nông thôn mới ở huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk
3.2.1. Hoàn thiện công tác xây dựng, ban hành các văn bản quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
Trong cơ chế vận hành của hệ thống chính trị hiện nay, trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần có sự lãnh đạo từ cấp ủy các cấp là cơ quan lãnh đạo cao nhất tại mỗi địa phương để có sự thống nhất chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Do vậy, để chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trở thành nhiệm vụ chính trị trọng yếu, có sự lãnh đạo thường xuyên, thống nhất thì Đảng bộ huyện Krông Búk cần tiếp tục đưa nội dung xây dựng nông thôn mới vào Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện nhiệm kỳ tiếp theo. Đây là cơ sở chính trị quan trọng nhất của Chương trình.
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp trong xây dựng nông thôn mới. Các tổ chức cơ sở đảng tiếp tục thực hiện tốt chức năng lãnh đạo chính trị ở cơ sở, quán triệt sâu sắc quan điểm về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Tăng cường công tác tuyên truyền các văn bản pháp luật về xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao sự am hiểu về chủ trương chính sách của người dân về xây dựng NTM trước khi thực hiện Chương trình, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các văn bản quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới đạt chất lượng, hiệu quả. Mặt khác, tạo điều kiện cho người dân theo dõi, kiểm tra công tác xây dựng nông thôn mới cũng góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, góp phần vào sự thành công của chương trình xây dựng NTM. Người dân sẽ hài lòng khi thấy được những tác động tích cực
đến chính bản thân mình. Vì vậy, để công tác xây dựng NTM tại địa phương có ý nghĩa tích cực, người dân cần được tuyên truyền nhằm nắm bắt được ý nghĩa, mục tiêu của công tác này trước, trong và sau khi thực hiện. Công tác tuyên truyền cần được thực hiện ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là đến tận thôn, buôn. Cần chọn lọc nội dung tuyên truyền thiết thực, cụ thể, phù hợp để người dân dễ nghe, dễ hiểu, dễ thực hiện; để người dân nhận thức rõ vai trò chủ thể của mình, xem việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm, là nhu cầu, là quyền lợi của bản thân và gia đình mình.
Ngoài ra, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách: Tiếp tục triển khai, hướng dẫn các xã thực hiện Bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2017-2020 của tỉnh; xây dựng, ban hành chính sách đối với các vùng đặc thù, trong đó ưu tiên hỗ trợ đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu, trực tiếp phục vụ phát triển sản xuất theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện; tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương trong giai đoạn 2018 – 2020; rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành đồng bộ các chính sách về huy động nguồn lực để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình, trong đó ưu tiên cho các vùng còn nhiều khó khăn; tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp xã, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và cộng đồng thực sự làm chủ trong xây dựng nông thôn mới theo cơ chế đầu tư đặc thù rút gọn; bảo đảm tính công khai, minh bạch và trách nhiệm trong suốt quá trình thực hiện Chương trình. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế phát huy vai trò chủ thể của Nhân dân; phát huy dân chủ cơ sở, thực sự trao quyền tự chủ cho cộng đồng dân cư, khuyến khích người dân nỗ lực vươn lên, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân để chủ động giải quyết kịp thời.
3.2.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới huyện Krông Búk
- Về cơ cấu tổ chức
Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức theo hướng đầy đủ, tinh gọn, chuyên sâu; hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; lựa chọn những cán bộ có trình độ, năng lực, thật sự có tâm huyết, trách nhiệm để chỉ đạo, quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Thành viên Ban chỉ đạo và Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo vừa thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý, vừa có kiến thức chuyên môn, đồng thời phải phụ trách nhiều lĩnh vực khác nhau (nông nghiệp, nông thôn, văn hóa, môi trường,…). Đẩy mạnh phân cấp cho UBND cấp xã theo phương châm “việc nào, cấp nào thực hiện có hiệu quả hơn thì giao cho cấp đó”.
- Về hoạt động của bộ máy
Ban hành quy chế làm việc chặt chẽ; phân định trách nhiệm, thẩm quyền, nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng đối với từng tập thể, cá nhân, trong đó chú trọng vai trò của người đứng đầu. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng tinh gọn, minh bạch, công khai, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, giảm bớt các thủ tục rườm rà. Thực hiện sửa đổi lề lối làm việc, giảm hội họp, tăng cường đi cơ sở, khắc phục tình trạng khoán trắng hoặc dồn công việc thuộc thẩm quyền cấp trên xuống cấp dưới.
Sắp xếp về tổ chức và hoạt động của hệ thống bộ máy từ huyện đến cơ sở hoạt động hiệu quả thích ứng với cơ chế thị trường. Đổi mới nội dung và phương thức quản lý, điều hành phù hợp với đặc điểm của chính quyền nông thôn; nâng cao năng lực quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực đối với người đứng đầu các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện theo quy định. Bổ
sung cán bộ chuyên trách thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới từ cấp huyện đến cấp xã.
Phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp và sự tham gia của Nhân dân. UBMTTQVN và các đoàn thể chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp huyện tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt các cuộc vận động, phong trào thi đua như: Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”…
3.2.3. Nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
Về đội ngũ cán bộ, phân loại chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu công tác để có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ khác nhau cho phù hợp. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý Chương trình, cần bồi dưỡng nâng cao năng lực định hướng, tư vấn chính sách; những người này có thể thay đổi, luân chuyển theo yêu cầu công tác của mỗi địa phương, ban, ngành. Riêng cán bộ chuyên môn cần được đào tạo theo hướng chuyên môn hóa, có tính ổn định cao. Chỉ trên cơ sở đó mới tạo ra đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp.
Phát huy vai trò của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị; đi đầu, gương mẫu trong việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là về phẩm chất đạo đức lối sống, nâng cao đạo đức công vụ; đồng thời, tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị đạo đức, lối sống đối với cán bộ, công chức làm công tác chuyên môn, tham mưu nhằm kịp thời chỉnh đốn, uốn nắn những lệch lạc trong tư tưởng, đạo đức và hành động của cán bộ, công chức.
Đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở, luôn luôn chú ý quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cấp xã là cấp gần gũi nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi việc đều xong xuôi”. Xây
dựng NTM là chương trình phát triển tổng thể có quy mô rất lớn, triển khai toàn quốc. Do vậy, phải có một đội ngũ cán bộ có chuyên môn, có trình độ năng lực cao, có khả năng xây dựng, dự báo, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về xây dựng NTM. Đội ngũ cán bộ, công chức xã được phân công nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới phải được tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về năng lực chuyên môn, kỹ năng làm việc và đặc biệt cần tăng cường giáo dục đạo đức công vụ cho đội ngũ này. Chú trọng công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ để triển khai thực hiện chương trình, nhất là cấp thôn, làng, xã theo hướng chuyên nghiệp. Thực tế xây dựng NTM gần 10 năm qua cũng cho thấy, ở đâu cán bộ cấp cơ sở năng động, sáng tạo, tâm huyết thì xây dựng NTM thành công, hiệu quả và ngược lại.
Sắp xếp, kiện toàn đội ngũ cán bộ cơ sở; quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới để tạo động lực. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương. Đồng thời, cán bộ công chức thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới phải thường xuyên cập nhật kiến thức, phục vụ cho công tác tham mưu triển khai thực hiện đảm bảo kịp thời.
3.2.4. Tăng cường huy động và ban hành cơ chế quản lý có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho xây dựng nông thôn mới
- Tiếp tục thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để thực hiện Chương trình:
+ Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn.
+ Huy động nguồn lực của địa phương (huyện, xã) để tổ chức triển khai Chương trình (Để lại 100% cho ngân sách xã số thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã để thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới).
+ Huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp, hợp tác xã trong và ngoài địa bàn để thực hiện các nội dung của Chương trình.
+ Huy động sự đóng góp bằng mọi hình thức (tiền, công, hiến đất, cây trồng, vật kiến trúc,…) của cộng đồng dân cư trong việc thực hiện các nội dung của Chương trình. Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án, nội dung cụ thể, do Hội đồng nhân dân xã thông qua, sau khi đã có sự bàn bạc, thống nhất của cộng đồng dân cư đối với từng dự án.
+ Các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư.
+ Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng. + Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác. - Đổi mới phương thức huy động các nguồn lực:
+ Tích cực tạo nguồn thu ngân sách, chủ động bố trí vốn đối ứng để tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư từ ngân sách cấp trên vào địa bàn. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản. Tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra đảm bảo công khai minh bạch với tất cả các khoản đầu tư.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân, của các doanh nghiệp, hợp tác xã về vai trò của mình trong xây dựng nông thôn mới. Từ đó, phát huy tối đa vai trò chủ thể xây dựng nông thôn mới của người dân.
+ Động viên, khen thưởng kịp thời các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đóng góp vốn để xây dựng các nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện trong các kỳ sơ, tổng kết Chương trình nhằm tạo động lực, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới.
- Cơ chế phân bổ, giám sát và theo dõi các nguồn vốn thực hiện Chương trình:
+ Cơ chế phân bổ: Hàng năm, căn cứ vào nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương, Tỉnh và nguồn vốn của địa phương chi cho Chương trình. UBND huyện trình Hội đồng nhân dân huyện ban hành nghị quyết phân bổ để làm căn cứ chỉ đạo, điều hành. Nguyên tắc phân bổ: Đối với nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương, Tỉnh, áp dụng theo nguyên tắc, quy định phân bổ của Trung ương, Tỉnh; đối với nguồn vốn huyện, ưu tiên phân bổ cho các xã phấn đấu đạt chuẩn theo kế hoạch hàng năm nhằm đạt được các mục tiêu đề ra và hỗ trợ các thôn, buôn, xã đặc biệt khó khăn.
+ Cơ chế quản lý tài chính và giám sát việc phân bổ, sử dụng các nguồn lực ở các cấp: Hoàn thiện và vận hành hệ thống thông tin quản lý ngân sách của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên cơ sở Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Hệ thống T BMIS); Xây dựng cơ chế giám sát và kiểm tra việc phân bổ và sử dụng nguồn lực thực hiện Chương trình dựa trên kết quả, trong đó phân công rõ trách nhiệm cụ thể của các phòng, ban, ngành và các xã để chủ trì, phối hợp thực hiện; Phát huy vai trò, chức năng của Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới cấp huyện, cán bộ chuyên trách nông thôn mới cấp xã để giám sát, kiểm tra việc phân bổ và sử dụng nguồn lực thực hiện Chương trình.
+ Cơ chế hỗ trợ
Hỗ trợ 100% từ ngân sách Nhà nước (Trung ương, tỉnh, huyện, xã) cho tất cả các xã để thực hiện, bao gồm: Công tác quy hoạch; tuyên truyền; đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho cộng đồng, người dân và cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp.
Hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nước cho các xã để thực hiện: Xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn, xóm, giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi, trường học, trạm y tế xã, trung tâm thể thao, nhà văn hóa xã, khu thể thao, nhà văn hóa thôn, buôn, các công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư, cải tạo nghĩa trang, cảnh quan môi trường nông thôn, cải tạo, mở rộng, nâng cấp hệ thống lưới điện nông thôn; hoàn thiện hạ tầng thương mại nông thôn theo quy định, hạ tầng các khu sản xuất tập trung, nâng cao chất lượng các tiêu chí thương mại đã đạt chuẩn, hỗ trợ xây dựng các trung tâm bán hàng hiện đại ở cấp xã nơi có điều kiện, hỗ trợ phát triển hợp tác xã (theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ), kinh phí vận hành Quỹ xây dựng nông thôn mới.
Căn cứ Kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2018-2020 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, điều kiện thực tế của các địa phương và nhu cầu hỗ trợ, Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định mức hỗ trợ từ ngân sách huyện cho từng nội dung, công việc cụ thể.
- Nguồn vốn đầu tư thực hiện Chương trình từ ngân sách đều phải quản lý và thanh toán tập trung, thống nhất qua Kho bạc Nhà nước. Đối với các nguồn đóng góp bằng hiện vật và ngày công lao động hoặc công trình hoàn thành, căn cứ đơn giá hiện vật và giá trị ngày công lao động, để hạch toán vào giá trị công trình, dự án để theo dõi, quản lý, không hạch toán vào thu, chi ngân sách nhà nước.
- Cơ chế đầu tư đặc thù
Thực hiện tốt chủ trương chủ đầu tư các dự án xây dựng công trình hạ