HOẠTĐỘNG TÔN GIÁOTRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔ LƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện đô lương, tỉnh nghệ an (Trang 51 - 56)

Trong tất cả các cuộc kháng chiến chống xâm lƣợc từ xƣa đến nay, nhân dân Đô Lƣơng đều hăng hái, tích cực tham gia, có nhiều đóng góp to lớn về nhân tài vật lực, góp phần làm nên những thắng lợi vẻ vang của dân tộc.

Văn hoá xã hội có chuyển biết tốt, ngành giáo dục nhiều năm liền đƣợc công nhận danh hiệu xuất sắc, ngành y tế có nhiều tiến bộ.Cơ sở vật chất trƣờng học, trạm y tế, ngày càng đƣợc tăng cƣờng. Cuối năm 2015, toàn huyện có hơn 54 trƣờng đạt chuẩn quốc gia; 33/33 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện và nâng cao, sinh hoạt văn hóa tôn giáo ngày càng đƣợc ngƣời dân quan tâm nhiều hơn.

2.2. HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔLƢƠNG LƢƠNG

2.2.1. Công giáo

- Khái quát về đạo Công giáo

Đạo Công giáo hay còn gọi là Thiên Chúa giáo là tôn giáo thuộc Kitô giáo. Đây là một trong những tôn giáo có số lƣợng tín đồ và giáo sĩ lớn nhất thế giới. Đạo Công giáo hình thành qua hai sự biến động:

Thứ nhất, sự ra đời của Kitô giáo gắn với cuộc đấu tranh chống Đế quốc La Mã thế kỷ II-TCN. Sự ra đời của Kitô giáo là sự kế thừa, cải cách Do thái kết hợp với các tƣ tƣởng triết học duy tâm, thần học Hy Lạp, La Mã cổ đại.

Đạo Kito ra đời với hai trung tâm lớn là Rome và Congstantinov cùng với các trung tâm khác nhƣ Antrot, Gerusalem,..Mâu thuẫn giữa hai trung tâm diễn ra trong quá trình đấu tranh giành sự độc tôn, chi phối toàn bộ Giáo hội Kito. Mâu thuẫn dẫn đến năm 1054, trung tâm Congstantinov tách ra thành đạo chính thống. Lịch sử Kito giáo gọi là sự phân liệt lần thứ nhất.

Thứ hai, trong nội bộ Công giáo tiếp tục diễn ra cải cách (phân liệt lần thứ 2), đã ra đời một tôn giáo mới tách rời khỏi Công giáo - đó là đạo Tin lành vào thế kỷ XVI.

Cùng với cuộc cải cách dẫn tới sự ra đời đạo Tin lành, ở nƣớc Anh vào thời kỳ này cũng nảy sinh mâu thuẫn giữa vua Henry VIII với Giáo hội, dẫn đến sự ra đời của một tôn giáo khác, đó là Anh giáo.

- Đạo Công giáo ở Việt Nam

Ở Việt Nam, Công giáo là một trong những tôn giáo lớn, với số lƣợng tín đồ và chức sắc đông. Công giáo du nhập vào Việt Nam từ năm 1553, cho đến nay Công giáo đã có lịch sử hơn 4 thế kỷ ở nƣớc ta. Tuy nhiên phải đến năm 1659 thì cơ cấu Công giáo mới đƣợc thiết lập ở Việt Nam.

Ngày 24/02/1967, Tòa thành La Mã phê chuẩn thành lập Hội đồng Giám mục của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Đây là tổ chức đƣợc xem là cơ quan trung ƣơng của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Do điều kiện chiến tranh, đất nƣớc chia làm hai miền nên hoạt động của Hội đồng Giám mục chỉ thực thi ở miền Nam. Sau năm 1975, đất nƣớc thống nhất, Giáo hội Công giáo Việt Nam quy về một mối.

Đạo Công giáo ở Việt Nam có số lƣợng tín đồ khá đông. Theo thống kê năm 2009 ở Việt Nam có khoảng 5.677.086 tín đồ Công giáo trong đó có 1.776.694 tín đồ ở khu vực thành thị và 3.900.392 ở các khu vực nông thôn, (địa phƣơng có đông đảo tín đồ Công giáo nhất là tỉnh Đồng Nai với 797.702 tín đồ, Thành phố Hồ Chí Minh là 526.308 tín đồ và 274 nhà thờ, nhà nguyện) và khoảng 6.000 nhà thờ tại nhiều nơi trên đất nƣớc. Trải qua nhiều thăng trầm và biến đổi lịch sử, cho đến năm 2016, Công giáo tại Việt Nam có hơn 6 triệu tín đồ trong tổng số 92 triệu dân, với 3.100 linh mục, 14.400 tu sĩ, 1.249 đại chủng sinh và 53.800 giáo lý viên.

Toàn huyện có 14/33 xã, thị trấn có đồng bào theo đạo Công giáo, phân bổ 62 xóm, có 1764 hộ, số khẩu 8065 khẩu chiếm 4,2% dân số toàn huyện (2015).

Cơ cấu giáo hội: có 01giáo hạt Bột Đà, 05 xứ đó là: Bột Đà, Sơn La, Thanh Tân, Lƣu Mỹ và xứ Cẩm Sơn, 01dòng tu Mến Thánh giá, 25 giáo họ, có 05 Linh Mục quản xứ.

Có 05 Hội đồng Mục vụ, 109 chức việc, 76 nữ tu, 04 giáo họ không có thánh đƣờng riêng mà cầu nguyện chung nhà thờ giáo xứ nhƣ: giáo họ Bột Đà, giáo họ Sơn La, giáo họ Thanh Tân, giáo họ Nhà Xứ.

Đất thờ tự của các giáo xứ, giáo họ trên toàn huyện có 7,81ha trong đó: đất thờ tự 5,26ha; đất sản xuất nông nghiệp 2,55ha.

Các tôn giáo nói chung, giáo hội Công giáo nói riêng trong những năm gần đây tiếp tục xây dựng, phát triển giáo hội về mọi mặt. Trọng tâm củng cố đức tin, vận động phát triển tín đồ, củng cố tổ chức giáo hội từ Tòa Giám mục đến giáo xứ, giáo họ. Kế hoạch tách lập xứ, họ đạo, lập dòng tu, dòng Bác ái, xây dựng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà thờ, nhà phòng, nhà học giáo lý. Mở rộng đất đai khuôn viên các cơ sở thờ tự bằng nhiều hình thức nhƣ: tự ý lấn chiếm, chuyển nhƣợng, hiến tặng đất đai, xây dựng trái pháp luật.

Về đất đai thờ tự: Tại giáo họ Cẩm Sơn thuộc xã Đại Sơn mở rộng khuôn viên khi chƣa đƣợc các cấp có thẩm quyền cho phép.

Hoạt động của một số Linh mục quản xứ trong quá trình rao giảng đạo hành lễ tại nhà thờ có thái độ phân biệt, kỳ thị một số cán bộ cốt cán là giáo dân tích cực; nói xấu chế độ Đảng và nhà nƣớc, cản trở công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ nhƣ: thu nạp sản phẩm, thuế, các loại quỹ làm ảnh hƣởng đến các hoạt động phong trào của địa phƣơng nhƣ xã: Trù Sơn, Đại sơn,

2.2.2. Phật giáo

Phật giáo hay còn gọi là đạo Phật, ra đời ở Ấn Độ vào thời kỳ xuất hiện các trƣờng phái triết học khác nhau và sự phân chia đẳng cấp sâu sắc trong xã hội. Con đƣờng đi tới đạo Phật gắn liền với việc tìm kiếm phƣơng cách cứu rỗi sự đau khổ của chúng sinh của Thái tử Tất Đạt Đa (Thích Ca Mâu Ni). Những thuyết pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni đƣợc các đệ tử sau này chép, chỉnh lý nhiều lần qua các lần kết tập khác nhau, tập hợp thành hàng nghìn bộ sách với hàng vạn quyển khác nhau, theo nội dung đƣợc chia thành các kinh Tam Tạng (Kinh tạng, Luật tạng, Luận tạng).

Triết lý hình thành giáo lý Phật giáo cho rằng: mọi sự vật của vũ trụ đều do “nhân” và “duyên” hợp mà thành. Sự vật còn khi nhân, duyên còn; sự vật mất khi nhân, duyên tan rã. Một trong những giáo lý cơ bản của đạo Phật là “khổ” và “con đƣờng cứu khổ”, đƣợc thể hiện trong bộ: “Tứ diệu đế” (Khổ đế, Tập đế, Diệt dế và Đạo đế). “Tứ diệu đế” là một hệ thống thuyết giáo cho rằng: “khổ” là một “bản tính” tất yếu của con ngƣời, nguyên nhân mọi khổ đau do “thập nhị nhân duyên” mà thành, đồng thời chỉ rõ con đƣờng và phƣơng cách giải thoát để hết luân hồi, nghiệp chƣớng.

Đạo Phật không quan niệm về thƣợng đế, thần linh mà con ngƣời phải làm chủ bản thân, không cho giáo lý của Phật là thiêng liêng mà chỉ là cái bè đƣa ngƣời qua sông, chỉ là phƣơng tiện giúp con ngƣời giải thoát khổ đau.

- Phật giáo ở Việt Nam

Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ II sau Công nguyên, bắt đầu từ Luy Lâu, Bắc Ninh bằng những con đƣờng khác nhau. Khi truyền vào Việt Nam, Phật giáo mang một hình thái riêng, lúc đầu phát triển theo đơn vị “gia cƣ”, mỗi cơ sở Phật giáo nhƣ một đơn vị gia đình, gọi là “Trụ xứ tòng lâm” từ đó phát triển ra nhiều chùa theo một sƣ tổ, thành một dòng họ. “Dòng họ” đó

ở mỗi vùng có tên gọi khác nhau: miền Bắc gọi là “Sơn môn”, các tỉnh miền Trung gọi là “môn phái” và các tỉnh miền Nam gọi là “môn phong”.

Phật giáo vào Việt Nam trong sự hài hòa với cuộc sống, tập quán, tín ngƣỡng và các tôn giáo khác, tạo ra xu hƣớng “tam giáo đồng nguyên” nên có những giai đoạn phát triển thịnh vƣợng và cũng có cả những giai đoạn suy thoái. Cho đến giữa thế kỷ XVIII, Phật giáo Đại thừa mới đƣợc truyền vào phía Nam. Các tỉnh phía nam ngoài Phật giáo Đại thừa còn có Phật giáo Tiểu thừa của đồng bào ngƣời Việt gốc Khơme sinh sống rải rách trên 12 tỉnh, thành phố ở đồng bằng sông Cửu Long. Phật giáo Tiểu thừa của đồng bào ngƣời Việt gốc Khơme có quan hệ tu hành theo truyền thuyết với các nƣớc Phật giáo Tiểu thừa nhƣ: Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Srilanca.

Từ năm 1957, ở Việt Nam diễn ra cuộc vận động thống nhất Phật giáo các tỉnh miền Bắc. Phật giáo các tỉnh miền Bắc đã tổ chức Đại hội đại biểu, thành lập “Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam” với mục đích là hòa hợp Tăng, Ni, cƣ sĩ, các nhà nghiên cứu Phật học để hoàng dƣơng đạo pháp, lợi lạc quần sinh, phụng sự Tổ quốc, bảo vệ hòa bình.

Trƣớc năm 1975, tại miền Nam, các tỉnh đã thành lập “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất”. Trong quá trình hành đạo, Giáo hội phật giáo Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc.

Ngày 04/11/1981, Đại hội thống nhất Phật giáo đã diễn ra tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Đại hội đã thống nhất lấy tên là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, thông qua Hiến chƣơng của Giáo hội.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam có hệ thống trƣờng lớp đào tạo từ cấp cơ bản đến Đại học Phật giáo, có Viện nghiên cứu Phật học; ở các tỉnh, thành phố có tăng, ni, Phật tử đều thành lập Ban trị sự Phật giáo.

- Phật giáo trên địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An

Trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ an, Phật giáo từng bƣớc phục hồi và phát triển, toàn huyện có 58 chùa có nguồn gốc Phật giáo. Từ năm 2011 đến 2012 đƣợc UBND tỉnh Nghệ An chấp thuận phục hồi 03 cơ sở thờ

tự phật giáo, năm 2013 tăng 01 chùa, hiện đang làm hồ sơ thẩm định 02 chùa cơ cấu lâm thời có 06 Ban hộ tự đại diện các chùa; về số lƣợng tín đồ đƣợc quy y là 456 tín đồ, sinh hoạt tín ngƣỡng tôn giáo tại chùa tăng lên.

Hoạt động phật giáo thuần túy, cơ bản chấp hành pháp luật, hầu hết các tín đồ có thái độ chính trị tốt. Tín đồ Phật giáo cùng với nhân dân thập phƣơng về thắp hƣơng cầu nguyện, diễn ra bình thƣờng tại các điểm đền, chùa nhƣ: Chùa Bà Bụt tại xã Lam Sơn; Đền Quả Sơn tại xã Bồi Sơn; Chùa Phúc Mỹ tại xã Yên Sơn; Chùa Làng Vành tại xã Lạc Sơn; Chùa Ba Nàng tại xã Mỹ Sơn.

Bên cạnh đó, có một số sƣ ở các địa bàn khác về hoạt động trên địa bàn khi chƣa có đầy đủ thủ tục gây dƣ luận thiếu sự đồng tình trong quần chúng nhân dân.

Như vậy, có thể rút ra được một số nét đặc trưng về hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lương như sau:

- Tôn giáo trên địa bàn chủ yếu là: Công giáo và Phật giáo; - Hầu hết các xã, thị trấn đều có tín đồ tôn giáo;

- Hoạt động Phật giáo chủ yếu là tục thờ thành Hoàng làng sùng bái và thờ các vị thần có công lớn với nƣớc, với dân;

- Đội ngũ nhân sự giúp việc và tham mƣu ở cơ sở các xã, thị trấn là các cán bộ cốt cán vùng giáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện đô lương, tỉnh nghệ an (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)