*Tạo lập đối tác đầu tư trong nước:
Đối tác đầu tư có năng lực và uy tín với nước ngoài chính là một nhân tố hấp dẫn các TNC, tạo môi trường làm việc gần gũi thân thiện hơn giữa ta với các TNC. Một dự án đầu tư giữa các TNC vào một quốc gia nào đó mà thông qua đối tác đầu tư trong nước thì dự án đó sẽ tiến hành tốt hơn. Vì vậy việc tạo lập đối tác đầu tư trong nước là vô cùng quan trọng.
*Hoàn thiện, đổi mới cơ chế quản lý:
Cơ chế quản lý và năng lực quản lý giữ vai trò quyết định trong việc khai thác các TNC có hiệu quả hay không và tạo lập được môi trường đầu tư. Muốn khai thác các TNC một cách có hiệu quả thì cần phải có những cơ chế quản lý phù hợp.
Ví dụ: Toàn việc quá trình tiếp nhận cho đến việc cấp phép đầu tư phải thực hiện theo nguyên tắc một cửa, một đầu mối. Tăng cường kiểm tra giám sát tiến độ để kịp thời hỗ trợ, điều chỉnh đầu tư khi cần thiết.
*Phát triển cơ sở hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế vì vậy muốn khai thác các TNC một cách có hiệu quả hơn cả trước mắt và lâu dài thì cần có một cơ sở hạ tầng phát triển và đảm bảo hiện đại.
*Tiến hành thanh tra, kiểm tra thường xuyên định kỳ đối với các TNC để kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm
KẾT LUẬN
Các công ty xuyên quốc gia đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, tạo đà phát triển cho các nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt là các nước đang phát triển đặc biệt là ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Do đó, nó góp phần mạnh mẽ trong việc thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế.
Với ba chương của chuyên đề đi sâu phân tích và làm rõ: nguồn gốc ra đời, khái niệm, bản chất của TNC, từ đó rút ra những vai trò nổi bật của TNC trong toàn cầu hóa kinh tế. Trên cơ sở phân tích đó, chương 3 nêu vai trò của các TNC tại Việt Nam, một số bất cập và đề xuất một số kiến nghị, gợi ý về xu hướng hình thành và phát triển TNC ở Việt Nam trong hiện tại và tương lai nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt nam trên trường quốc tế.