Khái quát chung về điều kiện tự nhiên – xã hội thành phốSầm Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển du lịch ở sầm sơn tỉnh thanh hóa (Trang 51 - 61)

Vị trí địa lý: Thành phố Sầm Sơn nằm cách Thành phố Thanh Hoá 16 km về phía Đông và cách Thủ đô Hà Nội 165 km; có toạ độ 190 43' vĩ độ Bắc và 1050 52' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Hoằng Hoá (cách sông Mã); phía Tây và Nam giáp huyện Quảng Xương; phía Đông tiếp giáp với biển Đông, là trung tâm du lịch của tỉnh Thanh Hóa - nằm ở vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển du lịch.

Tài nguyên sinh vật: Tài nguyên sinh vật ở Sầm Sơn khá đa dạng, ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng.

Rừng: Đất rừng ở Sầm Sơn năm 1907 là 543 ha. Rừng chủ yếu tập trung trên núi Trường Lệ. Vào những năm 40 của thế kỷ XX, đây là khu rừng thông tuyệt đẹp được trồng để phục vụ khách du lịch, nhưng đến những năm 60 - 70, rừng gần như bị phá huỷ hoàn toàn. Diện tích rừng là khoảng 324 ha, với độ che phủ của rừng rất thấp (gần 20%). Gần đây, rừng đang được khôi phục lại với các loại cây như: thông, keo lá chàm, keo tai tượng.

Thuỷ, hải sản: Đây là nguồn lợi có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống kinh tế - xã hội Sầm Sơn. Nuôi trồng thuỷ hải sản từng bước được chú ý và mở rộng về quy mô. Tận dụng những tiềm năng sẵn có, những năm gần đây, Sầm Sơn đã tiến hành cải tạo vùng triều sông Mã, đầu tư hàng chục tỷ đồng để cải tạo ao nuôi, đưa khoa học - công nghệ mới vào ứng dụng. Ðặc biệt, trong lĩnh vực nuôi tôm, thành phố đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích gieo trồng năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản, cho giá trị cao gấp 3 - 5 lần trồng lúa. Đối với hoạt động du lịch, ngành đánh bắt thuỷ, hải sản đã cung cấp một nguồn

thực phẩm quan trọng. Các loại hải sản quý có lợi cho sức khỏe như tôm hùm, cua, mực, ghẹ, rau câu...trở thành những món ăn ưa thích của thực khách, tạo nên nét hấp dẫn riêng của khu du lịch biển. Ngoài ra, các sản phẩm được chế tạo từ vỏ sò, vỏ ốc...cũng làm nên những món quà lưu niệm được du khách yêu thích.

- Về hệ thống giao thông:

Trong nhiều năm qua, Sầm Sơn đã quan tâm phát triển đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống giao thông trên địa bàn đảm bảo tính liên hoàn , liên kết trong toàn thành phố và các địa phương khác với việc nâng cấp và xây dựng mới các trục giao thông chi nh: quốc lộ 47 (cửa ngõ chi nh của thành phố Sầm Sơn), mở rộng mặt đường từ 4 – 6 làn xe; Tuyến đường nối khu Nam Sầm Sơn với thành phố Thanh Hóa; Tuyến đường Trần Hưng Đạo, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, đường Hồ Xuân Hương kéo dài; các tuyến đường theo hướng Đông-Tây tại khu vực nội thị, sân Golf và khu nghỉ dưỡng quốc tế FLC (giai đoạn 1). Ngoài ra, một số dự án đang tiếp tục được thực hiện như khu nghỉ dưỡng quốc tế FLC (giai đoạn 2), Quốc lộ 47 kéo dài, khu biệt thự cao cấp Hồng Thắng, khu đô thị hai bên bờ sông Đơ, khu dân cư Trung Mới, các đường nhánh xuống biển… tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư Đại lộ Nam Sông Mã từ cầu Nguyệt Viên đi xuống Sầm Sơn, tạo thêm một tuyến đường nối Sầm Sơn với các trục giao thông chính. Có thể khẳng định, hệ thống hạ tầng giao thông tương đối hoàn chỉnh đã góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị Sầm Sơn theo hướng hiện đại.

Từ Sầm Sơn đi Nghi Sơn 70 km; đi vườn quốc gia Bến En 50 km; di lam kinh và đền thờ Lê Hoàn 60 km; đi động Hồ Công và Thành nhà Hồ 60 km; đi Suối Cá thần Cẩm Lương 100 km; đi đền Bà Triệu 35 km và động Từ Thức 60 km … Như vậy, từ Sầm Sơn có thể tổ chức các tour du lịch lữ hành đi, về trong ngày (một điểm) hoặc vài ngày (nhiều điểm).

Trên địa bàn thành phố, khu vực nội thị các tuyến đường và trên núi Trường Lệ đã dược rải thảm nhựa 100%, đặc biệt đầu tư hàng trăm tỷ đồng để lát đá vỉa hè và bó vỉa các tuyến đường Lê Lợi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương … Có thể nói hệ thống giao thông phục vụ kinh doanh du lịch dịch vụ của thành phố Sầm Sơn ngày một khang trang hiện đại, đáp ứng được nhu cầu của đô thị du lịch hội nhập và phát triển.

Thành phố đã triển khai nhiều dự án quy hoạch quan trọng: Quy hoạch chi tiết Khu du lịch Nam Sầm Sơn; Quy hoạch chi tiết Khu du lịch văn hoá - sinh thái núi Trường Lệ; Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng khu Di tích lịch sử văn hóa núi Trường Lệ đến năm 2020; Quy hoạch chung xây dựng thành phố Sầm Sơn đến năm 2025, tầm nhìn năm 2035; quy hoạch phân khu các xã, phường của thành phố và quy hoạch phân khu 6 xã thuộc huyện Quảng Xương theo đề án mở rộng đi a giới ha nh chi nh... Việc tổ chức thực hiện những quy hoạch này đã góp phần tăng cường công tác quản lý phát triển, đồng thời, Thành phốcũng đã tiến hành quy hoạch các gian hàng kinh doanh làm thông thoáng không gian bãi tắm, mở rộng và phủ xanh các tuyến phố.

Điều đáng ghi nhận, trong thời gian qua một số công trình hạ tầng du lịch quan trọng như: khu du lịch Vạn Chài, đường giao thông trên núi Trường Lệ, khu nghỉ dưỡng cao cấp FLC... hoàn thiện và đi vào hoạt động đã mang lại bộ mặt mới cho du lịch Sầm Sơn.

Việc mở rộng địa giới hành chính khi Sầm Sơn trở thành thành phố Sầm Sơn, gồm các xã Quảng Châu, Quảng Thọ, Quảng Vinh, Quảng Minh, Quảng Hùng, Quảng Đại. Đây là những địa phương có ngành nghề truyền thống khá phát triển và có các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp phong phú, có thể đáp ứng nhu cầu mua sắm sản vật, đồ lưu niệm của du khách. Về điều kiện tự nhiên, 3 xã Quảng Vinh, Quảng Hùng, Quảng Đại có 4,6 km đường

bờ biển đang còn giữ vẻ hoang sơ, cát trắng, phẳng mịn, nước biển trong, độ mặn thích hợp, khí hậu trong lành... thuận lợi cho hoạt động nghỉ dưỡng biển và các hoạt động thể thao biển. Dọc đường bờ biển vẫn giữ được rừng thông và phi lao xanh tốt, tạo cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn du khách khi đến đây.

Các xã Quảng Châu, Quảng Thọ, Quảng Minh là những địa phương có mật độ di tích và các lễ hội dân gian truyền thống khá dày như đền thờ An Dương Vương, chùa Hưng Phúc, nghề Đệ Tứ... phù hợp cho phát triển du lịch văn hóa tâm linh.

Việc mở rộng thêm 6 xã mới không chỉ làm tăng diện tích thành phố Sầm Sơn lên thành 4.494,21 ha, mở rộng quỹ đất, trong đó có diện tích phù hợp cho phát triển du lịch, thu hút đầu tư mà còn tạo điều kiện để tổ chức lại không gian dịch vụ du lịch hợp lý hơn với sông Đơ, dãy Trường Lệ và các bãi tắm làm cảnh quan chính, tạo không gian thoáng đẹp, cân đối, hòa nhập với thiên nhiên và cảnh quan môi trường.

- Về nguồn nhân lực du lịch

Những năm gần đây chất lượng lao động ở Sầm Sơn đã được cải thiện một bước, trình độ văn hoá của lực lượng lao động ngày được nâng cao. Tỷ lệ lao động chưa tốt nghiệp phổ thông giảm, số lao động tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông ngày càng tăng. Trong các năm qua đã giải quyết việc làm cho trên 4.500 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo năm sau cao hơn năm trước, bình quân mỗi năm đào tạo trên 2.000 lao động. Tuy nhiên, hầu hết số lao động được đào tạo hiện đang làm việc tại các cơ quan hành chính sự nghiệp, tại các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ phần lớn là lao động phổ thông, chất lượng thấp.

Bảng 2.1: Số lượng lao động làm việc trong các ngành kinh tế tại Sầm Sơn

STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017

I Số LĐ đang làm việc (người) 41.444 45.320 47.112

1 LĐ trong ngành nông lâm nghiệp và

thủy sản 17.771 18.210 18.740

2 LĐ trong ngành công nghiệp - xây dựng 5.023 6.410 6.650

3 LĐ trong ngành dịch vụ 18.650 20.700 21.722

II Cơ cấu (%) 100 100 100

1 LĐ trong ngành nông lâm nghiệp và

thủy sản 43 40 40

2 LĐ trong ngành công nghiệp - xây dựng 12 14 13

3 LĐ trong ngành dịch vụ 45 46 47

Nguồn: UBND thành phố Sầm Sơn

Với vai trò là khu du lịch biển lớn của vùng Bắc Trung bộ với tốc độ phát triển nhanh nên tại Sầm Sơn, tốc độ tăng dân số cơ học khá cao, đặc biệt vào thời gian kỳ cao điểm của hoạt động du lịch biển. Hơn nữa, tính mùa vụ này trong hoạt động du lịch Sầm Sơn đã tác động mạnh đến việc thu hút lao động có tay nghề tới làm việc ổn định. Tình trạng thiếu việc làm và việc làm không ổn định còn khá phổ biến. Theo số liệu thống kê, số lượng lao động trực tiếp tham gia các dịch vụ du lịch ở Sầm Sơn hiện chỉ có 33,4% được đào tạo qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, còn lại đều là lao động phổ thông nên chất lượng còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại.

Xác định rõ vai trò quyết định của yếu tố nguồn nhân lực đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là kinh tế du lịch, trong những năm qua, Thành phố tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nhanh nguồn

nhân lực du lịch nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, từng bước xây dựng một lực lượng lao động du lịch có chuyên môn, nghiệp vụ và tính chuyên nghiệp cao trong đó chú trọng đào tạo về nghiệp vụ du lịch du lịch, về ngoại ngữ, kiến thức lịch sử văn hóa, phong cách giao tiếp, ứng xử… đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của một đô thị du lịch hiện đại. Thành phố đã phối hợp với Trường Cao đẳng quốc tế Hà Nội (Thuộc tập đoàn FLC) tổ chức xây dựng nội dung, chương trình tập huấn mang chủ đề “Thay đổi diện mạo văn hóa du lịch và xây dựng thương hiệu biển Sầm Sơn” cho cán bộ chủ chốt thị xã, bí thư, trưởng thôn, khu phố, trưởng các tổ chức đoàn thể cấp cơ sở; phối hợp với Sở Nội vụ Thanh Hóa và Báo Du lịch (Tổng cục Du lịch) tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nguồn nhân lực, tuyên truyền, quảng bá Năm Du lịch Quốc gia với những nội dung như xu hướng và nhu cầu của du lịch hiện nay; kỹ năng xây dựng, phát triển và quản lý nguồn nhân lực tại cơ sở; kỹ năng tuyên truyền, quảng bá cho du lịch Thanh Hóa.

Bảng 2.2: Số lượng lao động du lịch tại Sầm Sơn giai đoạn 2 13 - 2017

STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017

1

Số lượng lao động trong

ngành du lịch Sầm Sơn 10.230 16.480 18.650 20.700 21.722

2

Cơ cấu số lượng lao động du lịch trong các ngành kinh tế (%)

32.3 40 45 46 47

2.1.2. Thực tiễn phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá

Hình 2.1. Sơ đồ du lịch Thanh Hóa

Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Di tích, danh thắng Sầm Sơn rất phong phú và hấp dẫn cho phát triển du lịch Sầm Sơn hiện có 16 di tích trong đó có 6 cấp Quốc gia, 10 cấp tỉnh: Đền Độc Cước, Đền Cô Tiên, Đền Tô Hiến Thành. Hòn Trống Mái, đây là danh thắng nổi tiếng được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích Quốc gia và cùng với đền Độc Cước, đền Cô tiên, đền Tô Hiến Thành tạo nên một quần thể có giá trị du lịch nhân văn cao. Đền Hoàng Minh Tự, còn gọi là đền Đệ Tam, thuộc khu phố Sơn Thủy phường Trường Sơn được sở Văn hóa Thanh Hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa năm 2001. Chùa Khải Minh, là một ngôi chùa cổ được khôi phục lại năm 1994, có quy mô lớn nhất trong hệ thống thờ Phật ở Sầm Sơn, được công nhận di tích cấp tỉnh năm 1994.

Ngoài ra có: Chùa làng Lương Trung, Đền Đề Lĩnh,Đền Bà Triều, Đền Cá Lập (hay còn gọi là Đền Làng Trấp), Đền làng Lộc Trung, Đền làng Hới , Đền Thanh Khê, Đền thờ Ngư Ông.

Trong tổng số hơn 3 triệu lượt khách du lịch đến Thanh Hóa mỗi năm, có khoảng 70% khách du lịch đã tham gia các tour du lịch biển và con số này vẫn tăng lên theo mỗi năm.

Riêng Sầm Sơn, nếu như giai đoạn những năm 2013 gần 2,5 triệu lượt, năm 2014 Sầm Sơn đón được 3,15 triệu lượt khách, doanh thu đạt 1.785 tỉ đồng, tăng 42,8% so với kế hoạch. Mùa du lịch biển 2015, Sầm Sơn đón trên 3,65 triệu lượt khách du lịch, tăng 14,2% so với cùng kỳ; tổng doanh thu đạt 2.120 tỷ đồng, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm 2014. Đây là tín hiệu vui đối với du lịch Sầm Sơn nói riêng, du lịch biển xứ Thanh nói chung. Năm 2016, Sầm Sơn đón được 4,1 triệu lượt khách, tăng 12,3% so với năm 2015; phục vụ 8,805 triệu ngày khách, tăng 14,68% so với năm 2015; doanh thu 2.855 tỷ đồng, tăng 34,67% so với năm 2015. Tính đến tháng 10/2017, thành phố đã đón được 3,68 triệu lượt khách, đạt 87,6 kế hoạch cả năm. Phục vụ 6,85 triệu ngày khách, đạt 82,5 % kế hoạch cả năm. Doanh thu ước đạt 2868 tỷ đồng, đạt 95,6 % kế hoạch cả năm. Năm 2017, thành phố đón được 3,8 triệu lượt khách, đạt 90,5 % kế hoạch, bằng 92,68% so với cùng kỳ. Phục vụ 7,3 triệu ngày khách, đạt 88 % kế hoạch, bằng 90,3% so với cùng kỳ. Doanh thu ước đạt 2950 tỷ, đạt 98,3 % kế hoạch, tăng 3,3 % so với năm 2016.

Bảng 2.3. Số lượt khách du lịch đến Sầm Sơn giai đoạn 2013-2017

Đơn vị tính: Nghìn lượt khách Năm Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng số lượt khách 2.485 3.150 3.650 3.973 3.800 Trong đó: khách quốc tế 3,2 4 6 7 7,2 Tổng số ngày khách 4.180 5.980 2.120 2.780 2.950

Trong đó: ngày khách quốc tế 9.6 16 18 20 25

Khách du lịch quốc tế đến Sầm Sơn có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Tuy vậy số lượng khách vẫn còn hạn chế. Năm 2014, Sầm Sơn đón được 4.000 lượt khách quốc tế, năm 2016 đón được 6.000 lượt khách quốc tế, tăng 1,3 lần so với năm 2014. Đây là dấu hiệu đáng mừng đối với du lịch Sầm Sơn, trong đó điều kiện cơ sở vật chất chậm phát triển, chưa có những sản phẩm du lịch đặc sắc thu hút khách quốc tế.

- Ngày lưu trú của khách: Do tập quán du lịch và tác động của khí hậu nên khách nội địa chủ yếu đến Sầm Sơn vào mùa hè, tập trung ở các tháng 5,6,7 và 8 (chiếm 85% tổng lượng khách đến trong năm). Đặc biệt trong hai tháng 6 và 7, vào những ngày nắng nóng cao điểm, lượng khách thường bị quá tải gây nên hiện tượng “quá tải tức thời”.

- Cơ cấu khách: Cơ cấu khách nội địa có sự thay đổi, bên cạnh du khách đến từ Hà Nội thì khách ở Bắc Trung Bộ và các tỉnh phía Bắc khác cũng có xu hướng tăng lên. Khách đến Sầm Sơn chủ yếu là từ miền Bắc, điều này có thể lý giải là do nguyên nhân không gian quá xa và một phần do lực hút của du lịch Sầm Sơn chưa thật hấp dẫn.

Lượng khách quốc tế đến Sầm Sơn vẫn còn ít, chỉ bằng 2% khách nội địa (hình 2.4). Cơ cấu khách quốc tế thay đổi không lớn, chủ yếu khách đến từ Thái Lan, Lào, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và một số nước Đông Âu... Ngoài ra còn một bộ phận khách là Việt kiều. Thời gian lưu trú của khách quốc tế trung bình từ 2,5 -3 ngày, chi tiêu khoảng 100USD/người/ngày. Khách du lịch có quốc tịch Anh, Pháp, Canađa gần đây có xu hướng tăng lên. Một trong những nguyên nhân có thể do thị hiếu du lịch của các nước phát triền là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển du lịch ở sầm sơn tỉnh thanh hóa (Trang 51 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)