyện.
1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho Thành phố Hồ Chí Minh
Qua kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng tại tỉnh Quảng trị, tỉnh Kiên Giang, tỉnh Bắc Giang, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Thành phố Hồ Chí Minh là:
Thứ nhất: Thành phố Hồ Chí Minh xác định công tác QLNN đối vời người có công hết sức quan trọng, cần quan tâm hơn nữa trong công tác thực hiện chính sách pháp luật đối với người có công với cách mạng, hoàn chỉnh hệ thống chính sách ưu đãi đối vời người có công với cách mạng.
Thứ hai: Thành phố Hồ Chí Minh chú trọng công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng, có sự kết hợp, phối hợp trong công tác tổ chức bộ máy, bố trí nguồn lực, tổ chức quản lý hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng, quy hoạch mộ, các công trình ghi công liệt sĩ để QLNN đối với người có công với cách mạng.
Thứ ba: Thành phố Hồ Chí Minh cần tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật nhằm mang lại hiệu quả QLNN đối với người có công với cách mạng.
Thứ tư: Thành phố Hồ Chí Minh chú trọng hợp tác quốc tế, học hỏi kinh nghiệm trong công tác tìm kiếm hài cốt liệt sĩ của các nước.
Tiểu kết Chƣơng 1
Chương 1 đã đưa ra cơ sở lý luận quản lý nhà nước đối với người có công, từ khái niệm quản lý nhà nước đối với người có công với NCC, các chế độ ưu đãi đối với NCC, sự cần thiết QLNN đối với người có công đối với cách mạng. Chỉ ra những nội dung cơ bản của QLNN đối với người có công với cách mạng như: xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật, công tác tổ chức thực hiện, tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo việc thực hiện pháp luật, hợp tác quốc tế, đảm bảo thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về người có công với cách mạng vào thực tiển. Bên cạnh đó tác giả còn phân tích, giới thiệu kinh nghiệm QLNN đối với người có công với cách mạng của các tỉnh như: Quảng Trị, Kiên Giang, Bắc Giang để làm cho việc nghiên cứu luận văn thêm cụ thể hơn. Như vậy chương 1 đã tổng hợp những cơ sở lý luận Quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng cấp tỉnh, thành phố từ đó tạo tiền đề cho việc nghiên cứu thực trạng Quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng tại thành phố Hồ Chí Minh.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGƢỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH 2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Vị trí địa lý: Thành phố Hồ Chí Minh (vẫn còn phổ biến với tên gọi cũ là Sài Gòn) là thành phố lớn thứ nhất Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục quan trọng nhất của Việt Nam. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc Trung ương được xếp loại đô thị đặc biệt của Việt Nam.
Đơn vị hành chính: Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,06 km², trong đó nội thành là 140,3km2, ngoại thành là 1.916,2km2. Địa hình thành phố Hồ Chí Minh phần lớn bằng phẳng, có ít đồi núi ở phía Bắc và Đông Bắc, với độ cao giảm dần theo hướng Đông Nam. Nhìn chung có thể chia địa hình thành phố Hồ Chí Minh thành 04 dạng chính có liên quan đến chọn độ cao bố trí các công trình xây dựng: dạng đất gò cao lượn sóng (độ cao thay đổi từ 4 đến 32 m, trong đó 4 – 10 m chiếm khoảng 19% tổng diện tích. Phần cao trên 10 m chiếm 11%, phân bố phần lớn ở huyện Củ Chi, Hóc Môn, một phần ở Thủ Đức, Bình Chánh); dạng đất bằng phẳng thấp (độ cao xấp xỉ 2 đến 4 m, điều kiện tiêu thoát nước tương đối thuận lợi, phân bố ở nội thành, phần đất của Thủ Đức và Hóc Môn nằm dọc theo sông Sài Gòn và nam Bình Chánh chiếm 15% diện tích); dạng trũng thấp, đầm lầy phía tây nam (độ cao phổ biến từ 1 đến 2 m, chiếm khoảng 34% diện tích); dạng trũng thấp đầm lầy mới hình thành ven biển (độ cao phổ biến khoảng 0 đến 1m, nhiều nơi dưới 0m, đa số chịu ảnh
hưởng của thuỷ triều hàng ngày, chiếm khoảng 21% diện tích). Nhìn chung, địa hình thành phố Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng khá đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt.
Dân số: Năm 2014, thì dân số Thành phố Hồ Chí Minh là 7.981.900 người. Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố này năm 2018 là gần 14 triệu người.
Tóc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội: Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 21,3% tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả nước. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.
Khí hậu: Khí hậu thành phố Hồ Chí Minh mang tính chất cận xích đạo nên nhiệt độ cao và khá ổn định trong năm. Số giờ nắng trung bình tháng đạt từ 160 đến 270 giờ. độ ẩm không khí trung bình 79,5%. Nhiệt độ trung bình năm là 27,55 C (tháng nóng nhất là tháng 4, nhiệt độ khoảng 29,3 C - 35 C). Thành phố Hồ Chí Minh có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân năm là 1.979 mm. số ngày mưa trung bình năm là 159 ngày (lớn hơn 90% lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa). Đặc biệt, những cơn mưa thường xảy ra vào buổi xế chiều, mưa to nhưng mau tạnh, đôi khi mưa rả rích kéo dài cả ngày. Mùa khô từ tháng 12 năm này đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình 27,55 C, không có mùa đông. Thời tiết tốt nhất ở thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau là những tháng trời đẹp.
Tổng số lượng người có công là thương binh, bệnh binh, mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân liệt sỹ…..trên địa bàn thành phố là 261,258 người chiếm tỷ lệ 3,72% tỷ lệ dân số toàn thành phố, đây là một trong những địa phương có người có công cao nhất, vì vậy chất lượng sống và các chế độ về chính sách cũng được Thành phố coi trọng và nâng cao hơn. Trong đó, việc chi trả ngân sách cho đối tượng cũng được tạo điều kiện rõ rệt và cụ thể như sử dụng nguồn ngân sách Trung ương cấp là 66,778,268,858 đồng/tháng, ngoài ra thành phố cũng tạo điều kiện hỗ trợ một phần kinh phí để chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình chính sách có công với cách mạng. Số lượng người có công lớn hơn so với các tỉnh khác, công tác chăm lo cho người có công được thành phố coi trọng và chỉ đạo thực hiện sâu sát tới các quận huyện trên địa bàn, tạo thuận lợi cho người có công nắm bắt và hưởng các chế độ chính sách ưu đãi do Đảng và Nhà nước hỗ trợ. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi cũng có một số khó khan như số lượng người có công lớn, nhiều địa phương chưa kiểm soát hết được, các chế độ ưu đãi một số còn chưa đến được với người có công. Do số lượng người có công lớn, công tác quản lý nhà nước đối với người có công còn gặp nhiều khó khăn do địa bàn rộng lớn, số lượng cán bộ làm công tác chính sách ít, đa số các phường, xã chỉ có kiêm nhiệm chưa có cán bộ chuyên trách, mức lương và các chế độ không đáp ứng được cuộc sống nên cán bộ làm công tác chính sách làm việc không lâu dài.
Bảng 2.1: Số liệu ngƣời có công với cách mạng do Thành phố quản lý (tính đến 31/12/2018). Đơn vị tính: người STT DIỆN CHÍNH SÁCH SỐ LƢỢNG 1 Cán bộ lão thành cách mạng: 67 - Hàng thàng - 1 lần (NĐ 89) 643 2
Cán bộ tiền khởi nghĩa: 248
- Hàng tháng
- 1 lần (NĐ 89) 696
3 Anh hùng LLVT và anh hùng lao động 80
4 Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống 247
5 Các đồng chí tử tù 7
6 Thương binh đặc biệt nặng 127
7 Thương binh nặng 1/4 407
8 Thương binh 2/4 1,497
9 Thương binh 3/4 + 4/4 12,755
10 Thương binh B đặc biệt nặng 4
11 Thương binh B nặng 1/4 11 12 Thương binh B 2/4 25 13 Thương binh B 3/4 + 4/4 413 14 Bệnh binh đặc biệt nặng 10 15 Bệnh binh 1/3 38 16 Bệnh binh 2/3 1,926 17 Bệnh binh 3/3 346
18 Thân nhân liệt sĩ hưởng trợ cấp nuôi dưỡng 236
20 Thân nhân 2 liệt sĩ, 3 liệt sĩ 38
21 Diện thờ cúng liệt sĩ được công nhận 19,456
22 Thân nhân liệt sĩ hưởng chính trị 26,621
23 Thân nhân thờ cúng Bà mẹ Việt Nam anh hùng 4,938
24 Người CCCM trước tháng 8/1945 hưởng định suất cơ bản 6
25 Người và gia đình CCCM hưởng định suất nuôi dưỡng
NSTW 100
26 Người và gia đình CCCM hưởng định suất cơ bản NSTW 6,063
27 Người và gia đình CCCM hưởng định suất nuôi dưỡng NSTP 31
28 Người và gia đình CCCM hưởng định suất cơ bản NSTP 1,373
29 Người và gia đình CCCM hưởng trợ cấp 1 lần 18,843
30 Người hoạt động kháng chiến 68,146
31 Tuất LTCM + TKN +TB +BB +CĐHH 1,393
32 Thân nhân người có công theo NĐ59 28,878
33 B-C-K (Nghị định 23) 3,343
34 B-C-K (Quyết định 290) 9,781
35 Người tham gia HĐCM bị địch bắt tù đày 10,302
36 Kỷ niệm chương 12,408
37 Người tham gia HĐKC bị nhiễm chất độc hóa học 4,766
38 Con đẻ người tham gia HĐKC bị nhiễm CĐHH 689
39 SVHS đã cấp sổ 13,248
40 Quân nhân hưởng hàng tháng theo QĐ 142 597
41 Công an hưởng hàng tháng theo QĐ 53 97
42 TNXP (Quyết định 62) 1,792
43 Người phục vụ TBB, CĐHH 996
TỔNG CỘNG 261,258
(Nguồn Sở Lao động Thương binh và xã hội thành phố Hồ Chí Minh năm 2018)
2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời có công với cách mạng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cách mạng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Thực trạng ban hành chính sách, pháp luật về người có công với cách mạng với cách mạng
Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL- UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005; PL số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của PL ưu đãi người có công với cách mạng. Pháp lệnh ưu đãi đối với người có công với cách mạng số 04/2012/UBTVQH13 được ban hành ngày 16 tháng 7 năm 2012 có hiệu lực ngày 01 tháng 9 năm 2012; Nghị định 31/2013/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành PL ưu đãi đối với người có công ban hành ngày 09 tháng 4 năm 2013, có hiệu lực ngày 01 tháng 6 năm 2013; Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH về hướng dẫn lập hồ sơ, thủ tục, quản lý hồ sơ và thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công ban hành ngày 15 tháng 5 năm 2013, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Ưu đãi Người có công cách mạng sửa đổi số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012, Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13 ngày 20/10/2012 của Ủy Ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước ”Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và các văn bản của Chính phủ, các bộ ngành liên quan.
Nghị quyết số 126/2016/NQ-HĐND ngày 09/12/2016 của Hội đồng nhân dân thành phố về chế độ hỗ trợ đối với người có công với cách mạng và thân nhân trên địa bàn thành phố.
Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước; hồ sơ theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg về chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ Quốc tế ở Campuchia, giúp đỡ nước bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ; Quyết định số 57/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về trợ cấp một lần đối với người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Campuchia; Nghị định 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức tập huấn để quán triệt chủ trương, hướng dẫn quy trình triển khai ở các cấp, quy định chi tiết về đối tượng, thủ tục, hồ sơ, công tác xét duyệt và thẩm định hồ sơ kèm theo các biểu mẫu; tổ chức hướng dẫn đối tượng kê khai, tiến hành xác minh, lập hồ sơ xác nhận theo thẩm quyền quy định. Đồng thời tích cực tuyên truyền, phổ biến chế độ chính sách bằng nhiều hình thức như thông qua các cơ quan thông tin đại chúng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chính sách đối với gia đình liệt sĩ, thương binh, người có công và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đến mọi tầng lớp nhân dân.
Trên đây là cơ sở, căn cứ hành lang pháp lý để thực hiện những chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng đi vào đời sống nhân dân. Tiếp đó, để đánh giá toàn diện, đầy đủ việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công, các chính sách đi kèm theo thông tư hướng dẫn và nghị định thực thi chính sách đối với người có công đã đưa chính sách