Theo Giáo trình Quản trị nhân lực phân công lao động là phân công thành các phần việc khác nhau theo số lượng và tỉ lệ nhất định phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó bố trí công nhân cho từng công việc phù hợp với khả năng và sở trường của họ.
Phân công lao động quốc tế là quá trình tập trung sản xuất và cung cấp một số sản phẩm và dịch vụ cho một quốc gia nhất định dựa trên ưu thế của quốc gia mình như về trình độ công nghệ, khoa học, xã hội, điều kiện tự nhiên để đáp ứng nhu cầu của quốc gia thông qua trao đổi quốc tế. Phân công lao động quốc tế đã phá vỡ sự biệt lập, khép kín của nền kinh tế dân tộc, mở ra một môi trường rộng đáp ứng số lượng lớn người lao động ở nhiều trình độ khác nhau.
Lịch sử phát triển của sự phân công lao động quốc tế:
- Đại phân công lao động lần thứ 1: diễn ra khi chăn nuôi tách khỏi trồng trọt
- Đại phân công lao động lần thứ 2: diễn ra khi thủ công nghiệp tách khỏi nghề nông. Thủ công nghiệp là mầm mống của công nghiệp sau này
- Đại phân công lao động lần thứ 3: đánh dầu bởi sự xuất hiện của thương nghiệp. Với sự hoạt động của các thương nhân đã làm cho việc trao đổi hàng hóa phát triển mạnh mẽ và vượt ra biên giới quốc gia. Mậu dịch quốc tế ra đời và phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn.
Các TNC đã ra đời và đóng vai trò quan trọng đối với cuộc đại phân công lao động lần thứ 3. Theo Báo cáo toàn cầu năm 2012 của Worldwatch, với khoảng 80.000 TNC trên toàn thế giới đã phát triển một lượng lớn lao động từ các chi nhánh. Tại nhiều nước các chi nhánh nước
ngoài đóng vai trò sống còn trong việc tạo ra việc làm cho người lao động. Tại Singapore, số người làm cho các chi nhánh nước ngoài chiếm trên 50% tổng số lao động trong các ngành sản xuất, tại Ấn Độ, chỉ riêng số người làm trong ngành công nghệ phần mềm đã giải quyết 8 triệu việc làm cho nước này.
Số liệu từ cuộc khảo sát hàng năm của UNCTAD về 100 công ty xuyên quốc gia chỉ ra rằng doanh thu từ nước ngoài và số việc làm của những công ty đó tăng nhanh hơn nhiều so với những công ty trong nước. Trong năm 2012, các công ty liên kết nước ngoài đã cung cấp việc làm cho khoảng 72 triệu người, tạo ra doanh thu 26 nghìn tỷ USD và giá trị gia tăng 6,6 nghìn tỷ USD.
Phân công thị trường lao động thế giới đã thực sự có những biến đổi tích cực, giải quyết số lượng việc làm lớn, đặc biệt là những việc làm với những nguồn lực chất lượng cao.
2.4 Đánh giá chung vai trò của các TNC trong toàn cầu hóa kinh tế Sự ra đời, mở rộng, phát triển của các TNC đã thể hiện nhiều điểm tích cực trong toàn cầu hóa kinh tế. Cùng với sự phát triển chung của thế giới, vai trò của TNC đã thúc đẩy và thay đổi cơ cấu thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, phát triển chuyển giao công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, phân công thị trường lao động quốc tế. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã chỉ ra những tác động tiêu cực của TNC từ bản chất độc quyền nhóm của chúng.
Thứ nhất, các TNC đầu tư ra nước ngoài không chỉ đơn giản là thực hiện di chuyển các nguồn lực sản xuất quốc tế mà còn là thực hiện chiến lược cạnh tranh độc quyền của các công ty lớn. Các công ty đầu tư ra nước ngoài xuất phát từ hai nguyên nhân chính: Khai thác lợi thế độc quyền của chúng và loại bỏ hoặc hạn chế cạnh tranh với các đối thủ ở nước ngoài.
Thứ hai, các TNC đầu tư vào các ngành công nghiệp mới, hướng vào
thay thế nhập khẩu, hơn là các ngành công nghiệp hiện có ở nước chủ nhà, do đó khả năng tăng số lượng đối thủ cạnh tranh trong các ngành công nghiệp hiện có là rất hạn chế. Xu hướng này rất phổ biến ở các nước đang phát triển thực hiện chiến lược công nghiệp hóa thay thế hàng nhập khẩu.
Thứ ba, sức mạnh thị trường của các TNC được biểu hiện ở lợi thế độc
quyền về mặt huy động vốn, bảo mật công nghệ, marketing và sử dụng nguồn nguyên liệu. Theo quan điểm này, các TNC đã tạo ra thị trường không hoàn hảo.
Như vậy, hầu hết các quan điểm phê phán trên đã nhìn nhận TNC như là tác nhân tạo ra tính không hoàn hảo của thị trường và phát triển cơ cấu thị trường cạnh tranh độc quyền ở nước chủ nhà. Hoạt động của TNC chủ yếu mang lại lợi ích cho các nước phát triển, trong khi các nước đang phát triển phải chịu nhiều hậu quả. Hơn nữa, TNC còn được coi như là công cụ của các nước giàu để nô dịch các nước nghèo.
Chương 3