Quản lý nhà nước theo lãnh thổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh tây ninh (Trang 40 - 41)

Việc xác định vùng lãnh thổ ở Việt Nam phản ánh quan điểm của nhà nước về phân chia địa giới hành chính - lãnh thổ và chính sách phát triển kinh tế xã hội từng thời kỳ. Vì thế, thuật ngữ lãnh thổ và địa phương gắn liền với nhau và

có thể được sử dụng thay thế cho nhau. Tính lãnh thổ trong các địa phương thể hiện trong việc coi địa phương là một vùng lãnh thổ có những đặc trưng, đặc điểm nhất định (đặc điểm địa lý, tự nhiên, diện lãnh thổ, kinh tế, thổ ngữ, văn hóa, làng nghề,..) nhằm phân biệt nó với các vùng đất (lãnh thổ khác).

Về cơ bản, lãnh thổ bên trong quốc gia ở Việt Nam được hình thành thông qua các quyết định về thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, xã, phường, thị trấn, xác định địa giới hành chính.

Hiến pháp năm 1992 [15] phân định lãnh thổ - hành chính như sau: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã;

Huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã; quận chia thành phường.

Hiến pháp năm 2013[17] phân định các đơn vị hành chính như sau:

Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.

Như vậy, quản lý nhà nước về du lịch ở cấp tỉnh là một trong những nguyên tắc quản lý nhà nước, theo đó phân chia một lĩnh vực cụ thể và giao cho địa phương quản lý trên đơn vị lãnh thổ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh tây ninh (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)