Bình Phước
Trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2017, thực tiễn việc thực hiện các quy định pháp luật về phân quyền giữa trung ương và địa phương của chính quyền cấp tỉnh ở tỉnh Bình Phước cho thấy phân quyền cho địa phương là một chính sách đúng đắn, góp phần phát triển kinh tế, ổn định xã hội; tuy nhiên, quá trình thực hiện thẩm quyền được phân quyền ở tỉnh Bình Phước vẫn đang gặp phải những khó khăn, thách thức. Do đó, chính quyền cấp tỉnh ở tỉnh Bình
Phước trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp dưới đây để tăng cường hiệu quả của phân quyền giữa trung ương và chính quyền cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
3.2.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm việc tại chính quyền cấp tỉnh
Đối với chính quyền địa phương, cán bộ, công chức là người trực tiếp triển khai chủ trương, chính sách về phân quyền; trực tiếp đảm nhận và tham gia vào quá trình phân quyền. Trong quá trình đảm nhận nhiệm vụ được phân quyền đó, có những nhiệm vụ phân quyền đòi hỏi ở đội ngũ cán bộ, công chức địa phương những yêu cầu cao hơn về chuyên môn nghiệp vụ như công tác thẩm định dự án đầu tư nước ngoài, cấp phép xây dựng, xác định giá đất, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất…Xuất phát từ tầm quan trọng đó cũng như một số hạn chế từ năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức, chính quyền cấp tỉnh ở tỉnh Bình Phước cần có những giải pháp nhằm nâng cao năng lực của cán bộ, công chức bên cạnh nhóm giải pháp chung của trung ương.
Trong thời gian tới, chính quyền cấp tỉnh ở Bình Phước cần nhận diện và đánh giá một cách khách quan và có tính hệ thống về năng lực của cán bộ, công chức làm việc trong bộ máy chính quyền cấp tỉnh; mạnh dạn đưa ra ngoài hệ thống những người yếu kém về năng lực hoặc suy thoái về đạo đức; xác định nhu cầu đào tạo một cách xác đáng nhất để lựa chọn các hệ bồi dưỡng phù hợp đối với cán bộ, công chức.
3.2.2.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Bình Phước
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ phân chia thẩm quyền cho chính quyền địa phương nói chung là trình độ phát triển kinh tế; yếu tố này cũng tạo đòn bẩy để thực hiện thẩm quyền được phân quyền một cách hiệu quả nhất. Là một tỉnh còn kém phát triển so với nhiều tỉnh thành khác nhưng chính quyền cấp tỉnh ở tỉnh Bình Phước không thể chỉ thụ động, trông chờ vào sự hỗ trợ về ngân sách của trung ương trong phát triển kinh tế mà phải có những cách thức để
nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, thu hút đầu tư để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
Tuy nhiên, hiện nay, so với nhiều tỉnh thành trong cả nước, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thấp và đang có xu hướng giảm từ vị trí 35/63 vào năm 2013 xuống vị trí 62/63 vào năm 2017. Điều này cho thấy chất lượng giải quyết công việc của cán bộ, công chức đối với doanh nghiệp của chính quyền tỉnh còn chưa tốt, thủ tục hành chính còn phức tạp, niềm tin của doanh nghiệp đối với dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp chưa đáp ứng như mong đợi. Vị trí địa lý vốn không thuận lợi cũng như chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thấp sẽ gây nhiều khó khăn cho chính quyền cấp tỉnh trong thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Vì vậy, để nâng cao năng lực canh tranh của tỉnh, tạo đòn bẩy phát triển kinh tế và thực hiện thẩm quyền được phân quyền có hiệu quả nhất, chính quyền cấp tỉnh ở tỉnh Bình Phước cần đánh giá một cách khách quan hạn chế trong thu hút đầu tư và thực hiện một số giải pháp:
- Triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát vào các lĩnh vực như tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng; thực hiện tốt các quy định về đạo đức công vụ, xử lý nghiêm các trường hợp nhũng nhiễu, gây phiền hà cho doanh nghiệp và người dân;
- Tăng cường phối hợp, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; khuyến khích các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp;
- Triển khai có hiệu quả các đề án về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng của tỉnh; kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác tuyển dụng và đạo tạo;
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận đất đai, thực hiện tốt cơ chế một cửa liên thông các thủ tục hành chính về đất đai; đảm bảo ổn định về Quy hoạch sử dụng đất, giá đất, giá thuê đất, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, quỹ đất sạch…để nhà đầu tư an tâm trong việc lựa chọn mặt bằng kinh doanh.
Tiểu kết chƣơng 3
Như vậy, có thể thấy rằng, mặc dù tồn tại một số hạn chế, bất cập nhưng trong thời gian tới, phân cấp, phân quyền giữa trung ương và địa phương vẫn là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền.
Từ thực trạng thực hiện các quy định pháp luật về phân quyền tại tỉnh Bình Phước trên 3 lĩnh vực: quản lý NSNN, quản lý đầu tư công và quản lý đất đai, Luận văn đã chỉ ra một số hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong quá trình triển khai. Đây chính là tiền đề để Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện phân quyền giữa trung ương và địa phương. Một số giải pháp bao gồm: đổi mới nhận thức về phân quyền; hoàn thiện thể chế, pháp luật về phân quyền; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; đảm bảo các nguyên tắc luật định trong việc thực hiện phân quyền; nâng cao năng lực cạnh tranh của chính quyền cấp tỉnh.
KẾT LUẬN
Tăng cường phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương các cấp là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong nhiều năm qua. Có thể thấy rõ những lợi ích to lớn mà phân cấp, phân quyền mang lại cho cả 2 chủ thể quản lý: cấp trung ương và cấp địa phương nhưng cũng phải tính tới những hệ lụy như cát cứ địa phương, tham nhũng gia tăng trong chính quyền địa phương, bộ máy phình to nếu thiếu đi cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu quả của trung ương cũng như các thiết chế khác. Những khó khăn, trở ngại, hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện phân quyền, phân cấp không chỉ riêng tỉnh Bình Phước gặp phải mà đó là những khó khăn, hạn chế chung mà bất cứ một tỉnh thành nào trong cả nước có thể gặp phải khi thực hiện phân quyền, phân cấp. Để đảm bảo thực hiện có hiệu quả chủ trương phân quyền, phân cấp, tận dụng tối đa lợi ích mà nó mang lại, trong thời gian tới, cả chính quyền trung ương và chính quyền địa phương các cấp, nhất là chính quyền cấp tỉnh - nơi nhận được nhiều nhiệm vụ, quyền hạn từ trung ương, cần thay đổi trên nhiều phương diện. Đối với chính quyền trung ương, cần mạnh dạn phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền địa phương, hạn chế sự can thiệp vào hoạt động cụ thể của chính quyền địa phương đồng thời thiết lập cơ chế kiểm tra, giám sát có hiệu quả việc thực hiện phân cấp của địa phương. Đối với chính quyền địa phương, bên cạnh thực hiện đúng thẩm quyền, cần nâng cao năng lực của địa phương, nhất là về tài chính và nguồn nhân lực để đáp ứng nhiệm vụ được phân quyền. Thực hiện một cách có hiệu quả phân quyền sẽ mở ra cánh cửa cho việc thực hiện chính quyền địa phương tự quản, tiệm cận với nền hành chính ở các quốc gia phát triển trong tương lai.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nội vụ (2010), Tài liệu bồi dưỡng lãnh đạo cấp Sở và tương đương,
Hà Nội.
2. Trần Thị Minh Châu, (2016), Về chế độ tự quản địa phương ở một số quốc gia trên thế giới, Hà Nội.
3. Chính phủ (2016), Nghị quyết 21/2016/NQ-CP về phân cấp quản lý giữa
Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Cương, (2015), Về phân định thẩm quyền giữa chính quyền
trung ương và chính quyền địa phương tại Việt Nam hiện nay, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Học viện hành chính quốc gia (2010), Giáo trình quản lý và phát triển tổ
chức hành chính nhà nước, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội
6. Học viện Hành chính quốc gia (2002), Thuật ngữ Hành chính, Hà Nội
7. Học viện Hành chính quốc gia (2001), Giáo trình Lý luận chung về nhà
nước và pháp luật, NXB Đại học quốc gia Hà Nội
8. Uông Chu Lưu, “Một số vấn đề lý luận về phân cấp quản lý nhà nước”,
Tạp chí Dân chủ pháp luật, số chuyên đề 60 năm ngành Tư pháp,
9. Lê Chi Mai, (2017), “Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước cho chính
quyền địa phương”, Hội thảo phân công, phân cấp, phân quyền ở việt
nam - Thực trạng và giải pháp.
10.Martine Lombard (2007), Pháp luật Hành chính của cộng hòa Pháp,
NXB Tư pháp, Hà Nội
11.Ngân hàng Thế giới (2010), Báo cáo phát triển Việt Nam, Các thể chế hiện đại, Hà Nội.
12.Trần Thị Diệu Oanh, (2013), Về tác động của phân cấp quản lý đến địa vị pháp lý của chính quyền địa phương trong đổi mới tổ chức hoạt động bộ máy nhà nước, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13.Thang Văn Phúc, (2013)“Thực hiện phân cấp - phân quyền giữa Trung
ương và chính quyền địa phương theo Hiến pháp 2013”, Hội thảo phân công, phân cấp, phân quyền ở việt nam - Thực trạng và giải pháp.
14. Nguyễn Thị Phượng (2013), Tổ chức đơn vị hành chính - lãnh thổ Việt
Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Quốc hội (2013), Hiến pháp năm 2013, Hà Nội.
16.Quốc hội (1992), Hiến pháp năm 1992, Hà Nội.
17.Quốc hội (2015), Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Hà Nội.
18.Quốc hội (2013), Luật Đất đai, Hà Nội.
19.Quốc hội (2014), Luật Đầu tư công, Hà Nội.
20.Quốc hội (2015), Luật Ngân sách nhà nước, Hà Nội.
21.Võ Kim Sơn (2004), Phân cấp quản lý nhà nước, Lý luận và thực tiễn,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22.Phạm Hồng Thái, (2013), “Tư tưởng phân quyền trong Hiến pháp 2013 và
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015: khía cạnh lý luận - pháp lý”, Hội thảo phân công, phân cấp, phân quyền ở việt nam - Thực trạng và giải pháp.
23.Thái Vĩnh Thắng , Đề tài Khoa học cấp Bộ, Cơ sở lý luận và thực tiễn của
việc đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND địa phương (Góp phần sửa đổi chế định HĐND trong Hiến pháp 1992)”, Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp, Hà Nội
24.Nguyễn Thị Kim Thoa, Nguyễn Sỹ Đại (2006), Tổ chức chính quyền địa
phương cộng hòa liên bang Đức, NXB Tư pháp, Hà Nội.
26.Từ điển Hành chính, NXB Lao động - Xã hội.
27.Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học của Trung tâm khoa học xã hội và
nhân văn quốc gia, 1995
28.Từ điển của Đại học Oxford
29.Viện Ngôn ngữ học (2010), Từ điển tiếng Việt.
30.Viện Ngôn ngữ học (1995), Từ điển tiếng Việt
31.Viện Ngôn ngữ học (1997), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm
Từ điển học
32. Nguyễn Cửu Việt, “Khái niệm tập quyền, phân quyền, tản quyền”, Tạp
chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội. Luật học tập 26 số 4 (2010)
33. Nguyễn Thị Thu Vân, “Kiểm soát của trung ương đối với chính quyền
địa phương ở một số nước trên thế giới”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước số 4 (2008)