Qua nghiên cứu các tài liệu và qua các báo, đài, tác giả nghiên cứu một số kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa có đặc điểm giống với tỉnh Lào Cai, cụ thể nhƣ sau:
* Tỉnh Bắc Kạn
Tỉnh Bắc Kạn có 46/175 DTLSVH đƣợc xếp hạng các cấp, trong đó gồm: 01 di tích cấp quốc gia đặc biệt; 12 di tích cấp quốc gia; 33 di tích cấp tỉnh. Sở VHTTDL có tổng số biên chế là 61 ngƣời, đã thành lập phòng DSVH và BQL di tích tỉnh có biên chế 18 ngƣời. BQL di tích các cấp còn chồng chéo.
Trong những năm qua, hoạt động kiểm kê, phân loại, xếp hạng di tích trên địa bàn toàn tỉnh đã đƣợc Phòng Di sản Văn hóa tham mƣu và tổ chức triển khai. BQL di tích tỉnh thƣờng xuyên tuyên truyền giới thiệu về các sự kiện diễn ra tại các di tích cũng đã đƣợc thực hiện cụ thể là 30/46 di tích đã đƣợc cắm bia, ghi dấu sự kiện. Hoạt động trùng tu, tôn tạo di tích cơ bản đƣợc hoàn thiện bằng nguồn vốn chƣơng trình mục tiêu quốc gia về văn hóa.
* Tỉnh Lai Châu
Tỉnh Lai Châu có tổng số 23 di tích; có 5 di tích cấp quốc gia và 17 di tích cấp tỉnh. Trong đó, có 09 di tích lịch sử văn hóa, có 12 di tích Danh lam thắng cảnh và 02 di tích di chỉ khảo cổ. Sở VHTTDL có tổng số biên chế là 47 ngƣời, chƣa thành lập Phòng Quản lý Di sản Văn hóa. Bảo tàng tỉnh Lai Châu có 22 công chức, viên chức và ngƣời lao động. Công tác quản lý nhà nƣớc về di tích do Phòng Nghiệp vụ Văn hóa tham mƣu; Các nhiệm vụ liên nhƣ nghiên cứu, sƣu tầm, lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích... do Bảo tàng tỉnh tham
mƣu. Tháng 5/2017, các nhiệm vụ trên đƣợc giao cho Phòng Quản lý Văn hóa tham mƣu (tại Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 08/5/2017).
Hoạt động quản lý các di tích đã đƣợc xếp hạng giao cho UBND các huyện, trên cơ sở địa giới hành chính của từng huyện, Phòng Văn hóa và Thông tin tham mƣu, quản lý; chƣa thành lập Ban Quản lý di tích cấp huyện. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu đang xây dựng dự thảo Quy chế quản lý và phát huy di tích danh thắng trên địa bàn tỉnh trình UBND tỉnh Lai Châu ra Quyết định ban hành.
* Tỉnh Yên Bái
Tỉnh Yên Bái có hơn 45 di tích; có 13 di tích cấp quốc gia và 32 di tích cấp tỉnh. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái với 8 phòng chuyên môn và 06 đơn vị trực thuộc. Phòng Di sản văn hóa là phòng chuyên môn tham mƣu quản lý lịch vực di sản văn hóa. Đến năm 2015, tỉnh Yên Bái chuyển chức năng quản lý nhà nƣớc về phòng Quản lý văn hóa trên cơ sở sát nhập Phòng Di sản văn hóa và thành lập Trung tâm Quản lý di tích và Phát triển du lịch. Trung tâm Quản lý di tích và Phát triển du lịch có 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc và các viên chức, nhân viên hợp đồng lao động. Trung tâm có chức năng quản lý hoạt động của các di tích đã đƣợc xếp hạng nhƣ: trùng tu, tôn tạo, khai thác phục vụ phát triển du lịch của tỉnh.... Việc thành lập Trung tâm Quản lý di tích và Phát triển du lịch tỉnh Yên Bái đã tập trung đƣợc đầu mối quản lý, khai thác, nắm bắt đƣợc tổng thể các di tích để từ đó giúp cho tỉnh xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch, quy hoạch và đầu tƣ một cách hợp lý, hiệu quả.
* Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Lào Cai
Những kết quả khảo sát, đánh giá trên tại một số tỉnh miền núi trong công tác quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử đã cung cấp cho Lào Cai những bài học kinh nghiệm quý báu trong hoạt động quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa:
Một là, xây dựng tổ chức bộ máy quản lý về di tích lịch sử văn hóa phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của địa phƣơng, trên cơ sở vận dụng các quy định,
hƣớng dẫn của Luật Di sản văn hóa, Nghị định hƣớng dẫn thực hiện Luật Di sản văn hóa, Thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Hai là, xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn địa phƣơng để tổ chức thực hiện tốt hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Ba là, tăng cƣờng xây dựng phát triển đội ngũ nhân lực làm công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa
Bốn là, đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, để huy động cao nhất sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa
Năm là, tổ chức các hoạt động nghiệp vụ về công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa theo đúng quy định, phù hợp với điều kiện của địa phƣơng.
Tiểu kết chƣơng 1
Khái niệm di tích lịch sử văn hóa, quản lý nhà nƣớc, quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa và các khái niệm có liên quan nhƣ: bảo tồn và phát huy giá trị di tích, tu bổ di tích, phục hồi di tích, thanh tra, kiểm tra về di tích, xã hội hóa và hợp tác quốc tế... là những vấn đề lý luận chung mà luận văn cần làm sáng tỏ. Từ những khái niệm đã có, tác giả luận văn đã đƣa ra các khái niệm nhƣ: Di tích lịch sử văn hóa là nơi diễn ra hoặc ghi dấu những sự kiện quan trọng của lịch sử địa phƣơng cũng nhƣ của đất nƣớc, những địa điểm ghi dấu chiến công chống xâm lƣợc, chống áp bức; những nơi ghi dấu sự vinh quang lao động; những nơi ghi dấu về nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa; Quản lý nhà nƣớc về DTLS VH là sự định hƣớng, tạo điều kiện để tổ chức điều hành hoạt động bảo vệ, giữ gìn các DTLSVH và làm cho các giá trị của DTLSVH đƣợc phát triển theo chiều hƣớng tích cực; Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa là hệ thống các cơ quan, đơn vị, phòng ban tham gia vào việc quản lý di tích lịch sử văn hóa.
Luận án áp dụng khung về lý thuyết quản lý DSVH để tiến hành nghiên cứu hoạt động quản lý di tích, nhìn nhận các di tích là đối tƣợng quản lý cần có những biện pháp phù hợp nhằm bảo tồn, gìn giữ đồng thời phát huy đƣợc giá trị của chúng phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân.
Việc phân tích những đặc điểm của quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa, các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa; chủ thể và nội dung quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa đƣợc xem nhƣ là cơ sở khoa học cho toàn bộ nội dung mà Luận văn sẽ triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, tác giả luận văn đã chỉ ra sự cần thiết phải quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa và các mô hình quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa của các tỉnh nhƣ: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lai Châu, Yên Bái và đƣa ra các bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Lào Cai
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI