Thực trạng công tác giám sáttừ xacủa BHTG Việt Nam đối với cáctổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác giám sát từ xa của bảo hiểm tiền gửi việt nam đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (Trang 49 - 59)

2.2.1. Nội dung giám sát từ xa của BHTG Việt Nam đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

Đề tài sẽ thực hiện đánh giá thông qua 4 nội dung chính đối với kết quả giám sát từ xa, bao gồm:

- Chỉ ra xu hướng vận động của các nhóm, cũng như toàn hệ thống các tổ chức tham gia BHTG.

- Xác định rủi ro của các nhóm, cũng như toàn hệ thống các tổ chức tham gia BHTG.

-Nhận diện, đánh giá rủi ro phát sinh từ các tổ chức tham gia BHTG.

- Đưa ra những đánh giá có tính dự báo tương lai về các tổ chức tham gia BHTG.

2.2.1.1 Chỉ ra xu hướng vận động của các nhóm, hệ thống

a. Kết quả:

- Báo cáo giám sát đã bước đầu khái quát được một số xu hướng về vốn, tài sản, kết quả kinh doanh của nhóm, hệ thống.

BHTGVN thực hiện phân nhóm các tổ chức tham gia BHTG theo từng loại hình TCTD tham gia BHTG để thực hiện phân tích, đánh giá theo nhóm: Ngân hàng (ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng thương mại cổ phần...), NHHTX, QTDND, TCTCVM. Ngoài ra, việc phân nhóm đối với mỗi loại hình còn thực hiện căn cứ theo đặc điểm tình hình hoạt động của mỗi loại hình tổ chức tham gia BHTG như: theo quy mô vốn điều lệ đối với ngân hàng, quy mô nguồn vốn hoạt động đối với QTDND. Riêng đối với loại hình QTDND, việc phân nhóm để thực hiện giám sát còn được thực hiện theo địa bàn quản lý.

Nội dung Báo cáo giám sát đã chỉ ra một số xu hướng đối với toàn hệ thống, nhóm, các nội dung phân tích xu hướng đối với nhóm thực hiện đánh giá về các mục chính theo mô hình giám sát CAMEL gồm: vốn, hoạt động tín dụng, kết quả kinh doanh, thanh khoản.

43

- Các xu hướng xác định của nhóm, hệ thống cũng đã chỉ ra một số tác nhân vi mô, vĩ mô tác động đến xu hướng tăng, giảm của các xu hướng được phân tích.

Việc phân tích các xu hướng có gắn với tìm hiểu nguyên nhân luôn để đưa ra các nhận định, cảnh báo đối với nhóm, hệ thống. Trên cơ sở các xu hướng được chỉ ra trong công tác giám sát, với các xu hướng của nhóm, hệ thống có thể ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của nhóm, BHTGVN thực hiện đưa ra các cảnh báo, lưu ý cho mỗi xu hướng.

b. Hạn chế:

Tuy nội dung giám sát đã chỉ ra xu hướng vận động của các nhóm, hệ thống tổ chức tham gia BHTG nhưng hiện chỉ dừng lại ở mức phân tích xu hướng, mức tăng giảm tuyệt đối và tương đối, chỉ giải thích xu hướng biến động ở mức cơ bản như trên, chưa giải thích được sâu nguyên nhân như nguyên nhân do nội tại tổ chức tham gia BHTG, nguyên nhân do các yếu tố vĩ mô bên ngoài.

Việc xác định xu hướng ở một số chỉ tiêu trong một số kỳ Báo cáo giám sát chưa chỉ ra được mối quan hệ giữa các xu hướng và các nhân tố ảnh hưởng tới xu hướng của nhóm, hệ thống được chỉ ra.

2.2.1.2 Xác định rủi ro của các nhóm, hệ thống tổ chức tham gia BHTG trong từng thời kỳ

a.Kết quả

- Nội dung của Báo cáo giám sát đã chỉ ra một số rủi ro gây mất an toàn đối với toàn hệ thống, nhóm như vốn, tài sản, thanh khoản hay tính liên kết trong hệ thống QTDND.

Trên cơ sở xác định các rủi ro, BHTGVN đưa ra cảnh báo tới NHNN và theo dõi thường xuyên, định kỳ trong Báo cáo giám sát :

- Nội dung giám sát cũng đã có chỉ ra một số xu hướng quan trọng hoặc các biến động bất thường về mặt chỉ tiêu tài chính của các ngân hàng và đi kèm với việc đưa ra các đề xuất, kiến nghị với NHNN để chú ý đến việc kiểm tra, kiểm soát chặt các ngân hàng này.

44 b. Hạn chế:

- Các rủi ro chủ yếu mà BHTGVN có thể chỉ ra chỉ thường thuộc về rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản thông qua đánh giá về chất lượng tín dụng, các chỉ tiêu về khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, việc chỉ ra các loại rủi ro này chỉ dừng ở mức nhận xét một cách chung chung .

- Nhiều loại rủi ro khác như rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, … vẫn chưa được đề cập đến trong các báo cáo giám sát của BHTGVN. Trong đó, rủi ro hoạt động là rủi ro thường thấy và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những yếu kém đối với hệ thống QTDND trong thời gian qua. Một phần do BHTGVN chưa chú trọng nhưng một phần cũng do BHTGVN chưa có đủ thông tin để đánh giá về các loại rủi ro này..

2.2.1.3 Có khả năng nhận diện, đánh giá rủi ro của tổ chức gia BHTG

a. Kết quả

-Kết quả của công tác giám sát từ xa đối với từng tổ chức tham gia BHTG đã phát hiện nhiều vi phạm an toàn trong hoạt động ngân hàng.

- BHTGVN đã chủ động trong việc giám sát và thường xuyên cập nhật thông tin, báo cáo kịp thời diễn biến tình hình của các QTDND có vấn đề1.

BHTGVN thực hiện đánh giá, phân loại đối với hệ thống QTDND theo các tiêu chí về an toàn theo quy định của NHNN, rủi ro tín dụng và các vấn đề cần lưu ý.Kết quả đã phân loại được các tổ chức cần lưu ý, cũng như có biểu hiện yếu kém trong hoạt động theo 5 mức: có một số vấn đề cần chú ý; vi phạm ở mức nghiêm trọng và vi phạm ở mức đặc biệt nghiêm trọng. Các đơn vị cần có vấn đề được thực hiện giám sát chặt chẽ đối với từng kỳ giám sát và thực hiện phân tích chuyên sâu đối với từng QTDND.

- Trong các Báo cáo giám sát định kỳ, BHTGVN đã chỉ ra được các ngân hàng cần lưu ý (đặc biệt ở mức nghiêm trọng và mức rất nghiêm trọng) để kiến nghị, đề xuất với NHNNVN có biện pháp xử lý trong nội bộ. Đồng thời, các đơn vị cần lưu ý được xác định, BHTGVN thực hiện các biện pháp xử lý trong hệ thống. Các ngân hàng cần lưu ý thường được BHTGVN cảnh báo từ ít nhất 1 năm trước đó.

45 b. Hạn chế

- Kết quả giám sát chưa đạt đến tính cảnh báo sớm rủi ro đối với toàn bộ các TCTGBTHG, thiếu các dự báo tương lai cho từng ngân hàng. Một số QTDND bị đặt vào kiểm soát đặc biệt nhưng chưa được cảnh báo. Nguyên nhân chủ yếu do việc giám sát đối với các tổ chức tham gia BHTG mang nặng tính tuân thủ, giám sát theo rủi ro còn hạn chế. Bên cạnh đó, BHTGVN chưa thực hiện đánh giá được các chỉ tiêu về quản trị điều hành, trong khi đây là nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro đạo đức, đặc biệt đối với QTDND để lâm vào diện kiểm soát đặc biệt.

-Kết quả giám sát định kỳ hàng quý giai đoạn 2017-2019 đã đưa ra được danh sách các ngân hàng có vi phạm một số chỉ tiêu về an toàn hoạt động để dự báo các ngân hàng này có thể có vấn đề rủi ro trong tương lai dựa trên các số liệu tài chính trong kỳ báo cáo nhưng thực hiện phân tích tình hình hoạt động từng ngân hàng, chỉ thực hiện báo cáo đột xuất để đánh giá về tình hình của các tổ chức tham gia BHTG có vấn đề khi có chỉ đạo của ban lãnh đạo.

2.2.1.4. Đưa ra những đánh giá có tính dự báo tương lai về các TCTD

a. Kết quả

- Nội dung giám sát từ xa đã đưa ra được những đánh giá có tính dự báo tương lai về các vấn đề cần lưu ý đối với tổ chức tham gia BHTG.

- Trên cơ sở các vi phạm về an toàn và các rủi ro xác định: Vốn, tài sản, kết quả kinh doanh, BHTGVN đã đưa ra các dự báo tương lai về tình hình vi phạm và hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG. Dựa vào kết quả giám sát và các dự báo rủi ro đã xây dựng hồ sơ dấu hiệu cảnh báo và tiến hành cảnh báo tới NHNN đối với các đơn vị có vi phạm và có nguy cơ rủi ro cao. Thông qua công tác cảnh báo đã chỉ rõ cho đơn vị thấy vi phạm phát sinh, ảnh hưởng đến uy tín, sự an toàn, lành mạnh trong hoạt động, giúp các đơn vị nhìn nhận một cách khách quan những tồn tại và sớm có biện pháp chỉnh sửa khắc phục để phát triển tốt hơn.

BHTGVN đã nghiên cứu, bước đầu thử nghiệm ứng dụng mô hình Probability of Default (PD) để dự báo xác suất đổ vỡ của các ngân hàng dựa trên một số chỉ tiêu vĩ mô và vi mô: Tổng tiền tiết kiệm bằng VNĐ,Vốn huy động thị

46

trường 2, Lợi nhuận trước thuế, Nợ quá hạn, Nguồn vốn chủ sở hữu, VHĐ thị trường 1 / Nguồn vốn huy động, Nợ xấu / Tổng dư nợ, Lạm phát của quý trước, FDI thời điểm hiện tại vàGiá trị xuất khẩu. Từ đó, dựa trên số liệu thu thập được, BHTGVN đã đưa ra danh sách các ngân hàng có rủi ro đổ vỡ cao trong một số quý.

b. Hạn chế

Như đã nói ở trên, việc giám sát đối với các tổ chức tham gia BHTG phần lớn mang tính tuân thủ, nội dung đề cập đến giám sát theo rủi ro còn hạn chế, chưa đi sâu đánh giá tình hình hoạt động của từng tổ chức. Do vậy, kết quả giám sát đối với các tổ chức tham gia BHTG chưa mang tính cảnh báo sớm rủi ro, thiếu các dự báo tương lai cho các ngân hàng. Nhiều đơn vị bị đặt vào kiểm soát đặc biệt nhưng chưa được cảnh báo.

2.2.2 Thời gian thực hiện giám sát từ xa của BHTG Việt Nam đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

2.2.2.1 Báo cáo định kỳ

a. Kết quả

- BHTGVN đã thực hiện được báo cáo giám sát định kỳ đối với 100% các tổ chức tham gia BHTG với định kỳ thực hiện trong hai giai đoạn như sau:

+ Giai đoạn từ 2017- tháng 12/2019: BHTGVN thực hiện báo cáo giám sát định kỳ (tháng, quý, năm) đối với các tổ chức tham gia BHTG. Riêng Chi nhánh BHTGVN thực hiện cáo giám sát theo định kỳ tháng, quý.

+ Giai đoạn từ 12/2017 – nay: BHTGVN thực hiện báo cáo giám sát theo định kỳ quý đối với các tổ chức tham gia BHTG và định kỳ tháng đối với các QTDND có vấn đề.

- Đã xây dựng được báo cáo định kỳ tháng đối với các Quỹ tín dụng nhân dân có vấn đề từ năm 2017. BHTGVN đã chủ động trong việc giám sát và thường xuyên cập nhật thông tin, báo cáo kịp thời diễn biến tình hình của các QTDND có vấn đề2

.

47 b. Hạn chế

- Chưa xây dựng được báo cáo chuyên sâu định kỳ đối với các NHTM có vấn đề. Mục đích để phân tích, đánh giá thực trạng và theo dõi diễn biến tình hình hoạt động của NHTM có vấn đề, làm rõ những yếu kém, tồn tại và nguyên nhân nhằm kiến nghị với NHNN có giải pháp củng cố, chấn chỉnh, xử lý kịp thời, hiệu quả các yếu kém của các NHTM có vấn đề trước khi NHTM bị đặt vào tình trạng bị kiểm soát đặc biệt.

- Thời gian thực hiện báo cáo giám sát của BHTGVN thực tế còn chậm. Do vậy, chưa đảm bảo về tính kịp thời của báo cáo giám sát.

2.2.2.2 Báo cáo đột xuất

a. Kết quả

BHTGVN đã thực hiện được một số báo cáo đột xuất đối với những tổ chức tham gia BHTG có thông tin đột biến liên quan đến hoạt động; có mức độ rủi ro cao, có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng các quy định đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, có khả năng phá sản; hoặc theo chỉ đạo của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc BHTGVN. Các báo cáo đột xuất chủ yếu về hai hình thức:

- Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ban lãnh đạo đánh giá tình hình hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG (ví dụ: NHTMCP Dầu Khí Toàn Cầu (GPBank), NHTMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB), NHTMCP Đại Dương (Oceanbank), NH TMCP Đông Á bị kiểm soát đặc biệt,...)

- Báo cáo đột xuất về tình hình hoạt động của tổ chức tham gia BHTG do Chi nhánh BHTGVN báo cáo (ví dụ: QTDND Hậu Giang bị Kiểm soát đặc biệt, QTDND Vĩnh Hòa xảy ra tình hình rút tiền hàng loạt...). Tuy nhiên, các báo cáo này vẫn dựa trên thông tin từ NHNN chi nhánh tỉnh cung cấp là chủ yếu.

b. Hạn chế

- Chưa chủ động thực hiện báo cáo giám sát đột xuất đối với các tổ chức tham gia BHTG có thông tin đột biến liên quan đến hoạt động; có mức độ rủi ro cao, có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng các quy định đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, có khả năng phá sản. Chủ yếu chỉ thực hiện báo cáo đột xuất để đánh giá về tình hình của các tổ chức có vấn đề khi có chỉ đạo của ban lãnh đạo.

48

2.2.3. Cơ chế phối hợp giữa BHTG, các tổ chức tham gia BHTG, người gửi tiền các bên có liên quan.

Hình 2.1: Cơ chế phối hợp để bảo vệ người gửi tiền của BHTGVN

Vai trò của hoạt động giám sát từ xa của BHTGVN trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền thể hiện qua kênh BHTGVN gửi báo cáo giám sát, khuyến nghị đến NHNN để NHNN có biện pháp can thiệp kịp thời tới các tổ chức tham gia BHTG khi có vấn đề. Đây là điểm khác biệt với các tổ chức BHTG trên thế giới vì BHTGVN không có kênh phản hồi thông tin hoặc yêu cầu chỉnh sửa trực tiếp đến các tổ chức tham gia BHTG. Như vậy, cơ chế phối hợp, bao gồm gửi báo cáo về tình hình hoạt động của tổ chức tham gia BHTG tới NHNN và sự phản hồi của NHNN về báo cáo giám sát của BHTGVN đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích người gửi tiền đối với hoạt động giám sát từ xa của BHTGVN.

Người gửi tiền

NHNN BHTGVN Tổ chức tham gia BHTG (Ngân hàng và các TCTD) Gửi thông tin

49

2.2.3.1 Về cơ chế phối hợp giữa BHTGVN và NHNN

a. Kết quả

- Cơ chế cung cấp thông tin giữa BHTGVN và NHNN theo quy định tại Luật Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được cụ thể hóa bằng Thông tư số 34/2016/TT-NHNN ngày 28/06/2016 quy định về việc cung cấp thông tin giữa NHNN và BHTGVN; Quyết định số 101/QĐ-BHTG ngày 31/03/2017 ban hành Quy chế hướng dẫn việc cung cấp thông tin giữa NHNN và BHTGVN.

- BHTGVN đã cung cấp thông tin và báo cáo tới NHNN đầy đủ theo quy định gồm: thông tin về việc chấp hành quy định pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, thông tin về việc chi trả bảo hiểm đối với người được bảo hiểm tiền gửi, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ theo Khoản 10 Điều 13 Luật BHTG, báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động của BHTGVN và các thông tin khác về hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo yêu cầu của NHNN.

- BHTGVN đã có một số phát hiện về các tổ chức tham gia BHTG yếu kém và đưa ra kiến nghị đối với NHNN nhằm giúp các tổ chức tham gia BHTG khắc phục và phòng ngừa những rủi ro tiềm ẩn, góp phần đảm bảo sự lành mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng và bảo về quyền và lợi ích của người gửi tiền.

b. Hạn chế

- Tại các quốc gia khác trên thế giới đã có ủy ban điều phối giám sát hoặc có cơ chế để tổ chức BHTG, Ngân hàng Trung ương, cơ quan giám sát trao đổi về những diễn biến thị trường, hoặc các phát hiện rủi ro qua hoạt động giám sát để đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có các hình thức này.

- BHTGVN chưa nhận được đầy đủ và kịp thời các thông tin theo Thông tư

34/2016/TT-NHNN, đặc biệt liên quan đến thông tin về: Kết quả kiểm toán độc lập; Kết quả xếp hạng hàng năm; Báo cáo tổng hợp thực hiện kết luận, kiến nghị,

khuyến nghị, quyết định xử lý sau Thanh tra; Kết quả giám sát tổ chức tham gia BHTG chưa nhận được. Không có sự phản hồi, trao đổi của cơ quan thanh tra giám

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác giám sát từ xa của bảo hiểm tiền gửi việt nam đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (Trang 49 - 59)