Hoạt động báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 47 - 51)

- Về ưu điểm:

Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, hƣớng dẫn của các cơ quan chuyên môn, những năm qua, các cơ quan báo chí trong tỉnh đã tích cực

tuyên truyền Chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; động viên, cổ vũ kịp thời các phong trào hành động cách mạng của các tầng lớp nhân dân. Song song với việc phát hiện, biểu dƣơng những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực, báo chí đã tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, âm mƣu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch và giải quyết các điểm nóng ở cơ sở, giữ vững trận địa tƣ tƣởng trên địa bàn tỉnh.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của các cơ quan thông tin, tuyên truyền tiếp tục đƣợc đầu tƣ, từng bƣớc đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, những ngƣời làm báo đƣợc quan tâm, chú trọng. Tính đến tháng 7/2017, các cơ quan báo chí của Lào Cai có 89 ngƣời đã đƣợc cấp Thẻ Nhà báo; các cơ quan báo chí Trung ƣơng có 16 phóng viên thƣờng trú đang hoạt động tác nghiệp trên địa bàn tỉnh và hàng trăm cộng tác viên thƣờng xuyên viết tin, bài cộng tác với các cơ quan báo chí.

Nhằm khuyến khích, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong công tác, các cơ quan báo chí đã tạo điều kiện cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên học tập nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị; đồng thời, thƣờng xuyên cử phóng viên tham dự các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ ngắn hạn do Hội Nhà báo, Sở Thông tin - Truyền thông, các bộ, ngành Trung ƣơng tổ chức; quan tâm tổ chức cho phóng viên đi thực tế học tập, trao đổi kinh nghiệm, hội thảo với các cơ quan báo chí Trung ƣơng và địa phƣơng; chủ động phân công phụ trách ngành, địa bàn cho từng phóng viên phù hợp với năng lực, sở trƣờng… nhằm tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, của các ngành, các địa phƣơng, đảm bảo thông tin nhanh nhạy, kịp thời, chính xác, toàn diện; khắc phục tình trạng bỏ sót sự kiện, để trống địa bàn (nhất là ở vùng sâu vùng xa). Trong công tác xây dựng Đảng, các cơ quan báo chí thƣờng xuyên rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ; công tác bồi dƣỡng, kết nạp đảng viên có chuyển biến tích cực.

Sát cánh cùng đội ngũ những ngƣời làm báo trong tỉnh, các văn phòng đại diện và phóng viên thƣờng trú trên địa bàn đã bám sát những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, phản ánh kịp thời các sự kiện, thành tựu của tỉnh đến với công chúng cả nƣớc. Dung lƣợng thông tin, tần suất về Lào Cai các kênh sóng, các trang báo, tạp chí của Trung ƣơng đƣợc duy trì và tăng cƣờng. Phạm vi phản ánh vừa bảo đảm tính toàn diện, bao quát đồng thời cũng rất cụ thể, thiết thực trên các lĩnh vực, các địa bàn. Nhiều vấn đề “nóng” của tỉnh, đƣợc dƣ luận quan tâm đều đƣợc các văn phòng đại diện và phóng viên thƣờng trú trên địa bàn nghiên cứu, tìm tòi, phát hiện để tuyên truyền, định hƣớng tƣ tƣởng, dƣ luận xã hội. Thông qua đó, nhân rộng những cách làm hay, sáng tạo; góp ý với tỉnh, với địa phƣơng cơ sở những giải pháp để khắc phục những hạn chế, khuyết điểm với tinh thần xây dựng; cổ vũ, động viên Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân vƣợt qua mọi khó khăn, thách thức tiếp tục thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

-Về hạn chế:

Bên cạnh những ƣu điểm nổi bật nêu trên, hoạt động báo chí còn một số hạn chế, đáng chú ý là:

Về nội dung thông tin, tuyên truyền: Chƣa có nhiều bài viết sắc sảo, mang tính định hƣớng lớn và đƣa ra dự báo, kiến nghị, đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng; Thiếu sự thông tin nhanh nhạy, sự phân tích toàn diện, nhiều chiều đối với những sự kiện quan trọng trong đời sống xã hội ở trong tỉnh, trong nƣớc và thế giới, đối với những vấn đề gay cấn nhất của tƣ tƣởng và thực tiễn hiện nay (thƣờng đối với những vấn đề này, báo chí hoặc né tránh, hoặc trình bày sơ lƣợc, phiến diện; do đó, thiếu hấp dẫn, thiếu sức thuyết phục trong việc lý giải); Việc cung cấp thông tin cho báo chí đôi khi chƣa đƣợc chính xác, thiếu minh bạch...Còn tình trạng đƣa thông tin chƣa chính xác, không phù hợp với chỉ đạo của tỉnh; Công tác điều hành, quản lý của cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí chƣa thực sự năng động; việc đổi mới về nội dung tuy đã có nhiều cố gắng nhƣng đôi lúc chƣa đáp ứng kịp thời thông tin của công chúng;

hình thức tờ báo và nội dung các chƣơng trình còn thiếu sức hấp dẫn; tính phản biện xã hội chƣa cao. Về hình thức tuyên truyền: chƣa có nhiều chuyên mục hay, tạo ấn tƣợng với công chúng; việc khai thác, sử dụng các thể loại báo chí hiệu quả chƣa cao, chủ yếu là tin tức, phản ánh, ít các thể loại bình luận, chuyên luận, phóng sự, điều tra.v.v.. Chất lƣợng in ấn, hình ảnh, âm thanh trong một số kỳ báo, tạp chí, chƣơng trình phát thanh, truyền hình chƣa thật rõ, thật đẹp.

- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Phần lớn hạ tầng kỹ thuật để sản xuất các chƣơng trình phát thanh chƣa đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn kỹ thuật. Hầu hết các phòng thu âm tại các Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện, thành phố không đƣợc xây dựng để thu âm, toàn bộ là cải tạo từ các phòng làm việc, sau đó gia cố cách âm bằng xốp rất đơn giản, các trang thiết bị trong phòng thu không đƣợc trang bị đầy đủ, chất lƣợng các thiết bị đã xuống cấp. Báo Lào Cai đang làm việc tại trụ sở khối 4 (hợp khối) với diện tích 700m2. Hệ thống chế bản báo đƣợc đầu tƣ từ năm 2005, gồm 1 máy in khổ A4, một máy in khổ A3, một máy photocopy và 4 máy ảnh kỹ thuật số, 19 máy tính để bàn, 01 camera. Hệ thống thiết bị báo điện tử đƣợc đầu tƣ từ năm 2007 hiện vẫn đang hoạt động. Ngoài ra, các phóng viên đều tự mua sắm máy ảnh, laptop.

- Nguyên nhân của những hạn chế:

+ Nguyên nhân khách quan:

Sản phẩm báo chí vừa mang đậm dấu ấn cá nhân, tính sáng tạo; đồng thời vừa là sản phẩm tổng hợp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của nhiều công đoạn, nhiều bộ phận khác nhau.

Lào Cai là một tỉnh miền núi có địa hình phân tầng lớn, chia cắt là thách thức không nhỏ đối với tỉnh trong phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó có hạ tầng về truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình. Lào Cai, nguồn thu ngân sách mới đảm bảo khoảng gần 50% mức chi, còn lại phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách Trung ƣơng ( năm 2016 thu 4.387.362 tỷ đồng trong khi chi 9.699.105 tỷ đồng); cho nên đầu tƣ cho phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội nói chung, đầu tƣ cho báo chí nói riêng tuy đã có những cố gắng nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu.

Cơ chế, chính sách đãi ngộ của tỉnh với đội ngũ những ngƣời làm báo nhìn chung còn hạn chế. Do vậy, có tình trạng một số nhà báo đã thành danh, những ngƣời có kinh nghiệm trong hoạt động báo chí xin chuyển công tác lên các cơ quan báo chí Trung ƣơng hoặc chuyển sang ngành, lĩnh vực khác.

+ Nguyên nhân chủ quan:

Trình độ, năng lực chuyên môn, lý luận, sự trải nghiệm thực tiễn của đội ngũ cán bộ và những ngƣời làm báo còn bất cập so với yêu cầu. Tuổi đời, tuổi nghề của đa phần phóng viên, biên tập viên còn trẻ; một số cán bộ, phóng viên không đƣợc đào tạo chính quy về nghiệp vụ báo chí. Tỷ lệ cán bộ, phóng viên, biên tập viên có trình độ lý luận chính trị trung cấp và cao cấp còn thấp.

Một bộ phận cán bộ, phóng viên chƣa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm xã hội của nhà báo; nắm tình hình, cơ sở chƣa sâu sát; việc điều tra, thẩm định thông tin chƣa tuân thủ đúng quy trình. Có nhà báo, phóng viên chuyên môn, nghiệp vụ tốt song chƣa phát huy hết khả năng, kinh nghiệm và đầu tƣ thời gian công sức trong việc tìm tòi, phát hiện vấn đề để có tác phẩm chất lƣợng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)