Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn huyện thanh ba tỉnh phú thọ (Trang 67 - 68)

6. Cấu trúc của luận văn

2.5.1. Nguyên nhân khách quan

* Do khả năng về tài chính của huyện còn hạn hẹp

Thanh Ba là một huyện miền núi, có địa hình khá phức tạp, dân cƣ thƣa thớt, mặt bằng dân chí không cao. Khả năng thu hút các nhà đầu tƣ vào huyện Thanh Ba rất hạn chế, kinh tế chủ yếu là lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp, do đó thu nhập bình quân đầu ngƣời trên năm thấp, nguồn thu rất hạn hẹp, quy mô thu nhỏ lẻ. Trong khi đó chi thƣờng xuyên, nhu cầu chi đầu tƣ cho việc phát triển KT-XH rất lớn, chủ yếu ngân sách phụ thuộc các chƣơng trình dự án từ Trung ƣơng.

Điều này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu thốn cơ sở vật chất tại các cơ sở giáo dục ở địa phƣơng. Lớp học, trang thiết bị đồ dùng dạy học không đảm bảo theo kịp với sự phát triển hiện nay. Nhiều cơ sở giáo dục có phòng học xuống cấp, thiếu phòng học, phòng chức năng nhƣng nguồn ngân sách chi cho giáo dục có hạn nên đây là một hạn chế.

* Do năng lực của đội ngũ CBQL còn hạn chế

Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế mà ngành giáo dục địa phƣơng còn mắc phải. Bản thân những CBQL là những ngƣời quản lý trực tiếp, đứng đầu một cơ sở giáo dục mà còn hạn chế về năng lực thì sẽ dẫn đến việc thiếu kinh nghiệm, lúng túng trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, ảnh hƣởng trực tiếp đến hệu quả hoạt động.

Tƣ duy giáo dục của một bộ phận CBQL còn chậm đổi mới, mang nặng quan điểm quản lý bằng mệnh lệnh hành chính, theo cơ chế xin – cho nên dẫn đến tình trạng hạn chế sự sáng tạo, chủ động trong công tác quản lý.

* Do đội ngũ quản lý giáo dục huyện Thanh Ba luôn có sự biến động

Do đặc điểm mặt bằng dân trí của huyện không cao, kéo theo việc hạn chế phát triển đội ngũ quản lý giáo dục. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến việc phát triển ổn định đội ngũ quản lý giáo dục. Bởi đây là một trong những ngồn nhân lực đƣợc đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ một cách căn bản và có hệ thống nhất, đây cũng chính là điểm mạnh của đội ngũ quản lý giáo dục, thế nhƣng lại là nguy cơ gây mất ổn định về đội ngũ vì sự biến động, với huyện Thanh Ba đây là nguồn nhân lực cung cấp đội ngũ quản lý giáo dục cho cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành của địa phƣơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn huyện thanh ba tỉnh phú thọ (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)