7. Kết cấu của luận văn
2.2.4. Sự phối hợp giữa các cấp, ngành, tổ chức chính trị xã hội
Công tác giải quyết việc làm là nhiệm vụ chính trị quan trọng nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đòi hỏi sự tập trung, phát huy sức mạnh của các cấp ngành, tổ chức chính trị - xã hội chung tay thực hiện.
- Huyện ủy là cơ quan thực hiện việc lãnh đạo tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng, đề ra đường lối, chủ trương, nghị quyết của ban chấp hành đảng bộ để chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội thực hiện.
- HĐND huyện là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, HĐND huyện thể hiện quyền lực thông qua ban hành các nghị quyết chuyên đề, nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, từ đó yêu cầu UBND huyện triển khai thực hiện.
- UBND huyện thống nhất việc quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn huyện, UBND huyện có các phòng, ban chuyên môn để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Các phòng, ban chức năng (phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Kinh tế và Hạ tầng, phòng Giáo dục và Đào tạo…) có liên quan tham mưu cho UBND huyện triển khai, hướng dẫn các văn bản liên quan đến công tác giải quyết việc làm, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là đầu mối điều tiết, phối hợp giữa các ngành, các cấp, các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong vấn đề đào tạo nghề, cho vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm, tạo việc làm, xuất khẩu lao động. Các phòng, ban chuyên môn có trách nhiệm tham mưu UBND huyện các vấn đề liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình trong công tác giải quyết việc làm cho lao động, trong đó nhiệm vụ cụ thể:
+ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
Là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo huyện về công tác giảm nghèo bền vững, đào tạo nghề, tạo việc làm; có trách nhiệm tổng hợp, tham mưu giúp Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện và Ban chỉ đạo cấp huyện tổ chức chỉ đạo, quản lý, điều hành thực hiện kế hoạch giảm nghèo trên địa bàn
huyện. Tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện giảm nghèo trên địa bàn huyện theo quy định.
Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các xã và các đơn vị liên quan điều tra, quản lý danh sách đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện; thực hiện cơ chế chính sách, chỉ đạo hướng dẫn các xã xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm nghèo bền vững, đào tạo nghề, tạo việc làm và các mô hình giảm nghèo; tổ chức tập huấn cán bộ làm công tác giảm nghèo, đào tạo nghề, tạo việc làm cấp xã và cấp thôn.
Phối hợp với các ngành chức năng tham mưu cho ủy ban nhân dân huyện việc ban hành cơ chế, chính sách để khen thưởng cho tập thể, cá nhân tích cực tham gia thực hiện giảm nghèo bền vững, đào tạo nghề, tạo việc làm. Hàng năm, thực hiện sơ kết kế hoạch giảm nghèo bền vững, đào tạo nghề, tạo việc làm gắn với thi đua khen thưởng kịp thời.
+ Phòng Tài chính - Kế hoạch: Chủ trì, phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội bố trí ngân sách cho các xã; bố trí ngân sách hoạt động cho Ban Chỉ đạo; giám sát, kiểm tra, hưởng dẫn sử dụng nguồn kinh phí giảm nghèo, tạo việc làm đúng mục đích và hiệu quả. Đưa chỉ tiêu giảm nghèo, đào tạo nghề vào xây dựng kế hoạch từng năm vào giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của huyện; phối hợp với các phòng ban, ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách quản lý kinh phí và thực hiện kế hoạch giảm nghèo, đào tạo nghề, tạo việc làm trên địa bàn.
+ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì hướng dẫn thực hiện các dự án khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cho lao động có nhu cầu, nhất là đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; phối hợp đào tạo phát triển các ngành nghề nông thôn; chương trình nước sạch cho các hộ gia đình nông thôn.
+ Phòng Kinh tế và Hạ tầng:Chủ tri hướng dẫn thực hiện về chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, nhà ở cho người có công trên địa bàn huyện; phối hợp thực hiện chương trình đào tạo nghề nông thôn thuộc lĩnh vực đơn vị quán lý về tiểu thủ công nghiệp (thủ công, mỹ nghệ, mây tre đan …).
+ Phòng Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì thực hiện các giải pháp bảo đảm cho học sinh trong các gia đình nghèo được đến trường; hướng dẫn thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho học sinh thuộc hộ nghèo; phối hợp với Hội Khuyến học xây dựng cơ chế khuyến học, khuyến tài cho học sinh nghèo. Phối hợp thực hiện tốt công tác giảng dạy, hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông,…
+ Phòng Văn hóa và Thông tin, Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện: Chủ trì tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức và tầm quan trọng, ý nghĩa của kế hoạch giảm nghèo bền vững, đào tạo nghề, tạo việc làm; tuyên truyền các mô hình điểm, cách làm hay, sáng tạo, có hiệu quả về giảm nghèo, đào tạo nghề, tạo việc làm; tuyên truyền kết quả hoạt động của kế hoạch. Tổ chức tuyên truyền các văn bản liên quan đến công tác giảm nghèo bền vững, đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao dộng nông thôn và xuất khẩu lao động trên địa bàn một cách thường xuyên và kịp thời.
- Các tổ chức chính trị - xã hội huyện có trách nhiệm chủ động phối hợp với các ngành liên quan để phổ biến, tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tư vấn học nghề, việc làm miễn phí và vận động các thành viên của mình tham gia học nghề, đăng ký tìm kiếm việc làm.
Mặt trận Tổ quốc huyện và các tổ chức thành viên tuyên truyền vận động toàn thể đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia thực hiện đào tạo nghề, tạo việc làm. Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, thương yêu đùm bọc trong các khu dân cư, phát huy tình làng nghĩa xóm, trong
cộng đồng, trong dòng họ nhằm giúp nhau khắc phục khó khăn trong cuộc sống gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và xây dựng nông thôn mới, từng bước thực hiện các chỉ tiêu đào tạo