lịch
Để tăng cường thực hiện chính sách phát triển du lịch, trước tiên thành phố cần xây dựng, ban hành những văn bản tập trung vào những nội dung sau:
- Xây dựng, ban hành các chính sách trọng điểm phát triển du lịch trên địa bàn. Xây dựng quy chế quản lý tài nguyên du lịch và quy chế quản lý các khu, điểm du lich. Thành lập Ban quản lý hoặc doanh nghiệp cổ phần có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương.
- Xây dụng mức phí và giá dịch vụ du lịch phù hợp, đặc biệt là giá vé tham quan danh lam, thắng cảnh tại các khu du lịch trọng điểm. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường và vệ sinh môi trường. Xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn, làm tốt công tác xử lý rác thải. Xây dựng các quy định chi tiết về bảo vệ tài nguyên môi trường. Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các sai phạm trong hoạt động du lịch, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội và các hành vi trái với thuần phong mỹ tục. Thiết lập đường dây nóng xử lý các ý kiến thắc mắc, phản ánh của du khách.
- Ban hành chính sách khuyến khích đầu tư vào xúc tiến du lịch, kêu gọi đầu tư, liên kết hợp tác trong phát triển du lịch. Đầu tư kinh phí thích đáng cho công tác quảng bá, trước hết cần tập trung các thị trường trong nước và quốc tế trọng điểm đã được xác định. Nâng cấp trang Web du lịch Sầm Sơn. Nâng cao chất lượng phát thanh, truyền hình quảng bá về du lịch Sầm Sơn. Trong quảng bá và xúc tiến du lịch cần xác định vai trò chính của Nhà nước và chính quyền địa phương.
- Chính sách đầu tư: Thành phố cần có chính sách đầu tư hỗ trợ hợp lý xây dựng kết cấu hạ tầng tại các khu du lịch. Ưu đãi, khuyến khích thu hút
vốn đầu tư phát triển du lịch, nhất là các dự án đầu tư xây dựng các khu du lịch, khu du lịch sinh thái tổng hợp, khu vui chơi giải trí, khách sạn nhà hàng cao cấp. Đồng thời, tạo cơ chế thông thoáng về đầu tư cho phát triển du lịch nhằm khuyến khích việc huy động các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch.
- Chính sách tài chính: Thành lập quỹ đất phát triển du lịch, ưu tiên miễn giảm hoặc không thu thuế trong thời gian nhất định với các hình thức đầu tư cho phát triển sản phẩm du lịch mới, sản phẩm du lịch đặc thù, sản phẩm du lịch bảo vệ môi trường. Rà soát, điều chỉnh các loại phí và hình thức vé liên quan đến du lịch trên địa bàn thành phố để khuyến khích đầu tư và phát triển du lịch.
- Chính sách xã hội hoá hoạt động du lịch: nhằm động viên mọi nguồn lực của xã hội để xây dựng và phát triển du lịch; đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền trong quản lý hoạt động du lịch. Khuyến khích người dân địa phương tham gia du lịch, phát huy lòng mến khách, thuần phong mỹ tục, giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh môi trường tự nhiên tại các điểm du lịch; tạo điều kiện để mọi người được hưởng thụ các thành quả do sự nghiệp du lịch đem lại.
- Chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế: Trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập cùng cộng đồng quốc tế thì chính sách "mở cửa - hội nhập" là rất quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch. Thông qua các hoạt động du lịch, một mặt nâng cao tình đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa các địa phương, các quốc gia với nhau. Mặt khác, đảm bảo cho các hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Trong bối cảnh chung của cả nước, thành phố Sầm Sơn nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung cần nghiên cứu và đề xuất ban hành những chính sách đặc thù về hợp tác song phương trong lĩnh vực du lịch với các tỉnh, thành phố ở nước ngoài.
- Chính sách khoa học công nghệ: Có chính sách khuyến khích và đầu tư thích đáng từ ngân sách Nhà nước cho công tác nghiên cứu khoa học trong và ngoài ngành du lịch để phục vụ cho quá trình phát triển du lịch.
- Quy định quản lý và khai thác tài nguyên du lịch: trong đó quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý tài nguyên du lịch; các điều kiện khai thác tài nguyên du lịch; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khi tham gia khai thác tài nguyên du lịch và các chế tài xử phạt...