Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện krông búk, tỉnh đắk lắk (Trang 68 - 78)

mới tại huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua

2.3.1. Ưu điểm

- Việc xây dựng, ban hành hệ thống chính sách, các văn bản quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới được quan tâm, chỉ đạo ban hành đầy đủ theo quy định của pháp luật và định hướng chỉ đạo của cấp trên, cơ bản đáp ứng yêu cầu. (Qua kết quả khảo sát tại huyện cũng cho thấy chương trình XDNTM đã được cấp ủy, chính quyền thường xuyên quan tâm (99,17% cán bộ làm công tác XDNTM đồng ý)). Đồng thời, thường xuyên tổ chức quán triệt, tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng nông thôn mới để toàn thể nhân dân trên địa bàn huyện hiểu rõ mục tiêu của xây dựng nông thôn mới (Qua khảo sát, có 52,5% người dân trả lời đã được phổ biến đầy đủ; 47,5% người dân được phổ biến nhưng chưa hiểu rõ).

- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới: Đến nay, bộ máy chỉ đạo, giúp việc thực hiện Chương trình từ huyện đến cơ sở đã từng bước được kiện toàn, cơ bản hoàn thành, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện Chương trình; đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả, chất lượng. Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới (nay gộp chung là Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu Quốc gia) thường xuyên được quan tâm, kiện toàn. Công tác chỉ đạo, điều hành được triển khai đồng bộ và sát với tình hình thực tế của địa phương. Tập trung chỉ đạo đối với các xã đăng ký hoàn thành 19/19 tiêu chí và các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn.

- Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới được quan tâm quy hoạch, bố trí, luân chuyển, điều động kịp thời, phù hợp. Đội ngũ cán bộ, công chức này được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn hàng năm, vì vậy, từng bước nắm rõ chủ trương, cơ chế, chính sách, phương pháp, nhận thức, kỹ năng, năng lực để vận dụng vào thực tiễn công tác. Bên cạnh đó, kịp thời tháo gỡ, xử lý một số vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

- Công tác quản lý và sử dụng nguồn lực để thực hiện xây dựng nông thôn mới được thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch. Hệ thống chính sách từng bước được hoàn thiện, phát huy vai trò đòn bẩy trong việc huy động các nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia, nguồn vốn huy động được đa dạng hóa từ nhiều nguồn khác nhau. Việc quản lý, sử dụng nguồn lực đảm bảo đúng theo quy định và được giám sát, theo dõi chặt chẽ. Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn lồng ghép, ưu tiên vốn tập trung cho các xã đăng ký đạt chuẩn hàng năm.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát được các cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể và toàn thể nhân dân quan tâm, chú trọng, tổ chức thực hiện theo định kỳ hoặc đột xuất. Thông qua thanh tra, kiểm tra, giám sát để đánh giá những kết quả đạt được, phân tích, làm rõ những hạn chế, khuyết điểm, khó khăn, vướng mắc, phân tích rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan để kịp thời rút kinh nghiệm, khắc phục, sữa chữa và xác định rõ ràng những nhiệm vụ cụ thể trong giai đoạn tiếp theo.

2.3.2. Hạn chế

- Về việc xây dựng, ban hành hệ thống chính sách, các văn bản quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới:

Công tác ban hành các văn bản quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới có lúc chưa đồng bộ, chưa kịp thời cập nhật theo các văn bản, quy định mới của cấp trên. Một số văn bản được ban hành chưa đảm bảo chất lượng, còn hình thức, chưa sát với tình hình thực tiễn tại mỗi địa phương (Kết quả khảo sát: 81,67% cán bộ làm công tác XDNTM đồng ý).

Các cơ chế chính sách ban hành được nhân dân đồng tình ủng hộ và tham gia cùng Nhà nước xây dựng nông thôn mới, làm cho bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn một số cán bộ và người dân chưa nhận thức được một cách đầy đủ và đúng đắn về vị trí, vai trò chủ thể và rất quan trọng của mình trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (Qua khảo sát, chỉ có 58,3% người dân nắm rõ vai trò của mình, 41,7% người dân còn mơ hồ, chưa nắm rõ); một bộ phận người dân vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước, cho đây là những việc Nhà nước phải thực hiện, ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới, tác động lớn đến kết quả triển khai thực hiện các văn bản về xây dựng nông thôn mới của huyện, hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới chưa cao.

- Về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới:

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới còn nhiều bất cập. Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới có thời điểm chưa kịp thời, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, một số vị trí cơ cấu chưa phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Ban Chỉ đạo các cấp tuy được quan tâm củng cố, kiện toàn, ban hành quy chế làm việc theo quy định, nhưng tại một số địa phương vẫn chưa thật sự đạt chất lượng, hiệu quả. Công tác phối hợp của một số phòng, ban, đơn vị, cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, thiếu chủ động, sâu sát địa bàn, xem nhiệm vụ tham mưu, quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới chỉ là việc của Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới. Hệ thống chính trị ở các xã tuy được kiện toàn thường xuyên nhưng hiệu quả hoạt động chưa thực sự vững mạnh.

- Về đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới:

+ Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở cấp huyện và cấp xã cả cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ chuyên môn, tham mưu, nhất là cán bộ cấp cơ sở còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn, kiến thức, kinh nghiệm trong tham mưu thực hiện nhiệm vụ, chưa dành nhiều thời gian đầu tư nghiên cứu và triển khai thực hiện tại địa phương, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Một số chức danh cán bộ chưa đạt tiêu chuẩn, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

+ Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác này chủ yếu là kiêm nhiệm, số lượng cán bộ chuyên trách rất ít nên không có tính chuyên môn hóa, ảnh hưởng đến việc tham mưu triển khai thực hiện chương trình.

+ Còn xảy ra một số trường hợp cán bộ, công chức còn quan liêu, hách dịch, cư xử với người dân chưa phù hợp. Trong quá trình giải quyết công việc cho nhân dân, một số cán bộ, công chức tỏ rõ thái độ nhũng nhiễu.

- Trong công tác quản lý và sử dụng nguồn lực để thực hiện xây dựng nông thôn mới:

+ Vốn huy động từ các nguồn chưa đảm bảo được nhu cầu để thực hiện các nội dung của Chương trình xây dựng nông thôn mới, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện bị chậm so với kế hoạch.

+ Nguồn lực từ NSNN cho xây dựng nông thôn mới tại địa phương không đảm bảo cả về số lượng và tiến độ; mặc dù tổng nguồn huy động từ NSNN để thực hiện chương trình đạt tỷ lệ theo quy định nhưng chủ yếu là vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác.

+ Huy động nguồn lực từ các nguồn ngoài ngân sách còn hạn chế, nhất là từ các doanh nghiệp, tín dụng, nội lực đóng góp từ người dân, người dân chủ yếu đóng góp ngày công lao động, đất đai (Kết quả khảo sát 91,67% cán bộ làm công tác XDNTM đồng ý).

+ Hiệu quả sử dụng nguồn lực xây dựng nông thôn mới chưa cao, còn xảy ra trường hợp sử dụng vốn không đúng mục đích, gây thất thoát vốn trong quá trình quản lý đầu tư, bố trí vốn phân tán làm cho các công trình kéo dài thời gian.

- Trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát:

+ Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tuy được quan tâm, tổ chức theo định kỳ hoặc đột xuất nhưng hiệu quả chưa cao, vẫn còn hình thức. Việc theo dõi, đôn đốc khắc phục sau kiểm tra, giám sát chưa thực hiện thường xuyên, chưa đạt hiệu quả.

+ Vai trò chủ thể của người dân trong kiểm tra, giám sát chưa được phát huy. Mặt trận, đoàn thể các cấp chưa phát huy hết vai trò giám sát, phản biện

xã hội trong việc giám sát các nội dung, dự án đầu tư xây dựng nông nghiệp, nông thôn; công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới chưa đạt hiệu quả.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

- Về việc xây dựng, ban hành hệ thống chính sách, các văn bản quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới

Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở lãnh đạo, chỉ đạo chưa quyết liệt, còn thiếu chủ động, sáng tạo, còn xem nhẹ vai trò của việc xây dựng nông thôn mới nên chất lượng các văn bản được ban hành chưa cao dẫn đến quá trình triển khai thực hiện chương trình chưa đạt yêu cầu. Một số địa phương chưa thật sự chú trọng, chưa sâu sát, quyết liệt trong việc kiểm tra, theo dõi, chỉ đạo sát sao đối với các cơ quan, đơn vị, đội ngũ cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Công tác tuyên truyền, vận động ở một số phòng, ban và một số xã thực hiện chưa tốt, thiếu thường xuyên; một số nơi thực hiện còn mang tính hình thức; chưa có giải pháp tuyên truyền linh hoạt, hữu hiệu và thiếu sâu rộng. Đồng thời, thiếu quy định, hướng dẫn cụ thể để cộng đồng dân cư tham gia xây dựng, giám sát các dự án đầu tư nhằm nâng cao chất lượng dự án, tiết kiệm chi phí, thời gian nên nhận thức của một bộ phận cán bộ và người dân chưa cao, chưa đầy đủ về xây dựng nông thôn mới và vai trò chủ thể của mình, chưa tích cực đóng góp, tham gia xây dựng nông thôn mới.

- Về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới

Bộ phận giúp việc cho Ban Chỉ đạo các cấp chủ yếu là kiêm nhiệm, số lượng biên chế rất ít trong khi đó cơ cấu hoạt động không đồng bộ đã làm ảnh hưởng đến quá trình thực thi nhiệm vụ, theo dõi, tổng hợp, báo cáo đề xuất về Chương trình chưa đạt chất lượng cao. Ban Chỉ đạo một số địa phương có lúc

chưa kịp thời kiện toàn; hoạt động hình thức, chưa hiệu quả. Một số phòng, ban, đơn vị phối hợp thiếu chặt chẽ.

- Về đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới

Do Chương trình nông thôn mới bao trùm tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh… trong khi đó mặc dù đã được đào tạo tập huấn, nhưng đại đa số cán bộ tham mưu đều là kiêm nhiệm, hơn nữa trình độ chỉ dừng lại ở một chuyên môn nhất định nên việc tham mưu cũng như tổng hợp các nội dung của Chương trình còn gặp rất nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, cán bộ thực hiện chương trình chủ yếu là kiêm nhiệm (văn phòng điều phối chỉ có 02 đồng chí chuyên trách), tuy mang tính chuyên trách nhưng vẫn phải kiêm nhiệm một số công việc của đơn vị quản lý biên chế; do đó, hạn chế việc đầu tư nghiên cứu để tham mưu cho Ban Chỉ đạo trong thực hiện các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt là cán bộ cấp xã còn phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nên công tác tham mưu trong thực hiện chương trình còn gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, kinh nghiệm trong công tác, năng lực chuyên môn chưa cao, còn hạn chế,

Một số nơi người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thật sự gương mẫu trong vấn đề đạo đức lối sống và trách nhiệm trong công việc nên đã tác động tiêu cực đến tư tưởng của cấp dưới trong thực thi nhiệm vụ. Năng lực, đạo đức của nhiều cán bộ, công chức còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu trong công tác quản lý nhà nước. Việc xử lý trách nhiệm đối với các trường hợp vi phạm đạo đức công vụ chưa nghiêm nên chưa thật sự có tính răn đe, làm gương.

- Trong công tác quản lý và sử dụng nguồn lực để thực hiện xây dựng nông thôn mới

Chương trình xây dựng nông thôn mới là chương trình mục tiêu lớn, nhưng nguồn lực đầu tư của nhà nước còn khá hạn chế, nên rất khó đẩy nhanh tiến độ đạt các tiêu chí, nhất là hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội. Đồng thời, do biến động thị trường đất đai nên nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất sụt giảm, không đạt như dự tính dẫn đến địa phương không cân đối được nguồn ngân sách để trả nợ, để hỗ trợ thực hiện chương trình theo yêu cầu.

Một số nơi chưa làm hết trách nhiệm trong việc tuyên truyền, vận động xây dựng NTM, cũng như huy động các nguồn lực xã hội cho xây dựng NTM nên nhận thức của một bộ phận cán bộ và người dân còn hạn chế, nhất là tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư từ ngân sách nhà nước, tính tự lực, tự cường chưa phát huy đúng mức. Qua kết quả khảo sát, chỉ có 58,3% số người được hỏi đã biết vai trò của mình trong thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Việc thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế. Cơ chế hỗ trợ vốn xây dựng NTM còn hạn chế. Cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp địa phương đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn chưa đủ mạnh, không hấp dẫn.

Việc xây dựng kế hoạch không phù hợp với khả năng về nguồn lực tài chính. Chưa coi trọng tính hiệu quả, tính thiết thực của các hoạt động XDNTM, dẫn đến đầu tư tràn lan, thiếu trọng điểm.

- Trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát

Một số cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát chưa nắm kỹ, chưa dành nhiều thời gian để nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật về chương trình xây dựng nông thôn mới. Một số cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm, chú trọng đến kiểm tra, giám sát, theo dõi việc thực hiện chương trình tại địa phương; chưa phát huy hết vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của

cấp ủy, vai trò quản lý, điều hành, giám sát của chính quyền, vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận và các tổ chức đoàn thể về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

HĐND, Mặt trận, đoàn thể các cấp và người dân chưa phát huy vai trò giám sát do thiếu cơ chế giám sát; chưa xem xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị trọng tâm.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 của Luận văn đã đề cập đến những nội dung sau:

1. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk. Trong đó: Nêu lên những yếu tố điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa của huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới; Phân tích những kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk theo Bộ tiêu chí Quốc gia.

2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện krông búk, tỉnh đắk lắk (Trang 68 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)