Giải pháp hoàn thiện công tác giám sáttừ xacủa BHTGVN đối với cáctổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác giám sát từ xa của bảo hiểm tiền gửi việt nam đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (Trang 75 - 80)

giám sát từ xa cần được sử dụng thống nhất trong toàn hệ thống BHTGVN. Cơ sở dữ liệu tập trung, đảm bảo chia sẻ hiệu quả và bảo mật.

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác giám sát từ xa của BHTGVN đối với các tổ chức tham gia BHTG chức tham gia BHTG

3.2.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý, văn bản quy định cho công tác giám sát

3.2.1.1. Giải pháp ngắn hạn

- Kịp thời ban hành các văn bản quản trị điều hành của BHTGVN liên quan đến hoạt động giám sát khi có sự thay đổi về quy định pháp luật hay yêu cầu liên quan đến hoạt động giám sát từ BHTGVN và NHNN, bao gồm:Trước mắt cần kịp thời ban hành văn bản chỉnh sửa Hướng dẫn 428/HD-BHTG ngày 27/4/2018 về việc Hướng dẫn thực hiện Quy chế giám sát đối với tổ chức tham gia BHTG theo hướng bổ sung, chỉnh sửa và hướng dẫn việc thực hiện các chỉ tiêu báo cáo giám sát theo các văn bản hướng dẫn mới của NHNN theo chế độ thông tin báo cáo đối với các tổ chức tín dụng bao gồm: Thông tư 11 áp dụng đối với hệ thống ngân hàng và các TCTD, Công văn 2947 áp dụng đối với QTDND, Công văn 9329 áp dụng đối với TCTCVM.

- Tiếp tục chủ động làm việc, trao đổi với NHNN và các đơn vị liên quan trong việc tiếp nhận thông tin báo cáo từ kho dữ liệu NHNN để bảo đảm có đầy đủ và kịp thời các thông tin về tình hình hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG.

3.2.1.2. Giải pháp trong dài hạn

- Xây dựng kế hoạch ban hành các văn bản giám sát theo hướng chủ động nghiên cứu tác động của những dự thảo văn bản của NHNN ảnh hưởng đến hoạt

69

động của các TCTGBHTG, trên cơ sở đó cần chủ động xây dựng dự thảo các văn bản quy định về hoạt động giám sát dựa trên các văn bản dự thảo của NHNN, tránh trường hợp bị động khi văn bản của NHNN được ban hành mới bắt tay vào xây dựng.

- Xây dựng cơ chế để thảo luận, chia sẻ kết quả giám sát từ xa giữa NHNN và BHTGVN. Cơ chế này làm căn cứ để BHTGVN và NHNN tổ chức các buổi thảo luận, trao đổi về các vấn đề phát hiện đối với tình hình hoạt động của tổ chức tham gia BHTG qua công tác giám sát qua đó nâng cao chất lượng giám sát từ xa của BHTGVN.

- Đề xuất nghiên cứu, chỉnh sửa Luật BHTG bổ sung chức năng của BHTGVN trong việc gửi kết quả giám sát từ xa tới các tổ chức tham gia BHTG có vấn đề phát hiện thông qua kết quả giám sát của BHTGVN. Từ đó, cảnh báo tới các tổ chức tham gia BHTG có biện pháp chấn chỉnh kịp thời những vi phạm, dấu hiệu rủi ro để nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị, qua đó góp phần bảo vệ tốt hơn nữa quyền và lợi ích người gửi tiền.

3.2.2. Phát triển nguồn nhân lực trong công tác giám sát từ xa

3.2.2.1. Về công tác tuyển dụng và bố trí nhân sự

- Khi tuyển dụng cán bộ mới cho hoạt động giám sát từ xa,cần tuyển dụng cán bộ có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

- Đối với BHTGVN chi nhánh khu vực Đông Bắc Bộ và chi nhánh khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, cần kịp thời bổ sung nhân sự để đáp ứng yêu cầu hoạt động giám sát từ xa.

- Đối với trụ sở chính, cần xem xét bố trí nguồn nhân lực để đảm bảo tính hợp lý trong phân công cán bộ.

3.2.2.2. Về công tác đào tạo

Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ giám sát với công việc. Khi cán bộ đã hiểu rõ về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm được phân công của bản thân đối với công việc thì mới có thể đảm bảo hoàn thành công việc đó một cách hiệu quả nhất. Nhận thức nghề nghiệp là một quá trình con người nhận biết, tìm hiểu về nghề nghiệp mình đang quan tâm, đang làm việc. Do vậy, tổ chức khóa học giới thiệu hoặc tọa đàm chia sẻ trực tiếp giữa lãnh đạo với nhân viên về hoạt động giám

70

sát của BHTGVN nhằm tạo điều kiện giúp cán bộ giám sát nhận thức rõ về vị trí công việc của mình.

Xác định nhu cầu, mong muốn của cán bộ: Cán bộ cần hiểu rõ bản thân còn khuyết thiếu và có nhu cầu đào tạo về những vấn đề gì. Để xác định nhu cầu này, nên thực hiện khảo sát định kỳ theo quý/năm để nhân sự có thể nêu lên các nguyện vọng về đào tạo cho cấp lãnh đạo. Từ đó, các cấp lãnh đạo có thể bố trí, sắp xếp các khóa học phù hợp với từng đối tượng. Nhu cầu đào tạo của nhân viên giám sát hiện nay chủ yếu là về quy trình nghiệp vụ (quy chế giám sát, phân tích báo cáo tài chính…), sử dụng phần mềm (tin học văn phòng, phần mềm ICM, phần mềm thống kê, kinh tế lượng…), các khóa học khác (đào tạo tiếng anh chuyên ngành về bảo hiểm tiền gửi, nghiệp vụ giám sát,…). Mặt khác, việc định kỳ kiểm tra nội bộ đối với cán bộ giám sát nên được xem xét để triển khai. Hiện nay, một số NHTM ở Việt Nam đang áp dụng hình thức đánh giá, xếp hạng lao động dựa trên các bài kiểm tra về nghiệp vụ và kỹ năng. Chính vì vậy, BHTGVN có thể xem xét tổ chức đợt kiểm tra, đánh giá định kỳ bán niên hoặc thường niên để từ đó đưa ra đánh giá sơ bộ về nhu cầu đào tạo dành cho nhân sự.

Việc đào tạo phải được phân tầng rõ ràng đối với từng nhóm các nhân sự. Các nhóm này có chuyên môn về từng mảng được đào tạo nâng cao để chuyên sâu hóa theo từng mảng mạnh của mình, sau đó sẽ tiếp tục được đào tạo về các mảng khác để mục tiêu là nắm vững được toàn bộ các mảng về giám sát từ xa.

3.2.3. Xây dựng hoàn thiện các phương pháp giám sát từ xa

3.2.3.1. Giải pháp ngắn hạn

- Các cán bộ giám sát từ xa cần chủ động nâng cao hiểu biết, kiến thức chuyên môn để xem xét, đánh giá tình hình hoạt động cũng như các biến động bất thường trong hoạt động của hệ thống các tổ chức tham gia BHTG. Thường xuyên tham khảo các mô hình xác định rủi ro tại một số tổ chức BHTG trên thế giới như FDIC, PIDM…

- Cần chủ động tiếp cận các thông tin định tính về tình hình quản trị điều hành, các quy trình kiểm soát nội bộ của các tổ chức tham gia BHTG, trao đổi thông tin đối với các tổ chức tham gia BHTG để đánh giá được một số rủi ro hoạt động

71

của các tổ chức theo yếu tố quản trị trong mô hình CAMELS cũng như chú trọng đến những rủi ro phát sinh do các sự biến động trên thị trường (Sensitivity to market risk). Đồng thời, chủ động thu thập thông tin về thị trường để có cơ sở đánh giá những rủi ro phát sinh do biến động trên thị trường tác động đến tổ chức. Cần nắm bắt được những yếu tố rủi ro vi mô thông qua mạng lưới quản lý các tổ chức tham gia BHTG tại địa phương của Chi nhánh BHTGVN khu vực, đặc biệt trong điều kiện tính minh bạch của nền kinh tế chưa cao.

- Cần chủ động đánh giá, theo dõi thường xuyên về tình hình hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG có vấn đề thay vì chỉ thực hiện các báo cáo đột xuất khi có yêu cầu từ ban lãnh đạo. Việc nhận diện, đánh giá rủi ro đối với từng tổ chức tham gia BHTG cần tham khảo thêm các mô hình giám sát rủi ro của các tổ chức BHTG trên thế giới đang áp dụng và xin ý kiến các chuyên gia để điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam

- Thử nghiệm và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các phương pháp, mô hình, giám sát mới trong công tác giám sát để từ đó tìm ra phương pháp, mô hình phù hợp hoặc đạt được tối đa yêu cầu về hiệu quả giám sát của BHTGVN.

- Thường xuyên trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, giám sát rủi ro để thảo luận về các yếu tố rủi ro và các vấn đề trong các khu vực tài chính khác nhau, từ đó tìm cách xây dựng và tăng cường năng lực giám sát rủi ro của BHTGVN

3.2.3.2. Giải pháp trong dài hạn

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giám sát, thường xuyên tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, đồng thời mời các chuyên gia uy tín từ các tổ chức trong nước và nước ngoài tới đào tạo, chia sẻ chuyên môn và khả năng phân tích rủi ro nhằm tăng cường năng lực phân tích và đánh giá rủi ro.

- Trong trường hợp BHTGVN đánh giá thấy việc tự nghiên cứu và xây dựng các phương pháp giám sát, mô hình cảnh báo sớm hiện nay chưa có hiệu quả cao, BHTGVN nên: (i) chủ động tham khảo các ý kiến chuyên gia để điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam, (ii) phối hợp hoặc thuê tổ chức độc lập để đánh giá và xây dựng phương pháp và mô hình giám sát phù hợp.

72

3.2.4 Giải pháp công nghệ

3.2.4.1 Giải pháp về nguồn thông tin phục vụ công tác giám sát

- BHTGVN cần chuẩn bị đầy đủ máy tính, trang thiết bị cho tất cả các cán bộ giám sát, cũng như có cơ chế dự phòng trang thiết bị cho các cán bộ mới nhằm đảm bảo cho cán bộ giám sát thực hiện tốt công việc của mình. Hơn nữa cần trang bị cho phòng giám sát máy tính có cấu hình cao để cài đặt được phần mềm CDICS và ICM.

- Nâng cấp và sửa chữa hệ thống email nội bộ nhằm đảm bảo tính bảo mật.

- Trên cơ sở các kết quả đạt được của Dự án Hệ thống thông tin quản lý và hiện đại hóa ngân hàng (Dự án FSMIMS), BHTGVN cần phối hợp tốt với các vụ/cục của NHNN đặc biệt là Cục CNTT nhằm sớm đưa hệ thống CNTT mới vào hoạt động.

3.2.4.2. Giải pháp ngắn hạn

- Tiếp tục duy trì, cải thiện nguồn thông tin báo cáo của tổ chức tham gia BHTG nhận từ NHNN, đảm bảo quá trình tiếp cận được kịp thời, đầy đủ.

- Thường xuyên cập nhật các thông tin kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG. Qua đó, đánh giá hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG trên cơ sở tác động của những nhân tố vĩ mô.

- Dự án Hệ thống thông tin quản lý và hiện đại hóa ngân hàng (Dự án FSMIMS), trong đó Modul RM (Phân hệ giám sát rủi ro) đã có nội dung thu thập và tổng hợp các thông tin ngoài nguồn thông tin từ NHNN phục vụ hoạt động giám sát. Dự án đã hoàn thành, tuy nhiên một số hợp phần chưa đi vào sử dụng trong đó có Phân hệ giám sát rủi ro. Do vậy, chưa thể khai thác nguồn thông tin này trong công tác giám sát từ xa của BHTGVN. Vì vậy, đề xuất BHTGVN cần đẩy nhanh tiến độ đưa Hợp phần này vào chính thức sử dụng.

3.2.4.3. Giải pháp trong dài hạn

- Khi các hợp phần của Dự án FMIMS được đưa vào sử dụng chính thức, BHTGVN cần có lộ trình và giải pháp cụ thể trong việc đánh giá, khai thác khối lượng thông tin ngoài nguồn thông tin thu thập được từ NHNN trong hoạt động giám sát.

73

BHTGVN chủ động thu thập trên phương tiện thông tin đại chúng. Do đó, thông tin thu thập được còn hạn chế về số lượng, chất lượng. Vì vậy, BHTGVN trong dài hạn cần xây dựng cơ chế thu thập thông tin này từ các đơn vị có thông tin: Cơ quan ban ngành Nhà nước có thông tin, các tổ chức đánh giá độc lập, các chuyên gia để nguồn thông tin thu thập đạt chất lượng và số lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác giám sát từ xa của bảo hiểm tiền gửi việt nam đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (Trang 75 - 80)