2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan
Tình hình họat động tôn giáo nhất là đạo Công giáo còn có nhiều vấn đề phức tạp, sự tác động, ảnh hƣởng từ bên ngoài vào các chức sắc, tín đồ. Một số chức sắc có thái độ chính trị xấu lợi dụng thần quyền, giáo quyền để kích động, lợi dụng tín đồ chống đối, hoạt động vi phạm và cố tình không chấp hành pháp luật.
Nhận thức, thái độ của một số chức sắc quá nặng về đức tin, ý thức dân tộc, trách nhiệm công dân thấp, thiếu thiện chí hợp tác với chính quyền các cấp trong hoạt động tôn giáo.
Âm mƣu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo, nhân quyền chống phá cách mạng đƣợc thực hiện dƣới nhiều hình thức: móc nối, liên hệ cấu kết một số phần tử cực đoan, một bộ phận nhân dân cuồng tín, nhận thức hạn chế dễ bị lôi kéo tham gia vào các hoạt động vi phạm đi ngƣợc lại đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nƣớc.
Các quy định pháp luật chƣa đầy đủ, thiếu đồng bộ cụ thể, thủ tục hành chính vẫn còn rờm rà.
2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Về phía cán bộ công chức làm công tác tôn giáo
Cán bộ, công chức còn hạn chế về trình độ và năng lực quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo do chƣa có kiến thức chuyên môn, chuyên sâu về lĩnh vực tôn giáo, đại đa số cán bộ, công chức đƣợc đào tạo đại học tại chức và đƣợc bồi dƣỡng thêm kiến thức về quản lý nhà nƣớc.
Phần lớn đội ngũ cán bộ, công chức tham mƣu cho chính quyền trong quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo đều mang tính kiêm nhiệm.
Năng lực lập kế hoạch và tầm nhìn xây dựng kế hoạch của cán bộ, công chức còn nhiều hạn chế; việc đề xuất các phƣơng án thực hiện còn mang tính chung chung chƣa sát thực tế.
Hoạt động nắm bắt thông tin diễn biến một số vụ việc có lúc còn chậm, báo cáo tham mƣu một số vụ việc còn thiếu tính thống nhất. Một số thành viên trong Ban chỉ đạo chƣa nghiên cứu sâu các văn bản tài liệu quy định của nhà nƣớc để có biện pháp tham mƣu các vấn đề liên quan đến hoạt động tôn giáo trái phép.
Việc tổ chức tuyên truyền , PBCSPL cho cán bộ, các chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo và quần chúng nhân dân chƣa thƣờng xuyên, chƣa sâu rộng từ đó ý thức chấp hành pháp luật của một số chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo chƣa tốt, dẫn đến xảy ra các hoạt động trái phép.
Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc trong quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo do chƣa có cơ chế phối hợp rõ ràng mà chỉ có phân công nhiệm vụ cho từng phòng, ngành.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm chƣa thƣờng xuyên, liên tục, thiếu tính đột xuất chỉ đến lúc phát hiện và gây ra hậu quả nghiêm trọng mới vào cuộc; Các biện pháp xử lý vi phạm còn chƣa đủ răn đe dẫn đến tình trạng tái phạm hoặc không khắc phục đƣợc tình trạng ban đầu.
- Về phía cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn
Cấp ủy Đảng, chính quyền một số xã, thị trấn chƣa đánh giá đúng mục đích, ý nghĩa nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo dẫn đến các sai phạm ở cơ sở nhƣ một số hộ gia đình giáo dân tự ý chuyển nhƣợng đất, ngấm ngầm cho cơ sở tôn giáo chƣa thực hiện đúng Luật Đất đai và quy định của Nhà nƣớc nhƣ: Giáo họ Cẩm Sơn xã Đại Sơn, giáo xứ Lƣu Mỹ xã
Trù Sơn. Khi sự việc xảy ra chƣa có biện pháp xử lý dứt điểm những hành vi vi phạm pháp luật nhƣ xây dựng cổng chào tại Giáo xứ Sơn La xã Xuân Sơn...
Thực hiện hƣớng dẫn các thủ tục xây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo, nắm bắt tình hình còn chậm, giải quyết thiếu kiên quyết, chƣa kịp thời tham mƣu cho cấp uỷ chính quyền cấp trên chỉ đạo giải quyết nhƣ: Giáo họ Long Sơn xã Bắc Sơn làm hồ sơ thủ tục xây dựng nhà thờ chậm.
Cấp uỷ Đảng, chính quyền ở một số khi có sự việc xảy ra còn lúng túng, chƣa phát huy hết sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để giải quyết những vấn đề xảy ra trên địa bàn. Cá biệt một số cán bộ chủ trì còn có biểu hiện tƣ tƣởng né tránh, ngại va chạm, ngại tiếp xúc với các chức sắc, chức việc, ban hành giáo xứ, họ, dẫn đến tạo ra khoảng cách trong mối quan hệ, thiếu thông tin trao đổi hợp tác lẫn nhau, hoặc còn đùn đẩy trách nhiệm cho cấp trên.
Mối quan hệ phối kết hợp các cấp, ban ngành tổ chức đoàn thể còn thiếu đồng bộ, vai trò hoạt động của một số tổ chức đoàn thể còn mờ nhạt.
- Về phía các chức sắc, chức việc tôn giáo
+ Một số chức sắc chức việc tôn giáo cố tình lợi dụng vào các buổi hành lễ tại cơ sở thờ tự có thái độ kỳ thị, phân biệt những ngƣời giáo dân tích cực, nhất là đội ngũ cán bộ cốt cán, Đảng viên vùng giáo, nhằm ngăn cản họ không đƣợc tham gia các hoạt động tổ chức chính trị xã hội.
+ Thiếu thiện chí hợp tác với chính quyền đặc biệt trong việc lập hồ sơ thiết kế xây dựng cơ sở thờ tự; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chuyển đổi mục đích sử dụng, mua bán ngấm ngầm, chuyển nhƣợng, lấn chiếm đất để mở rộng khuôn viên đất đai.
Tiểu kết Chƣơng 2
Ở Chƣơng 2 tác giả tiếp tục đi vào nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề trọng tâm của đề tài.
Tác giả đã giới thiệu một cách khái quát về lịch sử hình thành, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và nguồn lực của huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An qua đó để thấy đƣợc những thuận lợi và khó khăn trong quản lý nhà nƣớc nói chung và quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn nói riêng.
Trong chƣơng này, tác giả đã nêu khái quát lịch sử hình thành của đạo Công giáo, đạo Phật giáo trên thế giới; quá trình du nhập và phát triển của 2 tôn giáo lớn này tại Việt Nam. Từ đó, tác giả đã một số đặc điểm và tình hình hình hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An trong những năm vừa qua. Đó là cơ sở, căn cứ để có những giải pháp quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn trong thời gian tới đƣợc hoàn thiện hơn.
Trọng tâm của Chƣơng 2, tác giả muốn làm rõ thực trạng hoạt động tôn giáo trên địa bàn và quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng đó là:
- Xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch quản lý đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng
- Xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng
- Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng
- Phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc trong quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng
Tổ chức nghiên cứu, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáotrên địa bàn huyện Đô Lƣơng
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm liên quan đến hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng
Bằng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học nhƣ phân tích, thống kê, thực nghiệm, nghiên cứu tài liệu, phƣơng pháp chuyên gia... tác giả đã phản ảnh thực trạng hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An. Phân tích và chỉ rõ những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế trong quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã phân tích và chỉ ra một số nguyên nhân của kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.
Từ những kết quả phân tích ở chƣơng 2, là cơ sở, tiền đề để tác giả tiếp tục nghiên cứu vấn đề tại chƣơng 3.
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀNƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN