Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện krông búk, tỉnh đắk lắk (Trang 55 - 68)

địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk

2.2.1. Xây dựng, ban hành hệ thống chính sách, các văn bản quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới

Thực hiện các chủ trương, nghị quyết, kế hoạch từ Trung ương, tỉnh về xây dựng nông thôn mới, huyện Krông Búk đã xác định việc xây dựng nông thôn mới là một chương trình mục tiêu lớn, rất quan trọng, đòi hỏi cần có sự vào cuộc một cách đồng bộ của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện. Vì vậy, để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, đúng định hướng, Huyện ủy Krông Búk đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/HU, ngày 10/02/2012 về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 trên địa bàn huyện. Nghị quyết số 06-NQ/HU nêu rõ quan điểm, mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể giai đoạn 2011 – 2015, 2016-2020, đề ra những nhiệm vụ, giải pháp, đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể đối với các cơ quan, đơn vị liên quan để các tổ chức cơ sở đảng, các phòng, ban, ngành chức năng của huyện, Ủy ban Mặt trận và các đoàn thể cấp huyện, Đảng ủy và UBND các xã căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ của mình, triển khai thực hiện đạt hiệu quả. Trên cơ sở đó, công tác chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới được triển khai sâu rộng trong toàn hệ thống chính trị trên địa bàn huyện.

Trên cơ sở Nghị quyết số 06-NQ/HU của Huyện ủy, đồng thời căn cứ vào 5 nhóm chính của 19 tiêu chí, 39 chỉ tiêu trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, UBND huyện ban hành kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng ban ngành, từng tổ chức trong hệ thống chính quyền: Phân công các đơn vị, thành viên UBND huyện chỉ đạo UBND các xã xây dựng các đồ án, đề án, kế hoạch chi tiết, đề ra các giải pháp để thực hiện.

Cấp ủy, chính quyền các cấp tích cực tổ chức quán triệt về mục đích, nội dung, ý nghĩa của chương trình, các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng nông thôn mới. UBMTTQVN huyện, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể tiếp tục vận động các thành viên, hội viên tham gia thực hiện chương trình. Công tác tuyên truyền được quan tâm đẩy mạnh, đã vận động các tầng lớp nhân dân ở nông thôn tham gia thực hiện Chương trình nông thôn mới gắn với nâng cao chất lượng các cuộc vận động của các đơn vị như: Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới”, “nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi”, “Nông dân Krông Búk chung tay xây dựng nông thôn mới”, “Dân vận khéo”, “tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, mô hình “5 không, 3 sạch”, “Tổ phụ nữ tự quản đường giao thông nông thôn”, “Phụ nữ chung tay xây dựng nông thôn mới”, “Lực lượng vũ trang huyện chung sức xây dựng nông thôn mới”, phong trào “toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”.

Huyện đã hoàn thiện hệ thống khung khổ pháp luật và văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, cụ thể:

- Giai đoạn I (2011 – 2015):

+ Chương trình số 10-CTr/HU, ngày 23/6/2011 của Huyện ủy Krông Búk về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 22/4/2011 của Tỉnh ủy về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020.

+ Nghị quyết số 06-NQ/HU, ngày 10/02/2012 của Huyện ủy Krông Búk về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 trên địa bàn huyện.

+ Chương trình số 01/CTr-BCĐXDNTM, ngày 05/5/2011 của Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Krông Búk triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.

+ Quyết định số 3292/QĐ-UBND, ngày 25/6/2014 của UBND huyện Krông Búk về việc Phê duyệt danh mục công trình được áp dụng cơ chế đặc thù thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

- Giai đoạn II (2015 đến tháng 6/2019)

+ Nghị quyết số 41/2016/NQ-HÐND, ngày 31/8/2016 của Hội đồng nhân dân huyện Krông Búk quy định mức hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu trong chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Krông Búk từ nguồn ngân sách huyện, giai đoạn 2016 – 2020;

+ Nghị quyết số 54/NQ-HÐND, ngày 30/12/2016 của Hội đồng nhân dân huyện Krông Búk về việc phê duyệt Danh mục công trình đường giao thông nông thôn áp dụng cơ chế đặc thù thực hiện chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Krông Búk, giai đoạn 2017 – 2020.

+ Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 21/3/2017 về Kế hoạch Đề án đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp Krông Búk 2016-2020 tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

- Bên cạnh đó, huyện đã ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương nhằm cụ thể hóa các văn bản của cấp trên, cụ thể:

+ Cơ chế lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn

Đây là công tác được UBND huyện Krông Búk chú trọng. Nguồn kinh phí đầu tư trực tiếp cho chương trình vẫn còn nhiều hạn chế, vì vậy trong suốt quá trình triển khai thực hiện, UBND huyện thường xuyên chỉ đạo cho các phòng, ban, đơn vị và UBND các xã chú ý lồng ghép các danh mục thuộc chương trình nông thôn mới (đặc biệt là các danh mục công trình đã được phê duyệt) khi triển khai thực hiện các chương trình và dự án trên địa bàn, như: Các dự án đầu tư bằng vốn trung hạn, các nguồn vốn sự nghiệp hằng năm,

vốn Chương trình 135, vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới theo cơ chế thông thường (không áp dụng cơ chế đặc thù).v.v…

+ Cơ chế giao quyền chủ động cho người dân và cộng đồng trong thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã

Thực hiện cơ chế đặc thù này giúp địa phương quyết định đầu tư các hạng mục công trình phù hợp với nhu cầu thực tế tại địa phương, tiết kiệm được thời gian và những chi phí không cần thiết; huy động được sự tham gia của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới theo đúng tinh thần chỉ đạo từ Trung ương. Đồng thời, tăng cường việc giám sát cộng đồng đối với các công trình cơ sở hạ tầng nhằm phát huy cao nhất vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư trong xây dựng nông thôn mới.

UBND huyện luôn xác định chương trình xây dựng nông thôn mới là chương trình “của dân, do dân và vì dân”, người dân đóng vai trò chủ thể, vì vậy ngay từ khi bắt đầu triển khai thực hiện chương trình UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban đơn vị và UBND các xã luôn luôn lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân, trưng cầu ý dân, công khai tất cả công việc triển khai trên địa bàn xã cho nhân dân được biết, góp ý và tham gia.

+ Cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng đường giao thông; thu gom, xử lý rác thải, chất thải; chính sách hỗ trợ lãi vay tín dụng phục vụ phát triển sản xuất… Công tác thu gom, xử lý rác thải, chất thải được quan tâm. Khuyến khích các đơn vị, cá nhân thành lập các tổ chức (Hợp tác xã, Tổ hợp tác…) để thực hiện việc thu gom rác thải, chất thải trên địa bàn từng xã. Trên địa bàn huyện hiện có 03 Hợp tác xã hoạt động trong công tác thu gom rác thải, góp phần hiệu quả trong gìn giữ môi trường nông thôn.

+ Cơ chế, chính sách để huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, nhất là huy động từ nhân dân

Công tác huy động nguồn lực ngoài ngân sách, đặc biệt là các nguồn lực từ các doanh nghiệp và huy động từ nhân dân thường xuyên được chú trọng. Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã ủng hộ, đóng góp để xây dựng đường giao thông nông thôn và kéo điện về tận thôn, buôn, nội đồng phục vụ sinh hoạt, sản xuất. Đặc biệt việc huy động sức dân để thực hiện chương trình được UBND huyện luôn chú trọng và thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo UBND các xã trong việc tuyên truyền, vận động để nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng nông thôn mới thông qua đóng góp tiền, ngày công, hiến đất, hiến cây trồng, vật kiến trúc,… Từ các nguồn huy động nhân dân đóng góp đã triển khai làm mới, nâng cấp và sửa chữa 23.401m đường giao thông thôn, buôn. Tổng kinh phí huy động nhân dân đóng góp khoảng 15.511,3 triệu đồng và tự hiến 4.325 m2

đất, công trình tường rào, cổng ngõ và hàng ngàn công trình các loại.

+ Chính sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp và đầu tư sản xuất công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn nông thôn

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về phát triển nông nghiệp công nghệ cao; Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 18/5/2012 của Tỉnh ủy Đắk Lắk về việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển sản xuất; Quyết định số 2724/QĐ-UBND, ngày 25/12/2013 của UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020. Được sự chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy, UBND huyện đã giao phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện và các đơn vị trong huyện tham mưu trong công tác xây dựng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và thu hút, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp và đầu tư sản xuất công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn nông thôn.

+ Chính sách liên kết hợp tác đa dạng giữa hộ nông dân với doanh nghiệp và các đối tác kinh tế khác

Để dần tiến tới một nền nông nghiệp khép kín, có sự tham gia của 4 nhà “nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông” giúp người nông dân được tiếp cận với những giống cây, con mới có năng suất, chất lượng cao”, trong năm 2018, nhiều chương trình liên kết về đầu tư sản xuất giữa các công ty phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, ngân hàng và các hộ nông dân trên địa bàn huyện đã được triển khai thực hiện. Nhà nước đóng vai trò là đơn vị tạo cơ chế và đảm bảo, đã bước đầu phát huy hiệu quả.

+ Cơ chế chính sách đối với xã chỉ đạo điểm

Do huyện Krông Búk còn nhiều khó khăn về kinh phí nên đối với các xã chỉ đạo điểm (Cư Pơng và Chứ Kbô) huyện vẫn chưa có cơ chế chính sách đặc thù riêng. Đối với các xã chỉ đạo điểm, UBND huyện thường xuyên chỉ đạo các phòng, ban đơn vị theo chức năng nhiệm vụ và theo các tiêu chí, chỉ tiêu được phân công xuống địa bàn để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho xã. Công tác tuyên truyền, tập huấn được ưu tiên triển khai thực hiện nhiều trên địa bàn xã điểm. UBND huyện đã có cơ chế hỗ trợ theo Nghị quyết 41/NQ-HĐND của HĐND huyện để hỗ trợ cho các xã để xây dựng đường giao thông nông thôn, với số kinh phí hỗ trợ là 2.362,125 triệu đồng, định hướng ưu tiên hơn cho các xã điểm và xã đăng ký hoàn thành Bộ tiêu chí.

Đối với xã Chứ Kbô, vừa là xã điểm của huyện đồng thời là xã đăng ký hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới năm 2018. Ngay từ đầu năm 2018, UBND huyện đã thường xuyên chỉ đạo UBND xã triển khai xây dựng kế hoạch vốn từ nguồn ngân sách Nhà nước, từ tất cả các nguồn và huy động nhận dân trên địa bàn xã để hoàn thành mục tiêu trong năm 2018. Đến nay xã đã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn 19/19 tiêu chí.

Các cơ chế chính sách của tỉnh (như Nghị quyết số 50/2012/NQ-HĐND, ngày 06/7/2012 của HĐND tỉnh “về việc quy định một số chính sách hỗ trợ

đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và quản lý đầu tư xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2012-2015”; Nghị quyết số 173/2015/NQ-HĐND của HĐND tỉnh “quy định mức hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016-2020”) và chính sách của huyện (Nghị quyết số 41/2016/NQ-HÐND, ngày 31/8/2016, Nghị quyết số 54/NQ-HÐND, ngày 30/12/2016 của Hội đồng nhân dân huyện Krông Búk) sau khi được ban hành đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Krông Búk. Hàng năm, từ nguồn hỗ trợ của Tỉnh, huyện theo cơ chế đặc thù đã huy động được nhiều nguồn đóng góp từ các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện để đối ứng với Nhà nước trong xây dựng hạ tầng nông thôn, đặc biệt là đường giao thông nông thôn.

2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới

Để triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả, chất lượng theo đúng định hướng, huyện Krông Búk đã xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới cụ thể như sau:

- Tổ chức bộ máy chỉ đạo Chương trình từ cấp huyện đến xã, thôn, buôn:

Huyện đã kịp thời ban hành các Quyết định thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp huyện do đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm Phó Trưởng ban, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện là đơn vị thường trực. Ban hành đầy đủ Quy chế hoạt động, Chương trình công tác hàng năm của Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban chỉ đạo và cho các cơ quan, đơn vị phụ trách hướng dẫn thực hiện các tiêu chí về nông thôn mới theo sự chỉ đạo của trung ương và của tỉnh. Thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp xã do đồng chí Bí thư Đảng ủy xã

làm Trưởng ban, Ban quản lý dự án xây dựng nông thôn mới cấp xã do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, Ban phát triển do các đồng chí Trưởng thôn, buôn làm Trưởng ban. Ban hành đầy đủ Quy chế hoạt động, Chương trình công tác hàng năm, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban chỉ đạo, Ban quản lý, Ban phát triển thôn, buôn.

Ban hành Quyết định số 4150/QĐ-UBND, ngày 24/10/2013 của UBND huyện Krông Búk về việc phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị phụ trách hướng dẫn thực hiện các tiêu chí về nông thôn mới (Các tiêu chí liên quan đối với từng ngành).

Thành lập Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới huyện vào ngày 06/4/2015, các xã đã bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác xây dựng nông thôn mới theo chỉ đạo tại Quyết định số 1996/QĐ-TTg ngày 04/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế Văn phòng điều phối giúp việc Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới các cấp. Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới huyện có 01 Chánh Văn phòng và 01 Phó Chánh Văn phòng (Chánh Văn phòng do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện kiêm nhiệm, Phó Chánh Văn phòng do Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiêm nhiệm), có nhiệm vụ: Giúp Ban Chỉ đạo huyện xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đánh giá đồng bộ, toàn diện Chương trình trên địa bàn huyện; theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình về thực hiện Chương trình trên địa bàn huyện; chuẩn bị nội dung, chương trình cho các cuộc họp, hội nghị, hội thảo của Ban Chỉ đạo huyện và các báo cáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện krông búk, tỉnh đắk lắk (Trang 55 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)