7. Kết cấu của luận văn
1.1.3. Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
- Quản lý nhà nước: Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội [22].
- Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Bộ luật Lao động quy định: Người lao động có quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm. Người cần việc làm có quyền trực tiếp liên hệ để tìm việc làm hoặc đăng ký tại các tổ chức dịch vụ việc làm để làm việc tùy theo nguyện vọng, khả năng, trình độ, nghề nghiệp và sức khỏe của mình. Theo đó, lao động việc làm không chỉ ở các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội... không chỉ ở phạm vi xã hội mà còn tại mỗi gia đình.
Để quản lý lao động, việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm, điều đó trước hết phải thuộc về trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp, tổ chức và của toàn xã hội.
Bên cạnh đó, để quản lý nhà nước về lao động được thực hiện có hiệu quả, Nhà nước cần nâng cao năng lực hoạch định chính sách về lao động việc làm. Chính sách về lao động việc làm được Nhà nước ban hành với những quan điểm, chủ trương, phương hướng và biện pháp hoàn toàn đổi mới, phù hợp với cơ chế thị trường và đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống.
Quản lý nhà nước về lao động và việc làm là loại hình quản lý đặc biệt do Nhà nước tiến hành trên cơ sở nắm bắt mối quan hệ giữa dân số, lao động và việc làm để từ đó đưa ra những giải pháp và nội dung cụ thể nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, để công dân được thực hiện quyền lao động của mình theo quy định của pháp luật.
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra định nghĩa khái quát cơ bản của