Tình hình xây dựng nông thôn mới ở huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện krông búk, tỉnh đắk lắk (Trang 43 - 55)

2.1. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk Đắk Lắk

2.1.1. Những yếu tố điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa của huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Huyện Krông Búk nằm về phía Đông Bắc tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 60 km theo Quốc lộ 14; có tổng diện tích tự nhiên 35.782 ha, với 7 đơn vị hành chính gồm: Xã Cư Né, Ea Sin, Cư Pơng, Ea Ngai, Pơng Drang, Tân Lập, Chứ Kbô. Huyện Krông Búk có tuyến Quốc lộ 14 chạy qua lãnh thổ, nối huyện với các huyện trong tỉnh cũng như các vùng khác của cả nước; cùng với thế mạnh về sản xuất nông, công nghiệp là điều kiện để huyện phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

- Địa hình, địa mạo: Huyện Krông Búk nằm ở khu vực phía Bắc cao nguyên Bazan Buôn Ma Thuột, có đường Quốc lộ 14 gần như là đường phân thủy của hệ thống sông suối lớn trong vùng, hình thành 2 khu vực có địa hình khác biệt. Địa hình bằng trũng ven theo các sông suối phân bổ rải rác với diện tích nhỏ từ 5-30 ha, đã được khai trồng lúa nước. Khu vực phía Tây đường Quốc lộ 14 thuộc lưu vực suối Ea Súp, địa hình khu vực này chia cắt khá mạnh, với dạng đồi đỉnh bằng, sườn dốc về phía hợp thủy, đây là vùng tiếp giáp với vùng bình nguyên trầm tích Ea Súp. Phần đất thuộc xã Ea Ngai, một phần xã Pơng Drang thuộc lưu vực suối Ea Tul, có địa hình khá bằng phẳng độ dốc trung bình 3-150

. Địa hình, địa mạo này là một trong những lợi thế quan trọng về điều kiện phát triển nông nghiệp của huyện Krông Búk.

- Khí hậu: Huyện Krông Búk mang đặc tính chung vừa chịu chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên. Trong năm, có hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,40C, nhiệt độ trung bình nóng nhất là 26,50C, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là 20,80C, với nhiệt độ này rất phù hợp với cây cà phê. Độ ẩm không khí bình quân năm 85%, cao nhất 95% và thấp nhất 70%. Khí hậu huyện Krông Búk phù hợp với sản xuất nông nghiệp, cho phép hình thành và phát triển một nền nông nghiệp đa dạng cho năng suất và chất lượng cao.

- Thủy văn: Trên địa bàn huyện có nhiều suối và hợp thủy phân bố tương đối đều giữa các khu vực, mật độ sông suối từ 0,90-1,13km/km2

. Chế độ thủy văn được chia làm 2 mùa: Mùa lũ từ tháng 8 đến tháng 12, tổng lượng dòng chảy thực đo tại trạm Buôn Hồ mùa lũ chiếm đến 75% tổng lượng dòng chảy năm; mùa kiệt từ tháng 12 đến hết tháng 4 năm sau, tổng lượng dòng chảy chỉ chiếm 25%.

- Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên là 35.782 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp 29.823,04 ha, đất phi nông nghiệp 5.596,31 ha, đất chưa sử dụng 362,65 ha. Gồm có các loại: Đất nâu đỏ phát triển trên đá mẹ Bazan (32.102,85 ha), thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là các loại cây công nghiệp dài ngày, đã được khai thác vào mục đích sản xuất nông nghiệp, trong đó, cà phê, cao su là 2 loại cây trồng tốt, cho hiệu quả kinh tế cao; Đất nâu vàng trên đá Bazan (1.556,84 ha), thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày, đã được khai thác đưa vào trồng cà phê; Đất đỏ vàng phát triển trên đá Granit và đá phiến sét (1.667,25 ha), hiện còn một ít đất có rừng trồng sản xuất trên loại đất này; Đất đen và nâu thẫm sản phẩm Bazan (294,99 ha), thích hợp với loại cây ngắn ngày như ngô, đậu đỗ; Đất thung lũng dốc tụ (122,43 ha), phân bổ rải rác ven hợp thủy, suối, đất có tầng dày, địa hình khá bằng, đã được khai thác trồng lúa nước; Đất xám phát triển trên đá Macca axit

và đá cát (15,26 ha), phân bổ rải rác khu vực tiếp giáp với huyện Ea Súp. Với nguồn tài nguyên đất được thiên nhiên ưu đãi cho huyện Krông Búk, rất thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp lâu năm như cà phê, điều, hồ tiêu và các loại cây ngắn ngày như đậu đỗ, ngô lai vv..

- Tài nguyên nước: Lượng mưa tương đối nhiều nhưng phân bố không đồng đều trong năm. Tuy nhiên, nguồn nước ngầm của huyện tương đối phong phú, có thể khai thác phục vụ sản xuất nông, công nghiệp và dân sinh, bổ sung cho nguồn nước mặt ở những vùng khó khăn.

- Tài nguyên rừng: Độ che phủ đạt trên 9,1%.

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội

- Điều kiện kinh tế: Tình hình kinh tế trên địa bàn huyện trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực:

+ Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế theo giá trị sản xuất bình quân đạt 7,1%. Trong đó: Nông, lâm, ngư nghiệp 6,69%; công nghiệp, xây dựng 5,52%; thương mại, dịch vụ 9,4%.

+ Cơ cấu kinh tế bình quân: Nông, lâm, ngư nghiệp 73,21%; công nghiệp, xây dựng 6,67%; thương mại, dịch vụ 20,11%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh và theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – thương mại, dịch vụ.

+ Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 3.570 ha, diện tích cây lâu năm 24.989 ha. Về chăn nuôi, tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện phát triển ổn định, hiện nay tổng đàn gia súc, gia cầm có 295.876 con. Về thủy sản, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là 93,7 ha, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản chủ yếu tận dụng các diện tích vùng trũng, mặt ao hồ hiện có.

+ Công nghiệp – Thương mại: Tình hình lưu thông hàng hóa, giá cả trên thị trường tương đối ổn định, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trên địa bàn.

+ Công tác bảo vệ thực vật: Tình hình sâu bệnh gây hại cây trồng chỉ xuất hiện ở mức nhẹ, rải rác, không ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng.

+ Công tác khuyến nông: Triển khai các mô hình khuyến nông để triển khai nhân rộng, góp phần tăng năng suất, chất lượng giống cây trồng và nâng cao thu nhập cho nhân dân.

+ Công tác quản lý vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thủy sản: Trên địa bàn huyện có 189 cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, giống cây trồng và vật tư nông nghiệp.

+ Thực hiện chương trình nước sạch: Tỷ lệ dân cư sử dụng nước hợp vệ sinh năm 2018 là 90,1%, đạt 100,11% so với kế hoạch.

+ Về giao thông: Quản lý và khai thác tối đa hiệu quả mạng lưới giao thông, các hoạt động vận tải hàng hoá được củng cố, tạo động lực thúc đẩy sự lưu thông và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Quan tâm sửa chữa công trình giao thông trên địa bàn, đặc biệt chú trọng giao thông nông thôn.

+ Tình hình huy động và sử dụng nguồn vốn huy động cho chương trình xây dựng nông thôn mới: Tổng kinh phí huy động để xây dựng nông thôn mới (từ các nguồn trực tiếp cho nông thôn mới và các nguồn đầu tư không thuộc cơ chế đặc thù) giai đoạn 2016 – 7 tháng đầu năm 2019 ước đạt: 201.081 triệu đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương, tỉnh, huyện và các nguồn lồng ghép khác: 172.247 triệu đồng, chiếm 85,66%; huy động từ nhân dân: 28.834 triệu đồng, 646 ngày công và 2.754m2 đất, chiếm 14,34%.

- Điều kiện văn hóa – xã hội

+ Giáo dục – đào tạo tiếp tục phát triển khá toàn diện, chất lượng ngày càng được nâng lên. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, mạng lưới giáo dục cơ bản đáp ứng được nhu cầu giáo dục trên địa bàn huyện. Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong các trường học được đẩy mạnh. Duy trì, giữ vững đạt

chuẩn phổ cập giáo dục – xóa mù chữ tại 7/7 xã trên địa bàn huyện. Toàn huyện có 12 trường đạt chuẩn quốc gia.

+ Y tế: Chất lượng khám, chữa bệnh từng bước được nâng lên. Việc triển khai thực hiện bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế xã được duy trì tại 7/7 xã.

+ Hoạt động Văn hóa - Thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ, đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu của người dân, góp phần nâng cao dân trí, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được đẩy mạnh và có nhiều tác động tích cực đến đời sống văn hóa của nhân dân.

+ Công tác lao động - việc làm - dạy nghề: Năm 2018, đã giải quyết việc làm cho 964/970 lao động, đạt 99,38% kế hoạch. Đã có 07 công ty tư vấn, tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài có thời hạn; có 15/20 người đi làm việc ở nước ngoài, đạt 75% kế hoạch. Năm 2018, đào tạo nghề cho 1.153/1.700 lao động, đạt 67,82% kế hoạch, giúp cho người lao động nông thôn có tay nghề, có việc làm, tạo thu nhập, góp phần giảm nghèo ở địa phương.

+ Công tác chính sách người có công với cách mạng, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định. Công tác giảm nghèo được các cấp, các ngành trong huyện tích cực triển khai thực hiện.

+ Công tác dân tộc, tôn giáo: Trên địa bàn huyện có 14 dân tộc anh em sinh sống, dân số huyện 61.522 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số 22.009 người, chiếm 35,77%. Các chức sắc, tín đồ tôn giáo chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia tích cực vào các phong trào do cấp ủy, chính quyền địa phương phát động, góp phần tạo nên khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội [25].

Với những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa như trên đã ảnh hưởng nhiều đến kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong xây dựng nông thôn mới và quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới của huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk.

2.1.2. Những kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk theo Bộ tiêu chí Quốc gia

2.1.2.1. Phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới

Thực hiện mục tiêu Nghị quyết 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “nông nghiệp, nông thôn, nông dân”

đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới.

Căn cứ Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ “về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới”; Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020”; Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT 41/2013/TT-BNNPTNT, ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về “Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới”; Quyết định số 2406/QĐ- UBND, ngày 15/9/2011 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc “ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 22/4/2011 của Tỉnh ủy về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020”; các quyết định của UBND huyện Krông Búk về phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới của 7 xã thuộc huyện giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020. UBND huyện Krông Búk đã ban hành và triển khai thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2014-2015 và định hướng đến năm 2020.

Trong năm 2014, tất cả các đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã đều được phê duyệt, gắn với Quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn.

Trên cơ sở đồ án quy hoạch của các xã, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện đã chỉ đạo xây dựng Đề án xây dựng nông thôn mới cấp huyện và Đề án xây dựng nông thôn mới các xã (đã được phê duyệt). Đến cuối năm 2018, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện đã chỉ đạo các xã tập trung điều chỉnh, bổ sung Đồ án quy hoạch nông thôn mới cho phù hợp với thực tiễn tại địa phương.

2.1.2.2. Công tác lập quy hoạch nông thôn mới

UBND huyện đã có Công văn số 578/UBND-KT&HT ngày 26/4/2017 về việc thống nhất chủ trương điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới các xã trên địa bàn huyện Krông Búk, và một số văn bản chỉ đạo các xã rà soát điều chỉnh quy hoạch chung nông thôn mới các xã. Đến nay, UBND huyện đã ban hành Quyết định phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung nông thôn mới đối với 03 xã là: Pơng Drang, Chứ Kbô và Cư Né; đồng thời UBND huyện đã phê duyệt điều chỉnh Đồ án quy hoạch chung nông thôn mới đối với 02 xã là: Cư Pơng và Cư Né. Các xã Tân Lập, Ea Sin, Ea Ngai đang triển khai thực hiện.

Các đồ án chưa thể hiện rõ các yêu cầu quy hoạch xây dựng nông thôn mới thiếu tính liên kết vùng trong các mặt tổ chức sản xuất hàng hóa lớn, xây dựng hạ tầng khung, xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn cấp huyện, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, tiết kiệm trong đầu tư cơ sở hạ tầng và nâng cao điều kiện sống người dân nông thôn gần với điều kiện sống người dân đô thị. Nhìn chung các đồ án quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới chỉ đáp ứng được yêu cầu trước mắt, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển lâu dài trên địa bàn xã.

Việc các đồ án quy hoạch đạt chất lượng chưa tốt xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: trong công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới còn rất

ít kinh nghiệm; chưa có sự đồng nhất về quan niệm trong thực tế triển khai đối với các đơn vị tư vấn và UBND cấp xã.

Các đơn vị tư vấn không có đủ năng lực một cách đồng bộ cả 3 lĩnh vực chuyên môn là quy hoạch xây dựng, quy hoạch sản xuất và quy hoạch sử dụng đất, để thực hiện chủ động trong việc lập quy hoạch.

Ngoài ra sự hạn chế về kinh phí lập quy hoạch, phối kết hợp giữa các đơn vị về số lượng và năng lực cán bộ có chuyên môn thực hiện công tác thẩm định đồ án cũng ảnh hưởng đến chất lượng các đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

2.1.2.3. Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới ở các xã theo các tiêu chí

* Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về xã Nông thôn mới:

Để đánh giá kết quả thực hiện các nội dung chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg, ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ, cần đánh giá kết quả thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới trên địa bàn huyện Krông Búk. Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về xã Nông thôn mới của huyện Krông Búk (Số liệu cụ thể của huyện và từng xã trong Phụ lục số 3), cụ thể như sau:

- Nhóm I, Quy hoạch, gồm 01 tiêu chí: + Quy hoạch (Tiêu chí 1):

Công tác lập Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới và việc rà soát bổ sung các quy hoạch gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn được thực hiện theo đúng chỉ đạo của cơ quan cấp trên. Đến nay, UBND các xã đã rà soát điều chỉnh Đồ án Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới trình UBND huyện phê duyệt điều chỉnh. Đến nay, có 7/7 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí số 1, so với năm 2010 tăng 7 tiêu chí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện krông búk, tỉnh đắk lắk (Trang 43 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)