TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
3.1. Quan điểm của Đảng và định hƣớng của tỉnh Lào Cai về quản lý di tích lịch sử văn hóa tích lịch sử văn hóa
3.1.1. Quan điểm của Đảng
Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam luôn coi văn hóa là động lực và là mục tiêu của sự phát triển kinh tế, xã hội. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giá đi sâu phân tích những quan điểm, chủ trƣơng của Đảng về công tác quản lý di tích giai đoạn từ 2010 đến nay.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X đã kiểm điểm, đánh giá khách quan, toàn diện những thành tựu và yếu kém, khuyết điểm; đồng thời, rút ra những bài học kinh nghiệm qua thực tiễn quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội X, tổng kết chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001-2010) và 20 năm thực hiện Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở đó, Đại hội quyết định việc bổ sung, phát triển Cƣơng lĩnh năm 1991; xác định chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011- 2020); đề ra phƣơng hƣớng, mục tiêu, nhiệm vụ 5 năm (2011-2015).
Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 đƣợc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 2011) thông qua đặt ra mục tiêu đối với lĩnh vực văn hóa, Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; con ngƣời phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật. Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xử lý tốt mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa để văn hóa thực sự là
nền tảng tinh thần của xã hội, là một động lực phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế.
Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung năm 2011) đã đƣa ra định hƣớng lớn về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng…. làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, trở thành sức mạnh nội sinh quán trọng của phát triển kinh tế.
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ, mục tiêu trong 5 năm (2011 – 2015) về các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực di sản, di tích: Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, về bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của dân tộc. Gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển văn hoá, văn nghệ, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá với phát triển du lịch và hoạt động thông tin đối ngoại nhằm truyền bá sâu rộng các giá trị văn hoá trong công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ và ngƣời nƣớc ngoài.
Nhƣ vậy, đến Đại hội Đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XI tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc, tầm quan trọng của công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử. Đảng cộng sản Việt Nam nhất quán quan điểm dành những nguồn lực nhất định cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử.
Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nƣớc. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về bảo tồn và phát huy giá trị di sản nói chung và di tích lịch sử nói riêng tiếp tục đƣợc khẳng định: Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu văn hóa
dân tộc; Xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội. Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế; gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch. Phục hồi và bảo tồn một số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một. Phát huy các di sản đƣợc UNESCO công nhận, góp phần quảng bá hình ảnh đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam.
Nghị quyết 33-NQ/TW thể hiện sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa, trong đó có công tác quản lý di sản và công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử.
Những quan điểm, đƣờng lối của Đảng cộng sản Việt Nam về công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử là kim chỉ nam cho các ngành chức năng, các địa phƣơng xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện quản lý nhà nƣớc về văn hóa.
Sau 10 năm thực hiện Luật Di sản Văn hoá, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, ngày 18 tháng 6 năm 2009, Kỳ họp thứ 5 Quốc hội nƣớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật số 32/2009/QH12 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hoá. Những nội dung sửa đổi liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử nhƣ: kiểm kê di tích lịch sử, văn hóa; yếu tố gốc cấu thành di tích; các hành vi nghiêm cấm; tiêu chí của di tích lịch sử văn hóa; xếp hạng di tích; Thủ tục xếp hạng di tích; Khu vực bảo vệ di tích; việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; việc lập quy hoạch, dự án hoặc chủ trì tổ chức thi công, giám sát thi công dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích; cơ quan quản lý nhà nƣớc về văn hoá, Thể thao và du lịch trên địa bàn giám sát việc thực hiện cải tạo, xây dựng các công trình ở nơi có ảnh hƣởng đến di tích.
Ngày 21/9/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 98/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản Văn hoá và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hoá. Nghị định này đã cụ thể hoá các nội dung của Luật Di sản Văn hoá và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di
sản Văn hoá. Phân loại di tích gồm: Di tích lịch sử (di tích lƣu niệm sƣ kiện, di tích lƣu niệm danh nhân; Di tích kiến trúc nghệ thuật; Di tích khảo cổ; Việc kiểm kê di tích; Việc lập hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích; Nguyên tắc xác định phạm vi và cắm mốc giới các khu vực bảo vệ di tích. Đồng thời, Nghị định này cũng những hƣớng dẫn cụ thể về công tác lập hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích; xác định phạm vi và cắm mốc giới các khu vực bảo vệ di tích.
Thông tƣ số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/7/2011 của Bộ trƣởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh; Thông tƣ số 18/2012/TT- BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích.... đã hƣớng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục các của công tác xây dựng hồ sơ, xếp hạng di tích và công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
Ngày 03/02/2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-BVHTTDL về việc tăng cƣờng công tác chỉ đạo quản lý hoạt động văn hóa, tín ngƣỡng tại di tích. Chỉ thị đã yêu cầu Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mƣu cho UBND tỉnh thực hiện việc phân cấp quản lý di tích trên địa bàn, qua đó xác định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm và quyền hạn của các cấp, các ngành ở địa phƣơng, đặc biệt là trách nhiệm, quyền hạn của Chủ tịch UBND cấp xã và Trƣởng ban Quản lý di tích do UBND cấp xã thành lập đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích; Đẩy mạnh tuyên truyền Luật di sản văn hóa; xây dựng nội quy bảo vệ di tích, làm biển và gắn biển nội quy bảo vệ di tích tại từng điểm di tích ở vị trí thích hợp; củng cố và hoàn thiện bộ máy quản lý di tích từ cấp tỉnh tới cấp cơ sở. ... Chỉ thị này đã đƣa ra những định hƣớng công việc cụ thể, chi tiết, mang tính sát thực cao đối với địa phƣơng. Đây là cơ sở để tỉnh Lào Cai tiến hành kiện toàn, xây dựng tổ chức bộ máy các cấp trong hoạt động quản lý di tích.
Quan điểm lãnh của Đảng cộng sản Việt Nam và sự chỉ đạo, hƣớng dẫn của Chính phủ, Bộ ngành trung ƣơng về công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di
tích lịch sử là cơ sở để Đảng bộ tỉnh Lào Cai lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử tại địa phƣơng.
3.1.2. Định hướng của tỉnh Lào Cai về quản lý di tích lịch sử văn hóa
Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XIV đƣợc diễn ra vào tháng 10 năm 2010. Đại hội đƣợc tổ chức vào lúc toàn đảng và nhân dân các dân tộc Lào Cai thực hiện thắng lợi nhiều chủ trƣơng, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIII. Trên cơ những đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, Đại hội đã đề ra phƣơng hƣớng nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu trong giai đoạn 2011 – 2015. Tƣ tƣởng chỉ đạo xuyên suốt nhiệm kỳ của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XIV về văn hóa xã hội là “Lấy văn hóa, giáo dục làm nền tảng và động lực phát triển kinh tế”. Nhiệm vụ cụ thể về văn hóa là “tiếp tục phát huy, khai thác bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp với tiên tiến, hiện đại trong các hoạt động văn hóa, đáp ứng ngày càng tăng nhu cầu sinh hoạt tinh thần của nhân dân…. Tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia hoạt động và phát triển sự nghiệp văn hóa”. Đến Đại hội lần thứ XIV, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã thể hiện rõ vị trí, vai trò của văn hóa trong sự phát triển chung của tỉnh, đã đƣa ra những định hƣớng mang tính cụ thể đối với sự phát triển văn hóa của tỉnh. Điều này thể hiện sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng bộ tỉnh đối với hoạt động văn hóa nói chung, trong đó, có công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử.
Để cụ thể hóa các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, ngày 10/10/2011, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã Quyết nghị thông qua nội dung 7 Chƣơng trình công tác trọng tâm toàn khoá, với 27 đề án của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai, khoá XIV, nhiệm kỳ 2011- 2015, lĩnh vực văn hoá thuộc chƣơng trình số 4 (Phát triển văn hoá xã hội) và đề án số 13 Phát triển thiết chế văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai, giai đoạn 2011 - 2015. Ngày 15/11/2011, Tỉnh uỷ Lào Cai ban hành Quyết định số 293-QĐ/TU ban hành Đề án số 13 Phát triển thiết chế văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai, giai đoạn
2011 – 2015. Mục tiêu của đề án: Bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hoá: Tổng kiểm kê phân loại di sản văn hóa, lập hồ sơ xếp hạng di sản văn hóa tại 200 làng. Lập hồ sơ đề nghị công nhận 10 di sản văn hóa phi vật thể, 03 di tích, danh thắng cấp quốc gia, 02 di tích, danh thắng cấp tỉnh. Trùng tu, tôn tạo 04 di tích, danh thắng. Sƣu tầm, bảo tồn hiện vật, bộ sƣu tập hiện vật có giá trị, tiêu biểu của các dân tộc có nguy cơ mai một [50]. Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai khóa 2015 – 2020 đã thông qua các Đề án bao trùm các lĩnh vực, trong đó có Đề án số 8 “Phát triển văn hóa, thể thao tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016- 2020”. Nhiệm vụ cụ thể của công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích đƣợc chỉ rõ: Bảo tồn, tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp và lập hồ sơ di tích, danh thắng; Lập quy hoạch tổng thể di tích, danh lam, thắng cảnh trên địa bàn toàn tỉnh. Đề án cũng đƣa ra các nhóm giải pháp tổng thể để triển khai thực hiện Đề án, gồm có: giải pháp về chỉ đạo điều hành; giải pháp về đầu tƣ nguồn lực; giải pháp về cơ chế, chính sách; giải pháp về phát triển nguồn lực.
Những phương hướng cơ bản trong quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Lào Cai trong giai đoạn tới
Một là, nâng cao vai trò quản lý nhà nƣớc trong việc bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa
Hệ thống di tích lịch sử văn hóa có vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa xã hội. Trong khi đó, việc quản lý di tích lịch sử đang đứng trƣớc nhiều khó khăn, thách thức với sự tác động đa chiều của các yếu tố văn hóa, xã hội. Điều này, đòi hỏi phải tăng cƣờng vai trò quản lý của nhà nƣớc, với chức năng là cơ quan quản lý về lĩnh vực di tích lịch sử văn hóa.
Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nƣớc về di tích trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã đƣợc tổ chức, triển khai thực hiện một các có hiệu quả, phát huy giá trị các di tích lịch sử trong đời sống kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trƣớc những yêu cầu mới của sự nghiệp phát triển văn hóa, trƣớc những biến chuyển của đời sống thực tiễn, đòi hỏi vai trò quản lý nhà nƣớc không ngừng đƣợc tăng cƣờng và nâng cao về mọi mặt.
Hai là, tăng cƣờng sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa
Cộng đồng là chủ nhân của di tích. Tức là ngƣời làm ra và có quyền đƣợc hƣởng thụ di tích. Di tích phải sống đƣợc trong cộng đồng, đƣợc cộng đồng đón nhận và đƣợc cộng đồng chung tay bảo vệ, phát huy. Do vậy, cần phải huy động tối đa sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích nhƣ: đóng góp nhân lực, vật lực cho trùng tu di tích, hiến tặng hiện vật, tham gia bảo vệ di tích, tham gia tuyên truyền nâng cao nhận thức về di tích.
Ba là, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa gắn với phát triển du lịch
Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hóa. Đồng thời là bộ phận đặc biệt của tài nguyên du lịch. Do đó, bảo tồn và phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch là điều hết sức cần thiết.