Kinh nghiệm về giám sáttừ xacủa tổ chức bảo hiểm tiền gửi đối với cáctổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác giám sát từ xa của bảo hiểm tiền gửi việt nam đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (Trang 38)

gia bảo hiểm tiền gửi tham gia BHTG phải xác định, hoạt động giám sát từ xa của BHTGVN chính là giúp tổ chức tham gia BHTG phát hiện những rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp chấn chỉnh và phòng ngừa kịp thời đảm bảo an toàn cho chính tổ chức tham gia BHTG và cho cả hệ thống tài chính. Nên việc gửi đầy đủ kịp thời các thông tin chính xác cho BHTGVN là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Kết quả của các báo cáo giám sát của BHTGVN đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi chính là cảnh báo tới các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có vấn đề, mà nội hàm của khái niệm cảnh báo sớm chính là phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trong quá trình giám sát để kịp thời có biện pháp xử lý. Trong thời gian qua, BHTGVN đã thực hiện cảnh báo tới nhiều đơn vị có vấn đề. Tuy nhiên, BHTGVN vẫn chưa nhận được các phản hồi của các đơn vị này. Chính vì vậy, trong thời gian tới cần xây dựng cơ chế phối kết hợp trong việc cung cấp các thông tin về xử lý sau khi được cảnh báo để kết quả giám sát được chọn vẹn và hồ sơ về từng tổ chức có vấn đề được đầy đủ. Trên cơ sở đó giúp BHTGVN có được kết quả tổng hợp về kinh nghiệm xử lý sau giám sát đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có vấn đề để có được các đề xuất kịp thời và phù hợp đối với các đơn vị có vấn đề trong tương lai trong việc đưa ra các kịch bản xử lý sau giám sát.

* Đối với người gửi tiền.

Người gửi tiền là một tác nhân tham gia vào hệ thống tài chính. Đặc thù chung của đa số người gửi tiền là thiếu kiến thức về tài chính NH, không có đủ nguồn thông tin để đánh giá và phân loại tổ chức tài chính. Đây đồng thời cũng chính là đối tượng bị tác động mạnh nhất trong trường hợp xảy ra đổ vỡ.

1.3. Kinh nghiệm về giám sát từ xa của tổ chức bảo hiểm tiền gửi đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

13.1. Những chuẩn mực quốc tế về công tác giám sát từ xa của tổ chức BHTG

Giám sát hoạt động của các tổ chức nhận tiền gửi ở các nước trên thế giới nhất là các nước phát triển đều thực hiện theo nội dung tiêu chuẩn của CAMELS, chữ viết tắt của các chữ tiếng Anh như sau: C (Capital): Vốn của tổ chức nhận tiền

32

gửi; A (Assets quality): Chất lượng TSC; M (Management):Năng lực quản lý; E (Earnings): Khả năng sinh lời; L (Liquidity): Khả năng thanh khoản; S (Sensitivity to market risk): Sự nhạy cảm với thị trường và các nguyên tắc của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng. Ủy ban Basel bao gồm các chuyên gia giám sát hoạt động ngân hàng được thành lập bởi một số Thống đốc NHNN của một số nước năm 1975. Quan điểm của Ủy ban Basel là sự yếu kém trong hệ thống tài chính - ngân hàng của một quốc gia có thể ảnh hưởng tới sự ổn định về tài chính không chỉ trong phạm vi quốc gia đó mà trên phạm vi toàn cầu. Các nguyên tắc Ủy ban Basel đề ra bao gồm 25 nguyên tắc cơ bản dành cho cán bộ thực hiện công tác giám sát ngân hàng ở các quốc gia và trên phạm vi quốc tế. Các nguyên tắc này sẽ giúp ích nhiều cho chuyên gia giám sát của các quốc gia, hiện tại nó đang được vận dụng để nâng cao chất lượng của hệ thống giám sát ở các nước trên thế giới.

1.3.2 Kinh nghiệm quốc tế về công tác giám sát của các tổ chức BHTG

a. Đối với Đài Loan (CDIC)

Tại Đài Loan, các thành viên trong mạng an toàn tài chính bao gồm: Ủy ban giám sát tài chính, Ngân hàng trung ương, Hội đồng nông nghiệp, và Công ty Bảo hiểm tiền gửi trung ương (CDIC). CDIC hoạt động theo mô hình giảm thiểu rủi ro.

Điều 22, Luật BHTG Đài Loan quy định “Khi Tổng công ty BHTG Trung ương Đài Loan (CDIC) cần thu thập và phân tích thông tin tài chính hoặc thông tin hoạt động của một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi để kiểm soát rủi ro bảo hiểm, CDIC có thể thu thập những thông tin này qua cơ chế chia sẻ thông tin chính thức giữa các cơ quan có thẩm quyền, cơ quan có thẩm quyền cấp trung ương trong lĩnh vực tài chính nông nghiệp, Ngân hàng trung ương Đài Loan và CDIC. Nếu không có đủ các thông tin cần thiết, CDIC có thể trực tiếp yêu cầu các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi cung cấp thông tin bổ sung chính xác. CDIC sẽ thiết lập cơ chế phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền, cơ quan có thẩm quyền cấp trung ương về tài chính nông nghiệp và ngân hàng trung ương với mục đích xử lý khủng hoảng trong hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm hoặc bất kỳ những sự kiện nào ảnh hưởng tới trật tự tài chính”.

33

Đối với từng tổ chức đơn lẻ, CDIC sẽ phân công cho cán bộ phụ trách thực hiện giám sát và quản lý để có thể phát hiện sớm những yếu kém nhằm hỗ trợ tăng cường quản trị rủi ro. CDIC cũng áp dụng cơ chế giám sát thông qua các báo cáo đặc biệt của các tổ chức tham gia BHTG có mức rủi ro cao. Khi tổ chức tham gia BHTG tập trung tín dụng, đầu tư vào những hoạt động có tính rủi ro cao, CDIC sẽ kịp thời đưa ra các biện pháp khắc phục thông qua cơ chế giám sát này. Các loại giám sát từ xa của CDIC đối với các hợp tác xã tín dụng theo tần suất bao gồm: giám sát hàng ngày, hàng tháng, hàng quý và hàng năm, trong đó thực hiện việc thu thập thông tin liên quan đến các tổ chức được bảo hiểm, giám sát tình trạng hoạt động và tài chính, rà soát các loại báo cáo, phân tích tín hiệu cảnh báo từ các nguồn…

Các kết quả giám sát từ xa sẽ được CDIC sử dụng để:

- Tính phí bảo hiểm dựa trên tình hình tài chính, kinh doanh và rủi ro hoạt động của các tổ chức được bảo hiểm.

- Yêu cầu kịp thời các tổ chức được bảo hiểm cải thiện hoặc kiểm soát các rủi ro liên quan trong việc cân nhắc đến các kết quả giám sát từ xa hoặc tình huống mà rủi ro xuất hiện; đề xuất các cơ quan có thẩm quyền thực hiện các biện pháp khắc phục khi cần thiết, để kiểm soát rủi ro bảo hiểm của CDIC.

b. Đối với Hàn Quốc (KDIC)

KDIC là tổ chức BHTG hoạt động theo mô hình giảm thiểu rủi ro. Tại Điều 21, Luật BHTG Hàn Quốc quy định: “Công ty bảo hiểm tiền gửi Hàn quốc (KDIC) có quyền yêu cầu các tổ chức tài chính được bảo hiểm đệ trình các tài liệu có liên quan đến hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính hiện thời từ đó có sự đánh giá nhất định về quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của công ty thí dụ như để phân loại các tổ chức tài chính được bảo hiểm, để thiết lập, thu tiền phí bảo hiểm và ấn định số tiền phải hoàn trả đặc biệt, để tính toán và thanh toán tiền bảo hiểm, và đưa ra các giải pháp xử lý đối với các tổ chức tài chính bị phá sản”.

KDIC có Hội đồng giám sát rủi ro liên tục tại chỗ, chịu trách nhiệm giám sát, điều phối và đánh giá các hoạt động giám sát rủi ro. Để theo dõi đầy đủ hồ sơ rủi ro của các tổ chức tài chính được bảo hiểm, KDIC đã chỉ định nhân viên phụ trách các lĩnh vực tài chính khác nhau hoặc các tổ chức được bảo hiểm khác nhau để thực

34

hiện giám sát rủi ro trên cơ sở liên tục. Từ thông tin thu thập được từ các hoạt động này, các chỉ số rủi ro cho từng ngành hoặc các tổ chức đã được xây dựng và phát triển. Các cuộc họp đánh giá thường xuyên được tổ chức để xác định các yếu tố rủi ro trong thị trường tài chính và các ảnh hưởng của những rủi ro. Đối với hoạt động giám sát từ xa, KDIC thực hiện nhằm phân tích, đánh giá và dự báo những rủi ro tiềm tàng đồng thời quyết định ngân hàng nào cần phải kiểm tra tại chỗ.

Ngoài ra, nếu có bất kỳ nguy cơ đổ vỡ của tổ chức tài chính, KDIC sẽ thông báo cho Ủy ban Dịch vụ Tài chính (là cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm hoạch định chính sách tài chính) và yêu cầu họ thực hiện các biện pháp phù hợp. Nếu dựa trên kết quả của giám sát rủi ro từ xa, một tổ chức tài chính cụ thể bị phát hiện gặp khó khăn về tài chính, KDIC sẽ tiến hành kiểm tra tại chỗ để xem có cần thay đổi các tỷ lệ tài chính của tổ chức hay không và điều chỉnh kết quả đánh giá rủi ro tương ứng.

Kết luận: Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, trong thời gian gần đây việc Hợp tác quốc tế về BHTG đang được tăng cường và mở rộng. Theo nhận định của Ủy ban Ổn định tài chính (FSB), mối quan hệ hợp tác xuyên biên giới trong xử lý ngân hàng là một trong những đặc điểm cơ bản của một hệ thống xử lý hiệu quả đối với các tổ chức tài chính lớn. Các tổ chức BHTG trên thế giới hiện đang tăng cường hợp tác lẫn nhau trong xử lý ngân hàng để nhằm đạt được một hiệu quả cao hơn đối với việc xử lý hệ thống trong nước và đối với các tổ chức tài chính lớn.

1.3.3 Bài học kinh nghiệm về công tác giám sát của các tổ chức BHTG đối với Việt Nam

Từ kinh nghiệm giám sát của các tổ chức BHTG trên thế giới có thể rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam:

Một là: Các nội dung giám sát phải hướng tới các chuẩn mực quốc tế phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện của Việt Nam. Trong xu thế hiện nay, phương pháp phân tích các chỉ số CAMELS và các nguyên tắc của Ủy Ban Basel là phù hợp.

Hai là: Việc đánh giá các tổ chức nhận tiền gửi có quy mô lớn về số lượng phải được phân chia theo địa bàn hoạt động, theo quy mô nguồn vốn… để thực hiện giám sát, đảm bảo việc đánh giá chính xác và có chất lượng cao.

35

Ba là: Phải quy định về cơ chế chia sẻ thông tin và cơ chế phối hợp thực hiện giám sát các tổ chức nhận tiền gửi theo địa bàn và theo quy mô.

Bốn là: thu thập thông tin đầu vào tổ chức BHTG cần quan tâm các thông tin phi tài chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, nhằm giảm bớt rủi ro, tăng hiệu quả quản lý và điều hành kinh doanh, như các yếu tố tác động của lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá cả thị trường…

Kết luận chương 1

Trong chương 1, luận văn đã khái quát lý luận về BHTG, các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi; khái quát về hoạt động giám sát từ xa và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động giám sát từ xa. Đồng thời xem xét kinh nghiệm hoạt động giám sát của các tổ chức BHTG trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho hoạt động giám sát từ xa của BHTG Việt Nam.

36

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT TỪ XA CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC

TỔ CHỨC THAM GIA BẢO HIỂM TIỀN GỬI 2.1 Tổng quan về BHTG VN và các tổ chức tham gia BHTG

2.1.1 Sự ra đời và phát triển của Bảo Hiểm Tiền Gửi Việt Nam

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-1998 tác động tiêu cực đến nền kinh tế các quốc gia khu vực Châu Á. Những bất ổn về kinh tế đã kéo theo tình trạng mất ổn định chính trị, xã hội và ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống người dân. Chính vì vậy, một lần nữa các quốc gia đã nhận thấy rõ hơn vai trò đặc biệt quan trọng của hệ thống BHTG - thể chế tài chính đặc biệt là duy trì lòng tin của người gửi tiền, ngăn ngừa tình trạng rút tiền hàng loạt gây đổ vỡ, đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với Chính phủ các nước trong khu vực và trên thế giới thành lập mới hoặc cải cách hệ thống BHTG, đồng thời hình thành Hiệp hội BHTG quốc tế (IADI).

Trong bối cảnh đó, tổ chức BHTGVN đã được thành lập theo Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg ngày 9/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là tổ chức duy nhất triển khai hoạt động BHTG ở Việt Nam trong 21 năm qua. Hoạt động BHTG ở Việt Nam từ đây được công nhận là một trong các giải pháp chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, hỗ trợ các tổ chức nhận tiền gửi gặp khó khăn, kiểm soát và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Từ nền móng đầu tiên là Nghị định số 89/1999/NĐ-CP năm 1999 và Nghị định số 109/2005/NĐ-CP năm 2005 về BHTG, cơ sở pháp lý cho chính sách BHTG tại Việt Nam đã được nâng thành Luật BHTG, có hiệu lực từ ngày 1/1/2013. Ngày 01/4/2016, BHTGVN chuyển đổi mô hình hoạt động, trở thành “tổ chức tài chính Nhà nước theo mô hình Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ” theo Quyết định số 527/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

BHTG Việt Nam là tổ chức tài chính Nhà Nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. BHTG Việt Nam được Chính Phủ thành lập nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức

37

tham gia BHTG và sự phát triển an toàn lành mạnh hoạt động ngân hàng. BHTG Việt Nam có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng anh là Deposite Insurance of Việt Nam, viết tắt là DIV.

2.1.1.1 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của BHTG Việt Nam

Cơ quan trung ương của BHTG Việt Nam là hội sở chính, có trụ sở tại Hà Nội. Bao gồm nơi làm việc của Hội đồng quản trị, Ban tổng giám đốc, ban kiểm soát và các phòng, ban chức năng. Hoạt động của trụ sở chính là hoạch định các chính sách và các quy định để triển khai hoạt động của BHTG và giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chính sách và quy định được ban hành.

Các chi nhánh BHTG Việt Nam khu vực chịu trách nhiệm triển khai các nghiệp vụ cụ thể tới tổ chức tham gia BHTG.

Qua 20 năm hoạt động, BHTGVN đã mở rộng mạng lưới hoạt động gồm Trụ sở chính tại Hà Nội và 8 chi nhánh tại các khu vực kinh tế trọng điểm của đất nước, giúp triển khai kịp thời và đồng bộ các hoạt động nghiệp vụ BHTG, từ đó góp phần bảo vệ tốt hơn quyền lợi người gửi tiền.

2.1.1.2 Nội dung chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn về hoạt động của BHTGVN Chức năng

1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tổ chức tài chính nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.

2. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hoạt động bảo đảm an toàn vốn và tự bù đắp chi phí. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.

3. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được miễn nộp các loại thuế theo quy định của pháp luật.

4. Chế độ tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam do Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.

38

Nhiệm vụ, quyền hạn

1. Xây dựng chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi để Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện.

2. Kiến nghị, đề xuất với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chủ trương, chính sách về bảo hiểm tiền gửi, ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, đình chỉ việc thi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác giám sát từ xa của bảo hiểm tiền gửi việt nam đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (Trang 38)