Các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai có các đặc điểm và các yếu tố ảnh hƣởng sau:
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Về điều kiện tự nhiên, Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của VN, cách Hà Nội 296 km theo đƣờng sắt và 345 km theo đƣờng bộ. Tỉnh Lào Cai đƣợc tái lập tháng 10/1991 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Hoàng Liên Sơn. Từ ngày 01/01/2004 (sau khi tách huyện Than Uyên sang tỉnh Lai Châu), diện tích tự nhiên: 6.383,88 km2 (chiếm 2,44% diện tích cả nƣớc, là tỉnh có diện tích lớn thứ 19/63 tỉnh, thành phố cả nƣớc).
Tỉnh Lào Cai giáp nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với 182,086 km đƣờng biên giới giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); phía Nam giáp với tỉnh Yên Bái, phía Đông giáp với tỉnh Hà Giang, phía Tây giáp với tỉnh Lai Châu. Lào Cai là tỉnh có dãy núi và đỉnh núi cao nhất nƣớc ta. Điểm thấp nhất của tỉnh thuộc thung lũng sông Hồng ở khu vực làng Thíp (Bảo Yên) khoảng 80 - 90m và cao nhất là đỉnh Phan Xi Păng (Sa Pa) cao 3143m so với mực nƣớc biển.
Nằm ở phía Tây Bắc lãnh thổ Việt Nam, Lào Cai mang đặc trƣng của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, gió mùa, mùa đông lạnh, biến động mạnh và phân hóa đa dạng. Đặc biệt, địa hình có sự chia cắt mạnh tạo nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các vùng tƣơng đối lớn đã phần nào ảnh hƣởng đến hệ thống các di tích.
Với những đặc điểm về địa chất, môi trƣờng tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt, biến đổi liên tục theo mùa đã khiến cho quá trình phong hóa các di tích diễn ra nhanh. Đây là một thách thức lớn đối với công tác bảo tồn các di tích với chất liệu bằng gỗ trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Các di tích ở Lào Cai đều đƣợc làm từ chất liệu gỗ, đá và chịu tác động của đặc điểm thời tiết nóng ẩm, mƣa nhiều nên
dễ bị phong hóa. Sự tác động của nhiệt độ tăng cao, nắng gắt, mƣa nhiều kèm theo gió bão sẽ làm cho vật liệu kiến trúc nhanh xuống cấp, hƣ tổn, giảm tuổi thọ của công trình. Bởi vậy, hoạt động quản lý di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Lào Cai gặp nhiều khó khăn. Nhiều di tích nhanh bị xuống cấp và phải tu bổ, tôn tạo thƣờng xuyên. Bên cạnh đó, tỉnh Lào Cai với địa hình có độ dốc lớn, chia cắt mạnh dẫn đến thƣờng xuyên xảy ra tỉnh lũ ống, lũ quét gây ảnh hƣởng đến di tích nhƣ; Đền Trịnh Tƣờng, Đền Bảo Hà, Đền Phúc Khánh, Đền Đôi Cô - Chùa Cam Lộ.
Là tỉnh biên giới giáp với Trung Quốc, các di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Lào Cai chính là những cột mốc biên giới khẳng định chủ quyền quốc gia nhƣ: Đền Mầu, Đền Thƣợng thuộc thành phố Lào Cai, Đền Trịnh Tƣờng thuộc huyện Bát Xát và Đền Si Ma Cai thuộc huyện Si Ma Cai... Qua các cuộc chiến tranh, nhất là chiến tranh biên giới năm 1979 các di tích đã bị phá hủy, việc phục dựng, trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa phần nào đã bị ảnh hƣởng, nhiều yếu tố gốc không còn đƣợc lƣu giữ.
2.1.2. Kinh tế xã hội
Lào Cai là tỉnh có nhiều tài nguyên để phát triển kinh tế. Tài nguyên đất của tỉnh đa dạng với 30 loại đất chia làm 10 nhóm chính, trong đó có một số nhóm chính có độ phì tự nhiên cao nhƣ nhóm đất phù sa, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất mùn vàng đỏ, nhóm đất mùn alit trên núi, nhóm đất đỏ vàng... Khoáng sản Lào Cai đa dạng, có trữ lƣợng lớn với 150 điểm quặng và trên 30 loại khoáng sản. Tài nguyên nƣớc của Lào Cai tƣơng đối phong phú với hệ thống sông suối dày đặc, phân bố khá đều với hai con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Chảy.
Những tiềm năng trên là điều kiện để Lào Cai khai thác phát triển các ngành kinh tế nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Sau 25 năm tái lập tỉnh, kinh tế Lào Cai đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc. Tốc độ tăng trƣởng luôn ở mức 2 chữ số, cao hơn những năm đầu tái lập tỉnh, cao hơn so với mức tăng của cả nƣớc và nhiều địa phƣơng khác. Tính đến hết năm 2015, GDP của
Lào Cai đạt 18.212.330 triệu đồng [14, tr.15]. Sự tăng trƣởng này đã giúp Lào Cai dần ra khỏi danh sách các tỉnh nghèo, chậm phát triển của khu vực. Trong nhiều năm qua, tỉnh Lào Cai quan tâm đầu tƣ, phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ phát triển du lịch. Sauk hi tuyến đƣờng cao tốc Hà Nội – Lào Cai đƣợc lƣu thong, Lào Cai đã trở thành địa chỉ thu hút rất động khách du lịch vào các diipj cuối tuần và các nghỉ nghỉ lễ, tết, với hơn 3 triệu lƣợt ngƣời/năm đến tham quan, khám phá, nghỉ dƣỡng. Đây là những điều kiện để Lào Cai quan tâm đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, tu bổ, phục hồi các di tích lịch sử ở địa phƣơng.
2.1.3. Lịch sử hành chính
Tỉnh Lào Cai nhiều lần đƣợc thay đổi về duyên cách và địa lý qua các giai đoạn lịch sử nhƣ thời Bắc thuộc, thực dân Pháp chiếm đóng và thành lập tỉnh dân sự Lào Cai; đến ngày 27/12/1975, Quốc hội nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà khoá V, kỳ họp thứ 2 ra Quyết nghị hợp nhất 3 tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ (trừ huyện Bắc Yên và Phù Yên) thành tỉnh Hoàng Liên Sơn. Và Ngày 12/8/1991, Nghị quyết Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 9 ban hành Nghị quyết chia tỉnh Hoàng Liên Sơn thành hai tỉnh mới là tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái. Ngày 1/10/1991 tỉnh Lào Cai đƣợc tái thành lập.
Sự thay đổi về đơn vị hành chính, gắn liền với đó là sự thay đổi của bộ máy tổ chức chính quyền đã tác động to lớn đến công tác quản lý di tích trên địa bàn tỉnh. Quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử là một bộ phận của quản lý nhà nƣớc. Do đó, sự thay đổi về tổ chức bộ máy sẽ kéo theo sự thay đổi trong công tác quản lý nhà nƣớc. Bên cạnh đó, công tác lƣu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến DTLSVH bị thất lạc, gây khó khăn cho việc lập hồ sơ khoa học trình xếp hạng các cấp cũng nhƣ quản lý DTLSVH sau này.
2.1.4. Dân cư, dân tộc, văn hóa
Tỉnh Lào Cai có 13 dân tộc với 23 nhóm ngành khác nhau, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 64,09% dân số toàn tỉnh. Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, toàn tỉnh Lào Cai có 614.595 ngƣời, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số trong tỉnh Lào Cai với 212.528 ngƣời. Số lƣợng ngƣời Kinh đến từ
hơn 40 tỉnh thành trong cả nƣớc. Dân tộc Hmông có 146.147 ngƣời; Dân tộc Tày có 94.243 ngƣời; Dân tộc Dao có 88.379; Dân tộc Giáy có 28.606 ngƣời;... [13, tr.56]. Mật độ dân số bình quân: 96 ngƣời/km2, bằng 83% mật độ trung bình của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và bằng 37% so với mức trung bình của cả nƣớc.
Lào Cai là nơi cƣ trú của 3/4 ngữ hệ lớn của Việt Nam: ngữ hệ Nam Á, ngữ hệ Hán – Tạng, ngữ hệ Thái, với 6/8 nhóm ngôn ngữ của Việt Nam: Việt – Mƣờng, Tày – Thái, Ka Đai, Hmông – Dao, Hán, Tạng – Miến. Có 13 dân tộc với 23 nhóm ngành khác nhau, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 64,09% dân số toàn tỉnh. Mỗi một dân tộc có bản sắc văn hóa riêng đã tạo cho Lào Cai là tỉnh giàu bản sắc văn hóa, đồng thời là nơi thuận lợi cho giao lƣu, hội tụ văn hoá.
Nhân dân các dân tộc Lào Cai rất giàu truyền thống yêu nƣớc. Lịch sử dân tộc đã ghi dấu nhiều chiến công hiển hách của nhân dân biên giới Lào Cai trong việc cản bƣớc quân thù, làm cho kẻ thù phải thất điên bát đảo ngay khi chúng đặt chân vào lãnh thổ nƣớc ta nhƣ trong kháng chiến chống Mông – Nguyên, kháng chiến chống quân Minh,... góp phần quan trọng vào chiến thắng chung của dân tộc. Những trang sử hào hùng của nhân dân các dân tộc Lào Cai minh chứng cho sự có mặt, xây dựng và bảo vệ mảnh đất biên cƣơng của tổ quốc đƣợc ghi dấu trong các di tích lịch sử. Đền Mẫu – ra đời từ thời nhà Nguyễn, Đền Thƣợng (nơi thờ Quốc công tiết chế Hƣng Đạo Vƣơng Trần Quốc Tuấn), Đền Quan (nơi thờ Quan Thanh tra Giám sát trong tín ngƣỡng thờ Quan Tứ phủ của ngƣời Việt), Đền Cấm (Nơi thờ phụng, ghi nhớ công ơn các quan binh đã chết trong cuộc chiến bảo vệ đất nƣớc của quân đội Nhà Trần ở thế kỷ thứ XIII.), Đền Đôi Cô (Nơi thời hai cô ngƣời Bắc Ninh tham gia tiếp viện cho nghĩa quân đánh giặc ở vùng Lào Cai bị giặt bắt giết và giạt vào làng Chiềng), Đền ông Hoàng Bảy (nơi thờ ông Hoàng Bảy – một danh tƣớng triều Nguyễn có công trấn ải vùng đất phía Bắc, đƣợc vua Nguyễn tặng danh hiệu “Trấn an hiển liệt” và đền thờ ông đƣợc sắc phong là Thần vệ quốc), Đền Trung Đô (Nơi thờ
anh em tƣớng quân Vũ Văn Mật, Vũ Văn Uyên và các thuộc tƣớng, trong đó có tƣớng Hoàng Vần Thùng – ngƣời dân tộc địa phƣơng)....
Hệ thống di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Lào Cai mang nhiều dấu ấn lịch sử. Trải qua nhiều giai đoạn của lịch sử, các di tích lịch sử thể hiện rõ tôn giáo, tín ngƣỡng, những đặc điểm văn hóa của từng vùng miền và của dân tộc. Mỗi dân tộc có theo tôn giáo, tín ngƣỡng khác nhau đã tác động ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý di tích. Việc dựng các nhà thờ, nhà nguyện tự do tại các vùng ngƣời Mông, Dao theo đạo Thiên chúa giáo, Tin lành ở các huyện Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, Bảo Thắng, Văn Bàn; Xây dựng không phép chùa ở những vùng ngƣời Kinh, Tày ở huyện Bảo Thắng, Bảo Yên; tự ý xây dựng miếu, đền và đƣa các tƣợng pháp, hiện vật không phù hợp vào các di tích tại vùng ngƣời Kinh, Giáy, Tày... thuộc các huyện Bát Xát, Bảo Thắng mà tỉnh Lào Cai còn chƣa có biện pháp xử lý cụ thể.
Bên cạnh đó, hoạt động quản lý còn chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố nhƣ phong tục, tập quán, tín ngƣỡng dân tộc. Ví dụ nhƣ: tập quán cúng làng, cấm bang ở những vùng đồng bào dân tộc Mông, Giáy, Thu Lao... các hoạt động nhƣ tu bổ, tôn tạo... không đƣợc phép đƣợc triển khai.
2.1.5. Khái quát về hệ thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh Lào Cai
Về số lượng di tích:
Theo số liệu khảo sát, tính đến hết tháng 6/2017, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có tổng số hơn 70 di tích các loại, trong đó có 36 di tích đã đƣợc xếp hạng (19 di tích cấp quốc gia và 17 di tích cấp tỉnh; các di tích cấp quốc gia có 06 di tích danh lam thắng cảnh, 01 di tích khảo cổ và 12 di tích lịch sử văn hóa và có 17 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh). Năm 2017, Sở VHTTDL phối hợp với UBND các huyện, thành phố triển khai xây dựng 05 hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích các cấp, trong đó có 04 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh [Nguồn: Phòng Quản lý Di sản văn hóa - Sở VHTTDL tỉnh Lào Cai tháng 6/2017].
Đối chiếu với các tiêu chí quy định trong khoản 9 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa và Điều 28 của Luật di sản văn hóa. Trong tổng số 36 di tích đã đƣợc xếp hạng của tỉnh Lào Cai đƣợc chia thành những loại hình di tích nhƣ sau: lịch sử có 28 di tích, kiến trúc nghệ thuật có 01 di tích, khảo cổ có 01 di tích, danh lam thắng cảnh có 06.Trong đó, có 19 di tích lịch cấp quốc gia, bao gồm: 11 di tích di tích lịch sử, có 01 di tích kiến trúc nghệ thuật, 01 di tích khảo cổ, 06 di tích danh lam thắng cảnh. Trong tổng số 28 di tích lịch sử có 08 di tích lịch sử cách mạng và 20 di tích lịch sử văn hóa. Phân bố các các loại hình di tích [Phụ lục số 2].
Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa và các hoạt động bảo tồn, tôn tạo di tích đã đƣợc triển khai, bƣớc đầu đã góp phần giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích. Song, trải qua các biến cố lịch sử, xã hội, sự bào mòn, hủy hoại của thiên nhiên nên phần lớn các di tích của tỉnh đã bị xuống cấp nghiêm trọng, nhiều điểm di tích chỉ còn lại dấu tích.