3.1.1. Quan điểm
Xác định việc xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn, là nhiệm vụ then chốt, trọng tâm, xuyên suốt của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn, hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh. Là cuộc vận động rộng rãi, thu hút các nguồn lực trong toàn xã hội cùng tham gia. Trong đó, cấp ủy Đảng và chính quyền cơ sở giữ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thực hiện tuyên truyền, vận động, giám sát; nông dân là chủ thể đồng thời là đối tượng thụ hưởng thành quả đạt được.
Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ lâu dài và cần được tiến hành đồng bộ. Lựa chọn các tiêu chí có sức lan tỏa lớn, các tiêu chí sắp hoàn thành để tập trung đẩy nhanh thực hiện trước. Với phương châm dựa vào nội lực cộng đồng dân cư là chính, phát huy vai trò chủ thể của người dân, bên cạnh có sự hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nước; đồng thời, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia; đảm bảo nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ”. Xây dựng nông thôn mới trên cơ sở bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nông thôn mới phải mang tính kế thừa và phát triển bền vững.
3.1.2. Mục tiêu
3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, đồng thời phấn đấu thu hẹp khoảng cách giữa các vùng trên địa bàn toàn huyện; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững.
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng đối với xã đã đạt chuẩn nông thôn mới (Pơng Drang, Chứ Kbô); phấn đấu đến cuối năm 2020 huyện Krông Búk lũy kế có 04 xã (57,14% số xã) đạt chuẩn nông thôn mới; không còn xã dưới 10 tiêu chí; số tiêu chí đạt chuẩn bình quân chung là 17 tiêu chí/xã trở lên.
Cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn: giao thông, điện, thủy lợi, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã, các thiết chế văn hóa.
Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn; tạo nhiều mô hình sản xuất gắn với việc làm ổn định cho nhân dân, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2020 đạt trên 41 triệu đồng; giảm tỷ lệ hộ nghèo 2,5-3%/năm.
Mục tiêu trong giai đoạn 2021 – 2025:
- Địa phương đạt chuẩn nông thôn mới: phấn đấu toàn huyện có 5/7 xã đạt chuẩn 19/19 tiêu chí về nông thôn mới. 2/5 xã đã đạt chuẩn 19/19 tiêu chí được công nhận là đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu theo quy định.
- Các chỉ tiêu cụ thể:
+ Phấn đấu 80% số xã có hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đạt tiêu chí NTM, cụ thể:
+ 100% đường trục xã, liên xã nhựa hoặc bê tông hóa; 50% đường trục thôn, buôn cứng hóa; 50% đường ngõ xóm được cứng hóa và không lầy lội vào mùa mưa; 60% trục chính nội đồng đảm bảo được cứng hóa, vận chuyển hàng hóa thuận tiện.
+ Đảm bảo tưới chủ động cho 80% diện tích cây trồng có nhu cầu, hệ thống kênh mương được kiên cố hóa.
+ 100% thôn, buôn có điện lưới quốc gia, 99% số hộ nông thôn được sử dụng điện an toàn.
+ 80% trở lên trường học các cấp có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia. + 100% thôn, buôn có đất xây dựng nhà văn hóa và 60% thôn, buôn xây dựng nhà văn hóa đạt chuẩn theo quy định.
+ 50% số xã đạt tiêu chí chợ theo quy định;
+ 70% số xã có hệ thống thông tin truyền thông đạt chuẩn.
+ Xóa nhà tạm, dột nát và có 60% số hộ gia đình có nhà ở đạt chuẩn của Bộ xây dựng.
- Kinh tế và tổ chức sản xuất: Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 60 triệu đồng;Tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm giảm 3%/năm theo chuẩn mới; Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt trên 95%; 90% số xã đạt tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất.
- Văn hóa – xã hội – môi trường:
+ Giáo dục: Giữ vững chỉ tiêu phổ cập giáo dục Trung học cơ sở, tỉ lệ học sinh trong độ tuổi đến lớp: Mẫu giáo 5 tuổi là 98%, tỷ lệ trẻ đi học mẫu giáo đúng độ tuổi là 90%, tiếu học đúng độ tuổi là 99%, THCS là 90%; Phấn
đấu trên 90% học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở được tiếp tục học Trung học phổ thông; trên 45% lao động trong độ tuổi ở nông thôn qua đào tạo.
+ Y tế: 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 80% người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế.
+ Văn hóa: 80% thôn, buôn đạt chuẩn văn hóa; trên 80% số xã đạt chuẩn văn hóa.
+ Môi trường: Ngăn chặn, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường, từng bước nâng cao chất lượng môi trường nông thôn.
+ 98% dân cư nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 60% các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở các xã đạt tiêu chuẩn về môi trường; không có các hoạt động suy giảm môi trường; chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định; các nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch, đảm bảo vệ sinh, môi trường.
- Về hệ thống chính trị và an ninh, trật tự xã hội: 100% xã có đầy đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị theo quy định và hoạt động có hiệu quả; trên 85% tổ chức cơ sở Đảng và chính quyền xã đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh; trên 85% số xã có các tổ chức đoàn thể chính trị đạt danh hiệu tiên tiến trở lên; 100% cán bộ, công chức xã đạt chuẩn chức danh, vị trí việc làm. Giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, trên 80% số xã đạt tiêu chí 19.
Mục tiêu trong giai đoạn 2025 – 2030:
- Địa phương đạt chuẩn nông thôn mới: huyện đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định. 7/7 xã đạt chuẩn 19/19 tiêu chí về nông thôn mới. 5/7 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu theo quy định.
- Tỷ lệ bình quân đạt tiêu chí nông thôn mới: 19 tiêu chí/ xã.
- Các chỉ tiêu: Phấn đấu 90% số xã có hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đạt tiêu chí NTM. Tăng 10% so với giai đoạn 2021 – 2025.
3.1.3. Định hướng
3.1.3.1. Định hướng của Đảng và Nhà nước
Để đạt được mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Đảng ta đã định hướng phải phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, nhằm nâng cao năng lực sản xuất cũng như đời sống của người dân nông thôn, đặc biệt là trong điều kiện nền nông nghiệp nước ta đang đứng trước nhiều thách thức của quá trình hội nhập quốc tế. Đại hội X của Đảng đã xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới là “Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại” [10].
Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nông nghiệp, nông thôn nước ta còn là khu vực giàu tiềm năng cần khai thác một cách có hiệu quả. Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn không phải chỉ là nhiệm vụ của nông dân, ở khu vực nông thôn mà là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội [01].
Xây dựng nông thôn mới là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại ở nông thôn; xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh; Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ
sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Quan điểm đó của Đảng là sự kế thừa và phát huy những bài học kinh nghiệm lịch sử về phát huy sức mạnh toàn dân, huy động mọi nguồn lực để tạo ra sức mạnh tổng hợp xây dựng nông thôn mới.
Xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng của Đảng, Nhà nước ta. Đại hội XII tiếp tục khẳng định: phát triển sản xuất nông nghiệp là then chốt, xây dựng nông thôn mới là căn bản, nông dân giữ vai trò chủ thể. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về dự thảo các văn kiện Đại hội XII của Đảng đã chỉ rõ một trong những định hướng lớn hướng tới mục tiêu Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại là phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới [09].
3.1.3.2. Định hướng của tỉnh Đắk Lắk
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, tỉnh Đắk Lắk đã ban hành nhiều văn bản triển khai thực hiện, xác định mục tiêu, nhiệm vụ rõ ràng, theo định hướng của cấp trên. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và từng bước hiện đại; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả kinh tế cao và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; trong đó, chú trọng các hình thức sản xuất mang tính hợp tác; gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ; gắn xây dựng nông thôn mới với phát triển đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được chú trọng bảo vệ; an ninh chính trị được giữ vững; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao; xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk theo hướng chuyển
dịch nhanh và bền vững cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.