Các mặt tích cực

Một phần của tài liệu Vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong toàn cầu hóa kinh tế (Trang 29 - 30)

*Cung cấp nguồn vốn quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước

Nguồn vốn của các công ty xuyên quốc gia là một nguồn lực quan trọng trong việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế nước ta. Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa trong điều kiện tích lũy còn thấp, nhu cầu về vốn lớn đòi hỏi phải khai thác cả trong và ngoài nước.

Nhưng điều quan trọng hơn của nguồn vốn này đó là nhờ có nó, nhiều nguồn lực trong nước ngày càng giữ vai trò quan trọng trong tổng đầu tư xã hội: vốn đầu tư nước ngoài, vốn của các doanh nghiệp trong nước có thể khơi dậy để đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa. Nhờ nguồn vốn này, nhiều ngành mới đã được hình thành và phát triển; đồng thời nguồn vốn công nghệ cũng đã giúp chúng ta tiếp cận được với một số lĩnh vực hiện đại.

*Góp phần thực hiện sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế

Các TNC góp phần tích cực thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Các TNC giúp tăng nhanh tỷ trọng của sản xuất công nghiệp, đặc biệt là của các ngành dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc dân. Các TNC chiếm tỷ trọng cao trong các ngành sản xuất công nghiệp (gần 35% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp), tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới, góp phần tạo ra bước ngoặt trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.

Bảng 3.1: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế giai đoạn 1995 - 2011

Đơn vị: %

Năm 1995 1997 2000 2001 2002 2003 2004 2011

GDP 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nông - lâm - thủy sản 27,18 25,77 24,53 23,24 23,03 22,54 21,8 22,02%

Công nghiệp và xây dựng 28,76 32,08 36,73 38,13 38,49 39,47 40,2 40,79%

Dịch vụ 44,06 42,15 38,73 38,63 38,48 37,99 38,0 37,19%

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Các công ty xuyên quốc gia đã tác động đến việc phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm theo cả hai cách trực tiếp và gián tiếp. Thông qua các dự án đầu tư, các công ty xuyên quốc gia đã tạo ra nhiều việc làm cho lao động địa phương đồng thời đào tạo lực lượng lao động địa phương để phục vụ cho nhu cầu hoạt động của công ty mình.

Bên cạnh đó, sự hoạt động của các công ty xuyên quốc gia đã tạo ra rất nhiều cơ hội, động lực cho sự phát triển của lực lượng lao động theo đuổi mục tiêu có thu nhập cao. Đặc biệt các nước đang phát triển như Việt Nam thì vai trò của các công ty xuyên quốc gia lại càng trở nên quan trọng hơn, nó giúp chúng ta phát triển nguồn lực lao động, nhất là đội ngũ có trình độ chuyên môn kĩ thuật và quản lý, từ đó tạo tiền đề quan trọng để nâng cao năng suất lao động.

Ngoài ra các công ty xuyên quốc gia thường có các hoạt động trợ giúp tài chính cho các chương trình nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp các thiết bị khoa học phục vụ cho việc đào tạo.

*Thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế

Để có thể hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta cần có một nền kinh tế ổn định, tăng trưởng đều. Các công ty xuyên quốc gia đã giúp chúng ta giải quyết được các vấn đề này. Bên cạnh đó các công ty xuyên quốc gia cũng giúp tăng trưởng xuất khẩu, từ đó nhanh chóng hội nhập vào thị trường quốc tế.

Các công ty xuyên quốc gia, làm cho các doanh nghiệp Việt Nam phải tự thay đổi để thích ứng và cạnh tranh tốt. Có thể nói các công ty xuyên quốc gia đã góp phần đưa Việt Nam tham gia vào sự phân công lao động quốc tế, đồng thời giúp các doanh nghiệp Việt Nam thích ứng cao nhất với các đòi hỏi của nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập.

Ví dụ: Theo Ngân hàng thế giới báo cáo, trong năm 2009, Việt Nam được xếp vào một trong 20 quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khắp toàn cầu với mức tăng trưởng GDP 5,3%. Theo dự đoán của Price waterhouse Cooper năm 2008, Việt Nam có thể là nền kinh tế mới nổi tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025, với mức tăng trưởng tiêm năng gần 10%.

Một phần của tài liệu Vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong toàn cầu hóa kinh tế (Trang 29 - 30)