Thực hiện chức năng của Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIẢI QUYẾT VIỆC làm CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN địa bàn HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 32 - 73)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Thực hiện chức năng của Nhà nước

Chức năng của nhà nước được thể hiện thông qua những phương diện, những mặt hoạt động cơ bản của nhà nước, phản ánh bản chất của nhà nước, được xác định tùy thuộc vào đặc điểm tình hình trong nước và quốc tế, nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước trong từng giai đoạn.

Chức năng của nhà nước do các cơ quan nhà nước bộ phận hợp thành bộ máy nhà nước thực hiện. Căn cứ vào những phương diện hoạt động của nhà nước, các chức năng của nhà nước được chia thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.

Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là một nội dung quan trọng trong thực hiện chức năng đối nội của nhà nước nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn vừa trực tiếp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, phát triển nông thôn theo hướng bền vững, vừa tạo tiền đề để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia.

Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là loại hình quản lý đặc biệt trên cơ sở nắm bắt mối quan hệ giữa dân số, lao động và việc làm. Từ đó, đưa ra những định hướng, giải pháp cụ thể nhằm giải quyết

việc làm cho lao động nông thôn trên cơ sở những quy định của pháp luật do Nhà nước đặt ra.

Trên cơ sở nắm bắt về cung - cầu lao động, sự biến động về cung - cầu lao động làm cơ sở cho việc đưa ra các quyết sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình quốc gia về giải quyết việc làm cho người lao động nói chung, lao động nông thôn nói riêng; trong có có những chính sách ưu đãi nhằm hỗ trợ, khuyến khích lao động nông thôn tự học nghề, tạo việc làm. Thực tế cho thấy, lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn nên dẫn đến mất cân đối về cung - cầu lao động, số lao động dôi dư từ sản xuất nông nghiệp phần lớn là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Vì vậy, mối quan hệ cung cầu lao động ở khu vực này còn căng thẳng về kết cấu. Mặt khác, quy mô, khả năng tạo mở việc làm, thu hút lao động ở nông thôn là rất lớn nhưng khu vực này chưa đủ điều kiện để biến khả năng đó thành hiện thực. Mặc dù những năm qua, cơ cấu công, nông nghiệp và dịch vụ ở nông thôn đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ phù hợp với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhưng khu vực nông thôn còn hạn chế nhiều về cơ sở hạ tầng, về vốn, thị trường và công nghệ nên quá trình tạo mở việc làm cho người lao động còn hạn chế. Nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn là vô cùng to lớn nhưng còn nhiều điểm yếu nên chưa được phát huy. Do đó, Nhà nước phải điều tiết về quy luật cung - cầu lao động, xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về lao động nhằm đảm bảo cho người lao động có việc làm, không rơi vào tình trạng thất nghiệp hiện nay.

1.3. Nội dung quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

1.3.1. Hoạch định chính sách, chiến lược về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Đảng, Nhà nước ta luôn xác định lao động - việc làm là một trong những lĩnh vực trung tâm của quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, ổn định và phát triển đất nước.

Nhiều chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước được ban hành và thực thi như: huy động nguồn vốn đầu tư phát triển, đẩy mạnh phát triển kinh tế tạo nhiều việc làm; lập Quỹ quốc gia về việc làm (năm 1992) để cho vay vốn tạo việc làm với lãi suất ưu đãi theo các dự án nhỏ; hình thành Quỹ giải quyết việc làm địa phương; hình thành và phát triển hệ thống các Trung tâm dịch vụ việc làm, nay là các Trung tâm giới thiệu việc làm và các cơ sở đào tạo nghề xã hội; phát triển nhiều hình thức, mô hình tổ chức giải quyết việc làm phong phú, đa dạng; quan tâm đến hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia nhằm giải quyết việc làm với thu nhập cao, đồng thời nâng cao trình độ tay nghề, tác phong công nghiệp cho người lao động… từ đó, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về tạo việc làm cho người lao động, qua đó, đã huy động được mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển và tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, bước đầu chuyển đổi cơ cấu và chất lượng lao động theo hướng tích cực.

Bên cạnh đó, Nhà nước rất coi trọng xây dựng và thực hiện các chương trình mục tiêu để tập trung nguồn lực giải quyết các vấn đề bức xúc nhất về thị trường lao động và việc làm bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo như: Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề (giai đoạn 1998 - 2000, 2001 - 2005, 2006 - 2010, 2012 - 2015); Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001 - 2005; Chương trình mục

tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010; Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững (giai đoạn 2012 - 2015, 2016 - 2020); Chương trình tăng cường nâng cao năng lực đào tạo nghề (giai đoạn 2001- 2005, 2006 - 2010); chương trình đào tạo nghề cho nông thôn, bộ đội xuất ngũ; chương trình 135… Các chương trình này hướng vào hỗ trợ người thất nghiệp, người chưa có việc làm, người nghèo và nhóm xã hội yếu thế tự tạo việc làm hoặc tìm việc làm trên thị trường lao động nhằm đảm bảo an sinh xã hội, trong đó lao động vùng nông thôn là đối tượng liên quan chủ yếu.

Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là đề án 1956): Đây là Đề án có quy mô lớn nhất và có sự hỗ trợ cho học viên, giáo viên nhiều nhất, với số lượng đào tạo lớn nhất và trong thời gian dài nhất từ trước tới nay hướng tới khu vực lao động nông thôn, gắn đào tạo nghề với dự báo xu hướng yêu cầu của thị trường lao động. Với mục tiêu đến năm 2020, sẽ đào tạo nghề cho gần 10 triệu lao động nông thôn làm việc ở khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp, và bồi dưỡng đào tạo 01 triệu cán bộ công chức cấp xã, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm tăng thu nhập của lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn [31].

Bên cạnh đó, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cũng đề ra chỉ tiêu đào tạo nghề cho 5,5 triệu lao động nông thôn (bình quân 1,1 triệu lao động/năm), trong đó, hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng cho 3,84 triệu lao động nông thôn, người khuyết tật, thợ thủ công, thợ lành nghề gắn với nhu cầu của thị trường lao động [34].

1.3.2. Ban hành văn bản pháp luật về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Trong nhiều năm qua, nhất là thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống pháp luật nước ta ngày càng được hoàn thiện. Nhà nước đã ban hành Luật Bảo hiểm Xã hội, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng...; Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Hợp tác xã, Luật Thuế, Luật Phá sản... trong đó có những quy định về giải quyết việc làm, đẩy mạnh tạo việc làm gắn với quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Từ đó đã góp phần giải phóng sức sản xuất, tạo điều kiện cho thị trường lao động phát triển; hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường lao động phát triển, tăng cường cơ hội việc làm và hoàn thiện quan hệ lao động. Các chế độ về tiền lương, trợ cấp ngày càng hoàn thiện, góp phần nâng cao năng suất và cải thiện thu nhập của lao động ở nông thôn.

Bộ Luật lao động sửa đổi (2012): Tiếp tục phát triển thị trường lao động, tăng cường điều kiện hoạt động của các đối tác tham gia thị trường lao động (Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức môi giới trung gian và người lao động); tăng cường hỗ trợ của Nhà nước đối với người lao động yếu thế trên thị trường thông qua các chính sách hỗ trợ tạo việc làm.

Luật Việc làm (2013): Luật này quy định chính sách hỗ trợ tạo việc làm; thông tin thị trường lao động; đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; tổ chức, hoạt động dịch vụ việc làm; bảo hiểm thất nghiệp và quản lý nhà nước về việc làm.

Nội dung chính của Luật Việc làm là những chính sách hỗ trợ việc làm như: Tín dụng ưu đãi tạo việc làm, trong đó Nhà nước thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi để hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm và các nguồn tín dụng khác; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm

cho người lao động ở khu vực nông thôn; chính sách việc làm công được thực hiện thông qua các dự án hoặc hoạt động sử dụng vốn nhà nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp xã; hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên, hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ phát triển thị trường lao động, đánh giá, cấp chứng chỉ nghề quốc gia; chế độ bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thất nghiệp…

Lần đầu tiên Việt Nam có luật hướng đến khu vực kinh tế phi chính thức, đã tạo điều kiện để hỗ trợ lao động nghèo, lao động nông thôn, người thất nghiệp và tăng cường cơ hội việc làm cho lao động khu vực phi chính thức.

Chỉnh phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Việc làm, triển khai đến mọi tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao công tác giải quyết việc làm cho người dân như: Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ban hành quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp; Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/07/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm về chính sách việc làm, Thông tư 11/2017/TT- BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ- CP ngày 09/07/2015 của Chính phủ, Thông tư số 43/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng quy định tại điều 14 nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm…

1.3.3. Tổ chức bộ máy và bố trí nguồn nhân lực về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Bộ máy quản lý nhà nước về giải quyết việc làm hiện nay ở nước ta được tổ chức như sau:

Chính phủ: Chính phủ lập chương trình quốc gia về việc làm, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, di dân phát triển vùng kinh tế mới gắn với chương trình giải quyết việc làm. Chương trình việc làm bao gồm mục tiêu, chỉ tiêu tạo việc làm mới, các chính sách, nguồn lực, hệ thống tổ chức và các biện pháp bảo đảm thực hiện chương trình.

Thủ tướng Chính phủ quyết định chương trình việc làm quốc gia do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đệ trình. Chính phủ quyết định chỉ tiêu tạo việc làm mới trong kế hoạch hằng năm và 5 năm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành có liên quan xây dựng đệ trình. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra và báo cáo chính phủ kết quả chỉ tiêu thực hiện tạo việc làm mới (hằng năm và 5 năm).

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Lập chương trình và quỹ giải quyết việc làm của địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và tổ chức thực hiện quyết định đó. Lập quỹ giải quyết việc làm (từ nguồn ngân sách địa phương, khoản hỗ trợ từ quỹ quốc gia về giải quyết việc làm do trung ương chuyển xuống và các nguồn khác) để giải quyết việc làm cho người lao động.

Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã: Ban hành các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; đề án, chương trình trong lĩnh vực lao động, việc làm; thông tin, tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực lao động, việc làm. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực lao động, việc làm. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách về lao động; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí trong hoạt động lao động, việc làm theo quy định của pháp luật. Có kế hoạch đào tạo,

nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác lao động, việc làm.

Ủy ban nhân dân cấp xã(phường, thị trấn): Căn cứ hướng dẫn chuyên môn của cơ quan lao động, thương binh và xã hội huyện, xây dựng kế hoạch công tác lao động tháng, quý, năm và tổ chức thực hiện. Thống kê nguồn lao động của xã để trình Ủy ban nhân dân huyện có giải pháp cân đối nguồn lao động, tạo việc làm, học nghề, xuất khẩu lao động, thực hiện nghĩa vụ lao động công ích.

1.3.4. Huy động các nguồn lực để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Nguồn lực là toàn bộ các yếu tố vật chất, tinh thần đã, đang và sẽ tạo ra sức mạnh cho sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Nguồn lực bao gồm cả yếu tố bên trong: con người, nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý... và các yếu tố bên ngoài: sự giúp đỡ, hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế về vốn, khoa học, công nghệ, thị trường, kinh nghiệm quản lý... Trong đó con người là yếu tố quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.

- Nguồn vốn: là vấn đề then chốt để phát triển kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm cho lao động, từ đó góp phần giải, quyết tốt các vấn đề xã hội, giữ vững ổn định chính trị, nâng cao dân trí và cải thiện một cách căn bản đời sống của cư dân nông thôn. Việc đầu tư vốn để tạo việc làm cho lao động nông thôn đươc thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: đầu tư vốn dưới hình thức cấp phát tài chính, đầu tư vốn ngân sách bằng hình thức tín dụng, nguồn vốn được huy động từ tiền gửi tiết kiệm trong dân để cho vay với lãi suất không ưu đãi, đầu tư bằng vốn nước ngoài qua liên doanh, liên kết. Tăng mức đầu tư từ ngân sách cho dạy nghề; từng bước mở rộng mô hình đào tạo theo cơ chế chia sẻ kinh phí đào tạo giữa nhà nước và doanh nghiệp, huy động

mọi nguồn lực đầu tư cho dạy nghề bao gồm cả nguồn ngân sách nhà nước, đóng góp của người học và của các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lao động, trong đó, chi đầu tư của ngân sách nhà nước đóng vai trò chủ đạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIẢI QUYẾT VIỆC làm CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN địa bàn HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 32 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)