Dựa trên những kết quả nghiên cứu từ tài liệu, bảng hỏi và các cuộc phỏng vấn chuyên gia, tác giả đã có những đánh giá sau đây.
2.3.1. Kết quả
Những mặt đạt được
Trong thời gian qua, hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đạt được những kết quả sau:
Thứ nhất, việc tổ chức triển khai văn bản quy phạm pháp luật cơ bản được
chính quyền thực hiện một cách nghiêm túc, đưa Luật, Nghị định, Thông tư, Quy chế vào đời sống. Bên cạnh đó, chính quyền tỉnh Tây Ninh cũng đã ban hành các văn bản bổ sung vào hệ thống pháp lý căn cứ vào đặc điểm tình hình thực tế ở địa phương, tạo điều kiện cho công tác QLNN về du lịch thực hiện thuận lợi.
Thứ hai, tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch cấp tỉnh cơ bản được đảm bảo.
Thứ ba, quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp
của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch tương đối rõ ràng và chặt chẽ.
Thứ tư, cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch được
Những mặt chưa được
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động quản lý nhà nước về du lịch vẫn tồn tại những hạn chế sau, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch, bao gồm:
Thứ nhất, việc xây dựng và hoạch định chiến lược, quy hoạch về du lịch tuy
có thực hiện nhưng quá trình thực hiện còn chậm, không đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của ngành du lịch, việc tổ chức thực hiện quy hoạch chưa theo kịp tiến độ.
Thứ hai, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về
du lịch còn chưa phát huy vai trò, theo kết quả khảo sát, tuyên truyền và phổ biến thông tin về du lịch ở địa phương chưa thực sự hiệu quả, không đem lại kết quả.
Thứ ba, tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ còn nhiều vướng mắc. Qua phân tích hiện trạng lao động du lịch tỉnh Tây Ninh cho thấy: Nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn chưa đạt cả về số lượng và chất lượng cho công tác quản lý nhà nước và hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn. Vấn đề tồn tại hiện nay về nguồn nhân lực là mô hình quản lý và kinh doanh du lịch trên địa bàn còn bất hợp lý cả về cơ cấu tổ chức trong quản lý nhà nước về du lịch và bố trí sắp xếp nhân sự lao động tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, từ sự bất hợp lý đó đã tác động đến công tác tham mưu, chỉ đạo điều hành và hướng dẫn trong lĩnh vực quản lý nhà nước về du lịch địa phương và năng suất, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dẫn đến tăng trưởng du lịch Tây Ninh chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của địa phương về phát triển du lịch. Hoạt động ứng dụng khoa học và công nghệ chưa tiến hành, công nghệ quản lý lạc hậu.
Thứ tư, tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du
lịch ở trong nước và nước ngoài chưa phát huy vai trò. Hoạt động này kém hiệu quả là một trong những nguyên nhân làm du lịch chưa phát triển.
Thứ năm, công tác thanh tra kiểm tra, giám sát, đặc biệt là thiếu cơ chế cho
người dân giám sát, thiếu sự giám sát của HĐND các cấp, chưa kịp thời phát hiện và xử lý những vấn đề phát sinh.
Chính những hạn chế này đã đặt ra cho các cấp chính quyền là cần phải làm gì, làm như thế nào để quản lý tốt, phát huy vai trò của nhà nước trong quản lý hoạt động du lịch nhằm phát huy vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.