trí tuệ của con người để phát huy hết giá trị của tài nguyên đó thì khó phát triển. Ngược lai có những quốc gia nghèo về tài nguyên du lịch nhưng biết phát huy hợp lí sẽ thu hút được lượng khách du lịch rất lớn và ngành du lịch sẽ phát triển bền vững.
Đường lối phát triển du lịch
Chính sách phát triển du lịch là cơ sở dẫn đến thành công trong việc phát triển du lịch. Chính sách phát triển du lịch của cơ quan quyền lực tại địa phương có ý nghĩa quan trọng vì căn cứ vào khả năng thực tế tại mỗi vùng để đưa ra chính sách phù hợp.
1.1.3.2. Yếu tố bên trongTài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển du lịch. Tài nguyên nghĩa là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần được khai thác và ohục vụ cho mục đích phát triển nào đó của con người. Xét dưới góc độ cơ cấu tài nguyên du lịch, có thể phân thành hai bộ phận hợp thành: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn . Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu thủy văn, hệ sinh thái cảnh quan thiên nhiên có thể sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng khảo cổ kiến trúc, các công trình sáng tạo của con người, và
các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể khác có thể sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
Đây là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến phát triển du lịch của một quốc gia hay vùng lãnh thổ nhất định.
Sản phẩm du lịch
Cũng giống như tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch là đối tượng hấp dẫn du khách là nhân tố quyết định hoạt động du lịch diễn ra hay không diễn ra.
Sản phẩm du lịch tập hợp các dịch vụ cần thiết để thõa mãn nhu cầu phục vụ khách du lịch trong chuyến đi du lịch.
Nếu xét về cơ cấu thì sản phẩm du lịch vô cùng phong phú và liên quan tới rất nhiều ngành nghề. Nhưng xét về mặt ý nghĩa của các bộ phận hợp thành có thể chia làm ba loại, đó là: sức thu hút khách du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật để phát triển du lịch và dịch vụ.
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch
Đây cũng là nhân tố tác động không nhỏ tới phát triển du lịch. Kết cấu hạ tầng du lịch bao gồm: hệ thống đường giao thông các phương tiện giao thông cùng các các công trình cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc cơ sở lưu trú, ăn uống vui chơi giải trí, mua sắm, nơi đổi tiền, dịch vụ chăm sóc sức khỏe… Để phát triển du lịch, các điều kiện về kết cấu hạ tầng kỹ thuật là đòn bẩy quan trọng cho khả năng khai thác các tài nguyên du lịch và chỉ mạng lưới giao thông thuận tiện nhanh chóng thì du lịch mới trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội. Ngoài các điều kiện và kết cấu hạ tầng nêu trên các điều kiện như mạng lưới y tế, bảo hiểm hệ thống ngân hàng cũng ảnh hưởng quan trọng đến khả năng phát triển du lịch.
Lao động trong ngành du lịch chủ yếu là lao động giản đơn và số lượng lao động trực tiếp sử dụng trong ngành du lịch được sử dụng nhiều hơn so với các ngành khác.
Tuy nhiên, mọi hoạt động trong ngành du lịch đều cần đến lao động, do đó đây cũng là một trong những yếu tố tác động đến sự phát triển của ngành du lịch.