Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở một số địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện krông búk, tỉnh đắk lắk (Trang 36 - 43)

một số địa phương ở Việt Nam

1.3.1. Bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk

Huyện Ea H'Leo nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Đăk Lăk, tổng diện tích tự nhiên hơn 133.400 ha; dân số hơn 135.700 nhân khẩu, với gần 34.890 hộ, gồm 29 dân tộc anh em cùng sinh sống. Năm 2010, có 11 xã trong toàn huyện chỉ đạt 28 tiêu chí, bình quân mỗi xã đạt 2,5 tiêu chí. Huyện ủy Ea H'leo đã có Nghị quyết số 03-NQ/HU, ngày 15/7/2011 về việc XD NTM giai đoạn 2011- 2015 định hướng đến năm 2020. Sau 10 năm tổ chức thực hiện chương trình MTQG XD NTM, đến nay, huyện Ea H’leo đã có 06/11 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Toàn huyện đã hoàn thành 171/209 tiêu chí, bình quân đạt 15,54 tiêu chí/xã, tăng 143 tiêu chí so với thời điểm bắt đầu thực hiện Chương trình năm 2010.

Qua việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Ea H’leo đã rút ra một số kinh nghiệm xây dựng NTM và quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, cụ thể như sau:

- Thứ nhất, huyện Ea H’leo đặc biệt chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, chủ thể xây dựng NTM bằng nhiều hình thức đa dạng, khác nhau như tổ chức hội họp, phát thanh, cổ động và tuyên truyền trực quan, tạo không khí sôi nổi, đồng thuận trong xây dựng NTM. Hưởng ứng phong trào thi đua “cả nước chung sức xây dựng NTM” phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM được phát động rộng khắp trên địa bàn huyện. Thông qua đó đã phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo sức lan tỏa nhanh, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng NTM.

- Thứ hai, quan tâm chỉ đạo thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đây là yếu tố rất quan trọng

quyết định tiến trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện. Từ đó, lãnh, chỉ đạo đồng bộ, hiệu quả, tổ chức bộ máy giúp việc đủ năng lực, chuyên môn, sát thực tế, phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện từ huyện đến cơ sở.

- Thứ ba, cách làm phải phù hợp với điều kiện của từng địa phương thông qua lựa chọn, sắp xếp nội dung, nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên, vận dụng sáng tạo cơ chế chính sách.

- Thứ tư, tập trung huy động mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

- Thứ năm, củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội [27].

1.3.2. Bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về xây dựng Nông thôn mới ở huyện Ea kar, tỉnh Đắk Lắk

Huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk có 16 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 2 thị trấn và 14 xã) với tổng diện tích tự nhiên là 103.699,77 ha, dân số năm 2017 có 154.513 người, mật độ dân số bình quân 149 người/km2

. Triển khai xây dựng NTM từ xuất phát điểm thấp, với bình quân toàn huyện chỉ đạt 4,5 tiêu chí/xã, chưa có xã đạt chuẩn nông thôn mới. Qua gần 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, toàn huyện có số tiêu chí đạt và cơ bản đạt là 210 tiêu chí, bình quân 15 tiêu chí/xã, có 2 xã được công nhận đạt chuẩn xã NTM là xã Ea Ô và xã Cư Ni, các xã còn lại bình quân tăng 4 -5 tiêu chí trở lên, không có xã đạt dưới 05 tiêu chí.

Bên cạnh đó, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội được xây dựng khang trang, môi trường thông thoáng, sạch đẹp. Tổng nguồn vốn huy động xây dựng NTM trong 10 năm qua 1.249 tỷ đồng, trong đó huy động

từ cộng đồng dân cư là 231 tỷ đồng và nguồn vốn doanh nghiệp trên 115 tỷ đồng.

Những bài học kinh nghiệm sau khi triển khai thực hiện chương trình tại huyện Ea Kar:

- Thứ nhất, cần có sự tập trung chỉ đạo cụ thể, liên tục, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp, đồng thời huy động được sự phối hợp tham gia của cả hệ thống chính trị.

- Thứ hai, chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của cán bộ đảng viên và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác XDNTM, vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư, nhất là trong việc huy động nguồn lực từ nhân dân.

- Thứ ba, Ban Chỉ đạo XDNTM thường xuyên được quan tâm, kiện toàn; tiến hành xây dựng chương trình và quy chế làm việc, trong đó, phân công nhiệm vụ, địa bàn phụ trách rõ ràng đối với mỗi cá nhân, tập thể, đặc biệt phải phát huy được vai trò của người đứng đầu cấp ủy trong tổ chức triển khai.

- Thứ tư, cần coi trọng công tác đào tạo đội ngũ nòng cốt các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở.

- Thứ năm, mọi quyết định phải dựa trên nguyện vọng chính đáng của người dân, phát huy tốt nhất vai trò cộng đồng và quán triệt sâu sắc nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”.

- Thứ sáu, Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể các cấp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đồng thời kịp thời phát hiện những điển hình tiên tiến để tuyên truyền nhân rộng thành phong trào. Mặt khác, thường xuyên kiểm tra, giám sát, theo dõi để phát hiện những lệch lạc, sai sót và biểu hiện tiêu cực (nếu có) nhằm ngăn chặn, sữa chữa kịp thời [28].

1.3.3. Những bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới rút ra có thể áp dụng ở huyện Krông Búk, tỉnh ĐắkLắk

Qua nghiên cứu những bài học kinh nghiệm của một số huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới có thể áp dụng ở huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk như sau:

Một là, các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các tổ chức đoàn thể phải tiếp tục tuyên truyền nội dung của Chương trình nông thôn mới; các nội dung liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong nghị quyết đại hội Đảng các cấp, đặc biệt là chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của Chính phủ giai đoạn 2010-2020, định hướng đến 2030 và đề ra những nhiệm vụ cần triển khai thực hiện trong từng giai đoạn. Quan tâm kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, lãnh, chỉ đạo đồng bộ, hiệu quả, tổ chức bộ máy giúp việc đảm bảo đủ năng lực, chuyên môn, phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện từ huyện đến cơ sở.

Hai là, đẩy nhanh việc ban hành và hướng dẫn thực hiện đồng bộ các chính sách. Trong đó, xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Rà soát quy hoạch, phát huy lợi thế từng địa phương; quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, với cơ chế để nhân dân tham gia đóng góp xây dựng, quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng, trong đó chú trọng hỗ trợ phát triển giao thông nông thôn, thủy lợi, sắp xếp dân cư nông thôn theo hướng kết hợp giữa truyền thống văn hóa cộng đồng và nhu cầu phát triển của đời sống hiện đại.

Ba là, phải công khai, dân chủ để người dân cùng bàn bạc, gắn kết việc phát động phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân

cư với xây dựng nông thôn mới. Phát huy sự đoàn kết, đồng lòng của cư dân nông thôn và để người dân tham gia quy hoạch từ dưới lên.

Bốn là, nâng cao hơn nữa sự phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đảm bảo chặt chẽ, đồng bộ, có hiệu quả. Phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền tăng cường công tác kiểm tra các dự án, nguồn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đôn đốc các đơn vị cơ sở quan tâm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới, đặc biệt là các xã về đích để đạt chuẩn xã nông thôn mới.

Năm là, phải coi trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

Sáu là, nông thôn mới đã hình thành trên thực tế, cơ bản đáp ứng nguyện vọng của người dân nông thôn; ngày càng thu hút sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, nhờ đó huy động được nguồn lực lớn, góp phần thúc đẩy tiến độ thực hiện các nội dung của chương trình xây dựng nông thôn mới. Huy động tất cả các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Bảy là, phải xác định xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các ngành, địa phương, là nhiệm vụ chính trị trọng tâm nhằm đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập của người dân khu vực nông thôn, xóa đói giảm nghèo và thực hiện tốt các mục tiêu, ý nghĩa mà chương trình xây dựng nông thôn mới đã đề ra.

Tám là, định kỳ tổ chức đánh giá kết quả thực hiện, rút kinh nghiệm và tìm giải pháp hiệu quả thực hiện Chương trình trong giai đoạn tiếp theo. Đồng thời, biểu dương, khen thưởng những tấm gương điển hình nhằm tạo động lực

trong quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Tiểu kết chương 1

Trong Chương 1, Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới Luận văn đã tập trung làm rõ:

- Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới bao gồm: + Khái niệm về nông thôn, nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới; đặc điểm, nguyên tắc, nội dung xây dựng nông thôn mới; sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới;

+ Khái niệm quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới; vai trò, nội dung, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới.

- Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới có thể áp dụng trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk.

Cơ sở lý luận của Chương 1 là định hướng quan trọng để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk trong Chương 2.

Chương 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện krông búk, tỉnh đắk lắk (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)