Bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn huyện thanh ba tỉnh phú thọ (Trang 33)

6. Cấu trúc của luận văn

1.4.4. Bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu, rộng và KT-XH không ngừng phát triển, vấn đề dự báo yêu cầu về quản lý và phát triển đội ngũ CBQL đối với toàn xã hội nói chung và đối với ngành giáo dục nói riêng. Vì vậy, yêu cầu đội ngũ CBQL giáo dục phải có kiến thức về hội nhập quốc tế, trang bị đầy đủ kiến thức tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của tổ chức và yêu cầu của từng vị trí việc làm đảm nhận. Qua đó, đội ngũ CBQL giáo dục nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới, nâng cao chất lƣợng công tác hoạch định, xây dựng chính sách phù hợp với đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc và yêu cầu phát triển KT-XH của đất nƣớc.

1.5. Một số kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục

1.5.1. Kinh nghiệm của huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ

Hằng năm, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về đội ngũ CBQL giáo dục huyện Hạ Hòa tiến hành rà soát, đánh giá định kỳ đội ngũ CBQL giáo dục ở cơ sở để sắp xếp, bố trí và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhất. Công tác này đƣợc lên kế hoạch từ năm trƣớc đó, để có thời gian chuẩn bị thực hiện đƣợc sát sao, đầy đủ theo đúng quy trình. Công tác rà soát này đƣợc thực hiện theo định kỳ góp phần đảm bảo đủ cả về yêu cầu số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng, đồng bộ về cơ cấu tổ chức, chuẩn về trình độ và ý thức trách nhiệm của đội ngũ CBQL giáo dục. Tuy nhiên, việc tiến hành rà soát, đánh giá đƣợc thực hiện đột xuất nhằm đánh giá đúng thực trạng của cơ sở giáo dục.

Ngoài ra, huyện Hạ Hòa còn tiến hành thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ, đào tạo và bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ CBQL trƣớc khi bổ nhiệm và tổ chức các buổi tập huấn, trao đổi, giao lƣu, học hỏi kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục giữa các cơ sở với nhau nhằm bổ sung những kinh nghiệm quản lý và rút ra bài học kinh nghiệm bổ ích.

1.5.2. Kinh nghiệm của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa – Thiên Huế

Trong quá trình phấn đấu thực hiện đổi mới sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo trên địa bàn, thị xã Hƣơng Trà đã đạt đƣợc nhiều thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho dạy - học không ngừng đƣợc tăng cƣờng đổi mới, chuẩn hóa và hiện đại hóa, đã có 56/60 (93,33%) có nhà cao tầng; 60/60 đơn vị đƣợc kết nối internet, 100% học sinh tiểu học và THCS đƣợc học tin học và tham gia giải toán và Anh văn trên Internet. Năm 2003 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ tặng Bằng khen có nhiều thành tích trong công tác giảng dạy và học tập, năm 2003 Nhà nƣớc tặng thƣởng Huân chƣơng lao động hạng 3. Toàn thị xã đã có 37 trƣờng đƣợc Bộ GD-ĐT công nhận trƣờng đạt chuẩn Quốc gia đạt 61,66%. Để đạt đƣợc

những thành tựu đó là nhờ hoạt động quản lý nhà nƣớc đội ngũ CBQL giáo dục của thị xã hoạt động rất hiệu quả.

Đƣợc biết công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục trên địa bàn không ngừng đƣợc nâng cao và thực hiện dƣới nhiều hình thức: có thông báo trƣớc hoặc kiểm tra đột xuất. Nhằm đánh giá đúng thực chất, khách quan và thực tế công tác quản lý ở các cơ sở. Nâng cao ý thức cũng nhƣ nhận thức của ngƣời đứng đầu, chủ động thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và sát sao các chính sách, pháp luật, chế độ… Đối với những trƣờng hợp vi phạm pháp luật sẽ đƣợc xử lý nghiêm, đúng ngƣời đúng tội để làm gƣơng cho các trƣờng hợp khác.

Đồng thời, nhiều năm qua đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền nên hoạt động quản lý nhà nƣớc về đội ngũ CBQL giáo dục đạt đƣợc những thành công quan trọng, góp phần giữ vững những kết quả đã đạt đƣợc đồng thời phấn đấu cao hơn nữa để đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục chung trong giai đoạn mới.

1.5.3. Kinh nghiệm của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai

Là một huyện miền núi của tỉnh Lào Cai, trong những năm gần đây huyện Bắc Hà đã mang một diện mạo hoàn toàn mới về cơ sở hạ tầng, kinh tế - văn hóa - du lịch cũng đƣợc phát triển đồng bộ, đặc biệt là công tác giáo dục & đào tạo là đƣợc quan tâm hơn cả.

Phòng Giáo dục huyện đã luôn bám sát sự chỉ đạo của ngành cấp trên, đảm bảo thực hiện đúng, đủ chế độ, chính sách với cán bộ quản lý và ngƣời lao động. Hiểu và thông cảm đối với những CBQL và giáo viên ở những vùng sâu vùng xa cho nên huyện Bắc Hà thƣờng xuyên khích lệ, động viên kịp thời đặc biệt là tạo động lực thúc đẩy, thực hiện tốt và đầy đủ những chính sách đối với những giáo viên ở bản khiến họ gắn bó với công việc, trở thành những tấm gƣơng tiêu biểu có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của huyện nhà.

Là một huyện miền núi cho nên công tác quản lý giáo dục ở các vùng sâu vùng xa cũng gặp rất nhiều khó khăn, nó đòi hỏi phải có đội ngũ CBQL luôn tâm huyết, nhiệt tình đối với công việc. Cho nên các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Bắc Hà rất chú trọng đảm bảo chất lƣợng giáo dục ở những vùng trọng điểm, những vùng còn khó khăn nhằm tạo sự phát triển cân đối với các vùng trong huyện; đồng thời tập trung đầu tƣ vào các trƣờng trọng điểm để tạo ra nghiều trƣờng thực sự là những điển hình tiên tiến trong giáo dục mũi nhọn.

1.5.4. Bài học kinh nghiệm

Quản lý nhà nƣớc về đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục là một trong những hoạt động quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng giáo dục của một quốc gia, một địa phƣơng. Tuy nhiên, là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ cho nên huyện Thanh Ba không tránh khỏi những hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nƣớc về đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, chất lƣợng của hoạt động này vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển toàn diện về kinh tế - văn hóa - xã hội và hội nhập quốc tế của địa phƣơng. Vì vậy, huyện Thanh Ba cần phải chú trọng hơn nữa trong công tác nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với cán bộ quản lý giáo dục, đảm bảo nền kinh tế của huyện nói chung cũng nhƣ chất lƣợng giáo dục của huyện nói riêng phát triển theo hƣớng hiện đại, bền vững, mang tầm nhìn dài hạn. Đối với ngành giáo dục huyện Thanh Ba, để làm đƣợc điều này thì việc học hỏi kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở các địa phƣơng khác là điều tất yếu.

Bài học thứ nhất, tăng cường tiến hành rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý

Để nền giáo dục của huyện nói chung phát triển một cách toàn diện, đồng bộ, thống nhất thì công tác rà soát, đánh giá chất lƣợng hằng năm là hết sức cần thiết. Đó là căn cứ để quản lý, sắp xếp, sử dụng đội ngũ CBQL sao

cho đạt hiệu quả tối ƣu nhất. Tránh đƣợc tình trạng thừa, thiếu cán bộ hoặc phân bổ vị trí không phù hợp ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý.

Bài học thứ hai, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục

Để đảm bảo hiệt quả hoạt động quản lý nhà nƣớc thì công tác thanh tra, kiểm tra là hết sức cần thiết và có ý nghĩa. Quản lý nhà nƣớc là một hoạt động phức tạp, nhất là quản lý về con ngƣời (đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục) cho nên công tác thanh tra, kiểm tra sẽ góp phần đánh giá đúng thực trạng chất lƣợng, hoạt động của cơ sở giáo dục nhất là trong việc thực thi những chính sách, pháp luật. Tăng cƣờng nhận thức, tính chủ động trong việc thực hiện nghiêm túc pháp luật, chế độ... không chỉ của cán bộ quản lý mà còn đối với tất cả những giáo viên.

Bài học thứ ba, nguồn tài chính để nâng cao chất lượng giáo dục

Để có thể chủ động trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục thì yếu tố nguồn tài chính giữ một vai trò thứ yếu. UBND huyện trực tiếp cung cấp kinh phí cho các cơ sở giáo dục để đảm bảo hiệu quả hoạt động, tăng cƣờng xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tiên tiến hiện nay. Đồng thời, đảm bảo thực hiện đầy chủ những chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ quản lý và giáo viên nhất là ở những khu vực khó khăn. Giúp họ yên tâm công tác, cống hiến vì sự nghiệp giáo dục chung.

Tiểu kết Chƣơng 1

Trong Chƣơng 1, tác giả đã đề cập đến những lý luận cơ bản về quản lý nhà nƣớc về đội ngũ CBQL giáo dục và làm rõ những khái niệm liên quan: quản lý; quản lý nhà nƣớc; quản lý giáo dục; đội ngũ CBQL; QLNN về đội ngũ CBQL giáo dục. Chỉ ra đƣợc vai trò và đặc điểm của đội ngũ CBQL và nội dung quản lý nhà nƣớc về đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, những nhân tố ảnh hƣởng cũng nhƣ bài học kinh nghiệm ở một số địa phƣơng về công tác QLNN về đội ngũ CBQL giáo dục. Góp phần phân tích, đánh giá đúng tình hình thực trạng và là cơ sở để đƣa ra những biện pháp giải quyết và rút ra bài học kinh nghiệm cho chính địa phƣơng mình.

CHƢƠNG 2:THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ở HUYỆN THANH BA,

TỈNH PHÚ THỌ.

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thanh Ba

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thanh Ba là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ, phía Đông của huyện tiếp giáp hai huyện Phong Châu và Đoan Hùng; phía Tây giáp huyện Cẩm Khê; phía Nam liền với Thị xã Phú Thọ; phía Bắc giáp với hai huyện Hạ Hòa và Đoan Hùng. Diện tích tự nhiên toàn huyện là 19.465,35 km2, dân số toàn huyện tính đến ngày 30/6/2015 là 182.613 ngƣời.

Sau nhiều lần sáp nhập và chia tách, từ ngày 30/12/1996 huyện Thanh Ba chính thức đi vào hoạt động và đến ngày 01/1/1997 trở thành huyện Thanh Ba của tỉnh Phú Thọ với 26 xã và 1 thị trấn, trung tâm huyện là thị trấn Thanh Ba, cách thành phố Việt Trì khoảng 40 km về phía Tây Bắc.

Là một huyện trung du miền núi, tỷ lệ đất nông nghiệp chiếm tới 76% diện tích tự nhiên, Thanh Ba có nhiều điều kiện tự nhiên để phát triển nông- lâm nghiệp. Các nguồn tài nguyên chính của huyện gồm tài nguyên đất, tài nguyên rừng và một số mỏ khoáng sản có quy mô nhỏ nhƣ than nâu, kaolin, đá vôi và sét gạch ngói để sản xuất vật liệu xây dựng..

Với điều kiện tự nhiên nhƣ vậy đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động quản lý nhà nƣớc về đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục huyện. Là một huyện trung du miền núi cho nên huyện gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế trong việc cập nhật xu hƣớng phát triển, nâng cao trình độ và đổi mới chất lƣợng quản lý giáo dục.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Trong những năm gần đây, dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, sự giám sát của HĐND - UBND huyện đã chỉ đạo các ngành, các địa phƣơng thực hiện các giải pháp phù hợp với từng thời điểm, cũng nhƣ của cả giai đoạn; Các lĩnh vực kinh tế- xã hội phát triển theo hƣớng tích cực, kết cấu

cơ sở hạ tầng đƣợc nâng cao rõ rệt; quốc phòng an ninh đƣợc giữ vững, trật tự an toàn xã hội đƣợc ổn định. Cùng với sự cố gắng của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và nhân dân, KT-XH của huyện đã có những thành tựu đáng kể; đạt đƣợc kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực.

Với vị trí địa lý có giao thông khá thuận lợi, nên sự nghiệp phát triển KT-XH có nhiều lợi thế nhƣ: giao lƣu kinh tế - văn hoá, khoa học công nghệ giữa các địa phƣơng trong và ngoài huyện, kết hợp giữa các vùng nguyên liệu sẵn có trong và ngoài huyện với các cơ sở sản xuất công nghiệp (chế biến chè, sản xuất xi măng, gốm sứ, bia rƣợu…), vận chuyển và trung chuyển để tiêu thụ hàng hóa thuận tiện.

Trong những năm qua, tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân đạt 13%/năm. Cơ cấu kinh tế: Nông – lâm nghiệp thủy sản: 14,8%/; Công nghiệp – xây dựng: 64,4%; dịch vụ thƣơng mại: 20,8%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 11,7 triệu đồng/ngƣời/năm. Tổng thu ngân sách trong 5 năm gần đây đạt trên 677 tỷ đồng, tổng chi ngân sách trên 655 tỷ đồng.

Những vấn đề liên quan đến xã hội cũng đƣợc huyện rất chú trọng và quan tâm nhƣ: công tác đền ơn, đáp nghĩa; thực hiện các chính sách xã hội; xây dựng khu dân cƣ văn hóa; tổ chức dạy nghề phổ thông và giải quyết việc làm cho những ngƣời lao động…

Hệ thống chính trị và đoàn thể nhân dân đƣợc củng cố vững chắc, phát huy dân chủ, khơi dậy sức mạnh toàn xã hội quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện nhà ngày càng phát triển bền vững.

Mặc dù trong những năm gần đây, nền kinh tế - xã hội có sự phát triển đáng kể. Nhƣng Thanh Ba, về cơ bản vẫn là một huyện miền núi nghèo của tỉnh cho nên sự phát triển kinh tế giữa các vùng của huyện không có sự đồng đều, trình độ dân trí còn thấp, hạn chế trong nhận thức ... dẫn đến những khó khăn trong thực hiện quản lý nhà nƣớc về đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn huyện.

2.1.3. Đặc điểm và tình hình phát triển giáo dục đào tạo huyện Thanh Ba

Thực hiện theo đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc, trong những năm qua sự nghiệp GD&ĐT rất đƣợc coi trọng và quan tâm, nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, nhằm phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.

Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 29 Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ƣơng (khoá XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Quy mô, mạng lƣới trƣờng lớp tiếp tục duy trì ổn định. Cơ sở vật chất trƣờng, lớp học đƣợc nâng cấp theo hƣớng kiên cố hoá. Công tác xây dựng và duy trì trƣờng đạt chuẩn Quốc gia tiếp tục đƣợc triển khai theo kế hoạch (giai đoạn 2011 - 2015 có 13 trƣờng học đƣợc công nhâ ̣n đạt chuẩn Quốc gia trong đó : Bậc Mầm non: 6 trƣờng; cấp Tiểu học: 4 trƣờng; cấp Trung học cơ sở: 03 trƣờng). Đội ngũ giáo viên đƣợc bổ sung đủ cả về số lƣợng và chất lƣợng, từng bƣớc chuẩn hóa, cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Công tác xã hội hóa giáo dục và chế độ, chính sách đối với cán bộ, giáo viên ngày càng đƣợc quan tâm.

Chất lƣợng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn và học sinh giỏi các cấp học có tiến bộ rõ nét. Bình quân hàng năm, huy động trẻ em trong độ tuổi vào nhà trẻ hàng năm đạt 9,4%, mẫu giáo đạt 91,9%; tỷ lệ học sinh hoàn thành chƣơng trình tiểu học đạt 100%; công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở đạt trên 99%, tốt nghiệp trung học phổ thông đạt trên 98%; số học sinh đỗ vào các trƣờng đại học, cao đẳng ngày càng cao. Hiện toàn huyện có 80 trƣờng học và trung tâm, trong đó: có 27 trƣờng mầm non; 27 trƣờng Tiểu học; 22 trƣờng THCS; 02 trƣờng THPT; 01 trƣờng Cao đẳng nghề cơ điện Phú Thọ và Trung tâm bồi dƣỡng chính trị huyện.

Về cơ cấu, ngành giáo dục và đào tạo huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ gồm 1 Phòng GD&ĐT huyện và 80 cơ sở GD&ĐT. Năm học 2015 -2016 so với năm học 2014-2015 qua Bảng 2.1 cho thấy huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn huyện thanh ba tỉnh phú thọ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)