Một số tình hình chung các TNC tại Việt Nam trong toàn cầu hóa kinh tế

Một phần của tài liệu Vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong toàn cầu hóa kinh tế (Trang 28 - 29)

NAM TRONG TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

3.1 Tình hình các TNC tại Việt Nam trong toàn cầu hóa kinh tế

3.1.1 Nguồn gốc và sự phân bổ các TNC tại Việt Nam

Nguồn gốc các TNC tại Việt Nam chủ yếu từ châu Á.

Cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ có xu hướng đi từ hai đầu đất nước tiến về miền Trung, từ ven biển dần vào sâu trong nội địa. Đó cũng là một tất yếu vì ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh ven biển có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc cũng như các điều kiện thuận lợi khác. Bên cạnh đó là do thay đổi về cơ cấu ngành nghề nhiều lao động có tay nghề , các vùng miền núi xa xôi khó đáp ứng được yêu cầu nên vẫn chưa thu nhút được sự chú trọng đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài

3.1.2 Một số tình hình chung các TNC tại Việt Nam trong toàn cầu hóa kinh tế hóa kinh tế

Về số lượng: Theo số liệu báo cáo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2012, tại Việt Nam hiện có hơn 100 tập đoàn đa quốc gia trong số khoảng 500 tập đoàn hàng đầu thế giới có dự án đầu tư ở Việt Nam. Con số này vẫn còn khiêm tốn so với đầu tư của các công ty này vào Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore…

Về hình thức đầu tư: Các TNC hầu hết lựa chọn đầu tư 100% vốn nước ngoài

Theo Tổng cục Thống kê, từ đầu năm đến giữa tháng 12, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam ước đạt 21,6 tỉ USD, tăng 54,5% so với cùng kỳ năm trước. Vốn FDI thực hiện năm 2013 ước tính đạt 11,5 tỉ USD, tăng 9,9% so với năm 2012. Năm nay vốn FDI tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, ngành sản xuất và phân phối điện… Trong các tỉnh, thành thì Thái Nguyên là tỉnh có số vốn FDI đăng ký lớn nhất với 3.381,1 triệu USD, tiếp đến là Bình Thuận 2.029,6 triệu USD. Riêng về các nhà đầu tư thì Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 3.752,1 triệu USD, tiếp đến là Singapore, Trung Quốc…

Về loại hình: Các TNC hoạt động ở Việt Nam phần lớn đều thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu đầu tư vào các ngành điện tử, dệt may, nông lâm hải sản chế biến dịch vụ và du lịch.

Một phần của tài liệu Vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong toàn cầu hóa kinh tế (Trang 28 - 29)