Tình hình kinh tế-xã hội Tây Ninh Vị trí địa lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh tây ninh (Trang 49 - 52)

Vị trí địa lý

Tây Ninh là tỉnh biên giới thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có diện tích tự nhiên 4.032,61 km2, dân số 1.095.583 người (2013), mật độ dân số bình quân 270,26 người/km2. Tọa độ địa lý của tỉnh từ 10057’08” đến 11046’36” vĩ độ Bắc và từ 105048’43” đến 106022’48” kinh độ Đông.

Ranh giới hành chính được xác định như sau:

+ Phía Bắc và phía Tây giáp Vương quốc Campuchia. + Phía Nam giáp tỉnh Long An và TP. Hồ Chí Minh. + Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước

+ Về hành chính tỉnh Tây Ninh có 01 Thành phố, 08 huyện, 95 đơn vị xã, phường, thị trấn (08 thị trấn, 07 phường và 80 xã), trong đó có 5 huyện với 20 xã biên giới. Thành phố Tây Ninh là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh, cách Thành phố Hồ Chí Minh 99 km về phía Tây Bắc theo Quốc lộ 22.

Tỉnh Tây Ninh có đường biên giới dài 240 km với 02 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và Xa Mát, 4 cửa khẩu quốc gia, 10 cửa khẩu phụ; cửa khẩu quốc tế Mộc Bài cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km, cách TP. Phnompenh - Campuchia 170 km. Ngoài ra, Tây Ninh có các trục giao thông quan trọng như đường Xuyên Á, Quốc lộ 22, Quốc lộ 22B… tạo điều kiện cho tỉnh Tây Ninh kết nối kinh tế quốc

tế, các nước ASEAN, kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, mở ra cơ hội phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó có du lịch.

Địa hình – Thời tiết và khí hậu

Tây Ninh nối cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng. Trên địa bàn vùng cao phía Bắc nổi lên núi Bà Đen cao nhất Nam Bộ (986 m). Nhìn chung, địa hình Tây Ninh tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi cho phát triển toàn diện nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng.

Khí hậu Tây Ninh tương đối ôn hoà, chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Mùa nắng từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau và tương phản rất rõ với mùa mưa ( từ tháng 5 – tháng 11). Chế độ bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định. Nhiệt độ trung bình năm của Tây Ninh là 27,40°C, lượng ánh sáng quanh năm dồi dào, mỗi ngày trung bình có đến 6 giờ nắng.

Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 – 2.200 mm, độ ẩm trung bình trong năm vào khoảng 70 - 80%, tốc độ gió 1,7 m/s và thổi điều hoà trong năm. Tây Ninh chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chủ yếu là gió Tây – Tây Nam vào mùa mưa và gió Bắc – Đông Bắc vào mùa khô.

Kết cấu hạ tầng

Tây Ninh có 2 đường quốc lộ:

Quốc lộ 22 nối từ Thành phố Hồ Chí Minh qua địa bàn tỉnh Tây Ninh 28 km sang Cam-pu-chia bằng cửa khẩu quốc tế Mộc Bài nằm trong dự án đường Xuyên á.

Quốc lộ 22B chạy dài từ huyện Gò Dầu cửa tỉnh sang Cam-pu-chia bằng cửa khẩu XaMát.

Ðây là 2 tuyến đường có tính chiến lược trong phát triển kinh tế- xã hội - an ninh - quốc phòng của tỉnh và quốc gia. Tổng chiều dài đường bộ trong tỉnh là 2.976,7km. Mạng lưới giao thông đường bộ hình thành tương đối rộng khắp và hợp lý, mật độ 0,74 km/km2 và 25,4 m2/người dân.

Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện khoảng 1.532km, còn lại 1.444km là đường giao thông nông thôn. Ðường nhựa và bêton nhựa khoảng 453,9km (15,25%), đường đá dăm 4,3km (0,14%), đường sỏi đỏ 761km (25,6%) và đường đất 1.757,2km (59,01%). Tỉnh hiện có khoảng 91 cầu tổng chiều dài 1.785,34m. Với địa hình tương đối bằng phẳng, nền đất cứng và một phần vật liệu xây dựng giao thông sẵn có tại địa phương, việc phát triển mạng lưới đường bộ của tỉnh rất thuận lợi.

Hệ thống vận chụyển đường sông cũng đã hình thành và phát triển.

Gồm 2 tuyến chính: sông Vàm Cỏ Ðông nối với tỉnh Long An và sông Sài Gòn nối với thành phố Hồ Chí Minh.

Cảng sông: Tây Ninh hiện chỉ có cảng sông Bến Kéo trên sông Vàm Cỏ Ðông, cách thị xã Tây Ninh 8km về hướng Ðông nằm ven quổc lộ 22B, khả năng tiếp nhận tàu thuyền từ 200-2.000 tấn và phương tiện Flash neo cập.

Cảng sông, Bến Kéo là một trong những điểm vận chuyển hàng quan trọng của địa phương. Có khả năng phát triển đường hàng không từ cơ sở vật chất còn lại của sân bay quân sự tại xã Thái Bình huyện Châu Thành xây dựng thành sân bay cấp 4 - 5 đường băng dài 600-1.000m, rộng 25-30m để đón nhận các loại máy bay 40 - 70 chỗ ngồi cũng như xây dựng bãi đáp trực thăng trên đỉnh núi Bà Ðen phục vụ du lịch và mở tuyến đường sắt Xuyên á song song với đường bộ Xuyên á sang Cam-pu-chia, nối tuyến đường sắt Bắc Nam của Việt Nam.

Theo Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, ngày 31 tháng 12 năm 2015 của UBND tỉnh Tây Ninh, ước tính tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2015 đạt 46.844 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 2.635 USD.

Tỷ trọng nông - lâm - thủy sản; công nghiệp - xây dựng; dịch vụ trong GDP theo giá so sánh 2010: 30,1% - 35,5% - 34,4%.

Báo cáo chỉ ra mặt làm được: tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục được phục hồi và có chuyển biến tích cực, giữ được nhịp độ tăng trưởng khá. Tuy nhiên, báo cáo cũng đưa ra những mặt hạn chế: đầu tư xây dựng cơ bản còn chậm, nhiều dự án chưa đảm bảo gây lãng phí; hệ thống kết cấu hạ tầng chưa theo kịp tốc độ phát triển; chất lượng nguồn nhân lực thấp; hiệu quả quản lý và sử dụng tài nguyên chưa cao, ô nhiễm, suy thoái môi trường diễn ra nhiều nơi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh tây ninh (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)