Nguyên nhân của thực trạng nghiệp vụ giám sáttừ xa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác giám sát từ xa của bảo hiểm tiền gửi việt nam đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (Trang 59)

2.3.1. Nguyên nhân chủ quan

2.3.1.1. Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực giám sát BHTGVN bao gồm các nhân viên giám sát đang công tác tại phòng Giám sát trụ sở chính và phòng Giám sát tại 8 chi nhánh. Dưới đây là kết quả khảo sát do nhóm nghiên cứu đề tài thực hiện:

a. Số lượng nguồn nhân lực giám sát:

Theo thống kê từ kết quả khảo sát, hiện nay tổng số nhân viên giám sát trên toàn hệ thống của BHTGVN là 134 người, chiếm khoảng 17% tổng số nhân viên của toàn hệ thống. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát các tổ chức BHTG quốc tế theo mô hình giảm thiểu rủi ro, tỷ lệ này gấp khoảng 2 lần so với tỷ lệ của BHTGVN, chiếm 30-40% tổng số nhân viên của tổ chức, nhưng vẫn cao hơn so với tổ chức DPA Thái Lan theo mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng (7,25%).

Với số lượng tổ chức tham gia BHTG là 1277, bao gồm 94 ngân hàng và 1183 quỹ tín dụng nhân dân (tháng 9/2018), BHTGVN đang có tỷ lệ là 1 cán bộ giám sát phụ trách khoảng 10 tổ chức tham gia BHTG, tỷ lệ này cao hơn so với các tổ chức BHTG quốc tế được khảo sát (1 người phụ trách từ 2-8 tổ chức tham gia BHTG).

Xét thêm ở từng chi nhánh, tỷ lệ số tổ chức tham gia BHTG được phân công phụ trách giám sát của 1 cán bộ là không đồng đều giữa các chi nhánh. Cán bộ giám sát tại chi nhánh Đông Bắc Bộ và chi nhánh Đồng bằng Sông Cửu Long đang phải phụ trách quá nhiều tổ chức tham gia BHTG, tương ứng là 30 tổ chức/cán bộ và 20 tổ chức/cán bộ. Trong khi đó tại chi nhánh Đà Nẵng, chi nhánh Hà Nội, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Hồ Chí Minh, tỷ lệ này dao động từ 6-9 tổ chức/cán bộ.

53

Như vậy, số lượng cán bộ giám sát là chưa đáp ứng đủ yêu cầu so với các tổ chức BHTG quốc tế và phân bổ chưa đồng đều về số lượng tổ chức tham gia BHTG ở từng chi nhánh.

b. Chất lượng nguồn nhân lực giám sát.

Về trình độ cán bộ, 100% nhân viên giám sát là cử nhân, trong đó khoảng 28,4% có trình độ thạc sỹ trở lên. Đây được coi là 1 tỷ lệ tương đối hợp lý so với các tổ chức quốc tế (trên 20%).

Về chuyên ngành học, nhân viên giám sát có chuyên ngành học kinh tế (17,2%) và tài chính – ngân hàng (77.6%) sát với nội dung công việc, chỉ có 5% (17,2%) và tài chính – ngân hàng (77.6%) sát với nội dung công việc, chỉ có 5% ngành khác.

Số cán bộ giám sát tại BHTGVN có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực TCNH chiếm tỷ lệ cao, khoảng 74%. Số cán bộ có kinh nghiệm công tác từ 3 năm trở lên chiếm khoảng 73,9%, cũng được coi là 1 tỷ lệ cao để đảm bảo được kỹ năng, khả năng hiểu rõ các hoạt động nghiệp vụ. Tuy nhiên, 18% cán bộ giám sát của BHTGVN khi được tuyển dụng chưa có kinh nghiệm, trong khi theo kết quả thống kê của nhóm nghiên cứu, tất cả tổ chức BHTG quốc tế được khảo sát không tuyển dụng người chưa có kinh nghiệm vào làm giám sát.

Về đào tạo tại BHTGVN, các khóa học được phân chia làm 2 loại hình: Khóa học đào tạo ở nước ngoài. Các khóa học này phần lớn là các khóa học về các hướng dẫn do IADI và chia sẻ kinh nghiệm do một số TCBHTG nước ngoài tổ chức, một số cán bộ giám sát được cử tham dự tại nước ngoài tại một số nước ngoài (như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Mỹ,…).

Các khóa học trong nước, bao gồm các khóa học nội bộ và các khóa học, hội thảo khác do Ngân hàng Nhà Nước và các cơ quan bên ngoài tổ chức. Nếu như các khóa học nội bộ được BHTGVN tổ chức thực hiện để đào tạo về quy trình nghiệp vụ thì các khóa học bên ngoài do Ngân hàng Nhà Nước và các cơ quan, tổ chức khác cung cấp nhằm hỗ trợ nâng cao các kiến thức, kỹ năng liên quan đến ngân hàng cho nhân viên giám sát.

Các khóa đào tạo cho cán bộ giám sát chưa nhiều, số cán bộ được đào tạo còn thấp, thời lượng của các khóa học còn ngắn (chỉ kéo dài từ 1-3 ngày). Do vậy,

54

lượng phân bổ kiến thức sẽ không đồng đều,không đáp ứng được yêu cầu thực tế khi hệ thống ngân hàng đang phát triển nhanh và sâu rộng. Như vậy, việc phân bổ nguồn lực cho hoạt động giám sát từ xa còn chưa đủ và đồng đều; trình độ và kinh nghiệm làm việc của cán bộ có những đặc điểm khác so với các tổ chức trên thế giới (có tỷ lệ nhân viên mới ra trường tương đối cao). Chất lượng đào tạo vẫn còn những hạn chế khiến nhân sự chưa có khả năng vận dụng tốt nhất các kiến thức tiếp thu vào nghiệp vụ, số lượng cán bộ được đào tạo thấp, thời gian đào tạo chưa nhiều.

2.3.1.2. Phương pháp giám sát

a. Kết quả

- BHTGVN đã có các công trình nghiên cứu, áp dụng các phương pháp giám sát theo thông lệ quốc tế có điều chỉnh với điều kiện thực tế tại Việt Nam để áp dụng vào công tác giám sát của BHTGVN như: Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng về phương pháp đánh giá và cảnh báo sớm rủi ro các ngân hàng thương mại ở Việt Nam”.

- Các phương pháp giám sát được nghiên cứu áp dụng được thử nghiệm để đưa vào hoạt động: Phương pháp mô hình dự báo thống kê trong quá trình tính thử nghiệm đã đưa ra được các ngân hàng có xác suất đổ vỡ lớn là các ngân hàng nằm trong danh sách các ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt và mua lại 0 đồng và không có nhiều cải thiện đáng kể trong hoạt động.

- Các phương pháp giám được áp dụng linh hoạt, phù hợp với đặc điểm tình hình hoạt động của các loại hình tổ chức tham gia BHTG và yêu cầu nội dung giám sát:

b. Hạn chế

- Việc vận dụng các phương pháp giám sát đối với các tổ chức tham gia BHTG trong thời gian qua tại BHTGVN còn tương đối đơn giản, chưa chuyên sâu: Có vi phạm hay không vi phạm, có vượt ngưỡng theo thông lệ hay không. Các chỉ tiêu xác định trong phương pháp chủ yếu là thực hiện giám sát tuân thủ đối với các chỉ tiêu an toàn của NHNN, các chỉ tiêu được sử dụng trong mỗi phương pháp mới chỉ dừng lại ở so sánh mức độ tăng, giảm của các chỉ tiêu giữa các kỳ báo cáo. Việc giám sát dựa trên dấu hiệu rủi ro đang được thực hiện nhưng vẫn đang ở giai đoạn chừng mực (thực hiện tại một số ít chỉ tiêu như thanh khoản, vốn, tín dụng chưa thực hiện đánh giá các rủi ro khác như hoạt động, cộng nghệ...) nên kết quả giám sát theo rủi ro chưa đạt được kết quả cao.

55

+ Việc giám sát còn khá cứng nhắc, chỉ tập trung vào một số chỉ tiêu qua một thời gian dài, chưa có sự điều chỉnh. Đồng thời, chưa thường xuyên tiến hành kiểm định lại mức độ chính xác của các ngưỡng cảnh báo cho phù hợp với điều kiện phát triển của thị trường ngân hàng Việt Nam.

+ Việc áp dụng phương pháp phân tích dựa trên sử dụng mô hình tuy đã được nghiên cứu và thử nghiệm từ lâu (năm 2017). Tuy nhiên, vẫn chỉ dừng lại ở việc thử nghiệm mà chưa đưa vào sử dụng chính thức (BHTGVN thực hiện chạy thử dữ liệu của 2 kỳ báo cáo thử nghiệm gồm kỳ Báo cáo giám sát quý 4/2017 và quý 1/2018). Ngoài ra, kết quả chạy thử nghiệm mô hình đã được thực hiện gửi tới lãnh đạo và xin ý kiến nhưng kết quả vẫn còn ý kiến trái chiều về kết quả đưa ra của mô hình.

Cụ thể hạn chế đối với từng phương pháp như sau:

* Phương pháp xếp hạng ngân hàng:Việc xếp hạng đối với cáctổ chức tham gia BHTG trong thời gian qua chỉ thực hiện dựa trên các chỉ tiêu về tuân thủ và mức độ tuân thủ đối với các quy định về an toàn trong hoạt động của ngân hàng theo quy định và một số chỉ tiêu rủi ro điển hình như tín dụng (nợ xấu, nợ quá hạn, kết quả kinh doanh lỗ...) mà chưa thực hiện đánh giá mức độ quan trọng của mỗi chỉ tiêu thành phần làm cơ sở tính điểm xếp hạng cho mỗi chỉ tiêu theo thông lệ quốc tế.

* Phân tích theo nhóm tương đồng và các chỉ số tài chính:

+ BHTGVN hiện nay còn sử dụng ít tiêu chí để phân loại các nhóm: quy mô vốn điều lệ và tổng tài sản, theo địa bàn quản lý. Ngoài ra, vệc phân nhóm theo quy mô vốn điều lệ như hiện nay không còn phù hợp. Bởi theo sự phát triển của hệ thống, quy mô vốn các tổ chức tham gia BHTG đã có sự tăng trưởng

+ Chưa sử dụng kết hợp các tiêu chí để phân tích chính xác hơn tình hình hoạt động của ngân hàng. Kết quả đã chỉ ra được những tổ chức tham gia BHTG, nhóm tương đồng có dấu hiệu rủi ro cần lưu ý. Tuy nhiên, việc đưa ra các lưu ý còn chưa toàn diện do chưa có đủ cơ sở dữ liệu đầu vào để thực hiện tính toán, xác định các chỉ tiêu. Đặc biệt đối với nhóm chỉ tiêu về quản trị điều hành.

*Đánh giá rủi ro toàn diện: BHTGVN thực hiện đánh giá rủi ro toàn diện đối với các tổ chức tham gia BHTG có vấn đề cần lưu ý. Tuy nhiên, việc đánh giá này mới

56

chỉ dừng lại là các QTDND có vấn đề mà mà chưa thực hiện đối với các ngân hàng cần lưu ý, do chưa có đủ điều kiện (cơ sở vật chất, điều kiện kỹ thuật và con người).

*Mô hình dự báo thống kê: BHTGVN đã tiến hành xây dựng mô hình dự báo thông kê trên cơ sở các nhóm chỉ tiêu tài chính thu thập. Tuy nhiên, do số liệu đầu vào còn thiếu nên việc áp dụng mô hình cảnh báo mới chỉ dừng lại áp dụng với một số lượng ngân hàng hạn chế như: Cảnh báo sớm năm 2017 tiến hành cảnh báo sớm với 38 ngân hàng, kết quả thu được 6 ngân hàng có mức độ an toàn, 28 ngân hàng có mức độ rủi ro và 4 ngân hàng có mức độ rủi ro cao. Các kết quả báo cáo này đã được gửi xin ý kiến lãnh đạo BHTGVN nhưng vẫn còn ý kiến trái chiều nên chưa chính thức đưa vào áp dụng.

2.3.1.3. Công nghệ thông tin

a. Kết quả:

- Ngày 21/4/2009, Hiệp định tài trợ dự án “Hệ thống thông tin quản lý và hiện đại hóa ngân hàng” (Dự án FSMIMS) giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới, theo đó Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là một trong ba đơn vị thụ hưởng của dự án FSMIMS.

- Dự án FSMIMS đã xây dựng một hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông mới của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bao gồm các hệ thống phần cứng, phần mềm tiêu chuẩn. Phần mềm ứng dụng được cài đặt và triển khai tại Trung tâm dữ liệu chính (DC), Trung tâm dữ liệu dự phòng (DRC).

- Một trung tâm dữ liệu chính đã được xây dựng tại Hà Nội và một trung tâm dữ liệu dự phòng được đặt tại Đà Nẵng, đảm bảo an toàn dữ liệu và duy trì hoạt động của trung tâm dữ liệu chính khi gặp sự cố. Dữ liệu từ DC được sao lưu tại DRC hằng ngày, do đó, trong trường hợp có sự cố xảy ra, toàn bộ dữ liệu của hệ thống chính đều đã được sao lưu dự phòng sang hệ thống DRC.

Với sự giúp đỡ của Dự án, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã có một nền tảng công nghệ thông tin đồng bộ theo đó giúp cho quá trình giám sát của BHTGVN tới các tổ chức TGBHTG được nhanh chóng, kịp thời và có tính chính xác cao hơn. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng hệ thống CNTT cho quá trình giám sát, từ việc tiếp nhận thông tin, xây dựng và bẻ các chỉ tiêu báo cáo đến việc hiển thị báo cáo

57

trong quá trình giám sát vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề và chưa đáp ứng được. Công nghệ hóa toàn bộ quá trình giám sát.

b. Hạn chế:

- Hiện tại BHTGVN vẫn chưa trang bị đầy đủ máy tính, trang thiết bị cho cán bộ giám sát, bao gồm cả các cán bộ mới.

- Một số máy tính thường xuyên bị lỗi, đã hết khấu hao nên không cài đặt được phần mềm giám sát mới.

- Hệ thống email nội bộ thường xuyên bị hỏng.

- Đến nay hệ thống CNTT mới của dự án FSIMS vẫn chưa được đưa vào sử dụng do việc thay đổi dữ liệu đầu vào của NHNN. Việc test chuyển đổi dữ liệu ở hệ thống cũ sang hệ thống mới theo Quyết định 628/QĐ-NHNN kết thúc vào tháng 6/2018. Đây cũng là thời điểm có sự thay đổi dữ liệu đầu vào của NHNN cụ thể: Công văn 2947/ CV-NHNN dành cho quỹ tín dụng bắt đầu có hiệu lực, Thông tư 11/TT-NHNN thay thế và sửa đổi Thông tư 35/TT-NHNN, Công văn 7435/NHNN- TTGSNH và Công văn 9329/NHNN-DBTK của NHNN áp dụng với quỹ và tổ chức tài chính vi mô cũng đưa vào sử dụng. Như vậy đầu vào để tiếp nhận dữ liệu thay đổi dẫn đến cần có thời gian để dự án thay đổi theo. Và trên thực tế, vẫn đang đợi cấu trúc dữ liệu theo Thông tư 11 có hiệu lực do cục CNTT của NHNN ban hành.

2.3.2. Nguyên nhân khách quan

2.3.2.1. Hệ thống pháp lý

a.Kết quả

- Giai đoạn 2017-2019, BHTGVN đã chủ động thực hiện chỉnh sửa, bổ sung các quy định trong hoạt động giám sát phù hợp với quy định hiện hành của NHNN và chức năng, nhiệm vụ của BHTGVN như sau:

+ Ban hành Quyết định số 2283/QĐ-BHTG ngày 29/12/2017 về việc ban hành Quy chế giám sát đối với tổ chức tham gia BHTG. Các quy định về hướng dẫn đối với hoạt động giám sát gồm Hướng dẫn số 428/HD-BHTG ngày 27/4/2018 về việc Hướng dẫn thực hiện Quy chế giám sát đối với tổ chức tham gia BHTG đã được ban hành mới thay thế hướng dẫn cũ.

+ Quyết định số 2252/QĐ-BHTG ngày 15/12/2017của Hội đồng quản trị BHTGVN ban hành quy chế thông tin báo cáo về tiền gửi được bảo hiểm

58

+ Quyết định số 101/QĐ-BBHTG ngày 31/3/2017 về việc hướng dẫn thực hiện cung cấp thông tin giữa NHNNVN và BHTGVN.

- Quy trình thực hiện báo cáo giám sát được cải tiến nhằm rút ngắn thời gian thực hiện báo cáo, kịp thời đưa ra những cảnh báo về vi phạm, kiến nghị NHNN xử lý kịp thời những đơn vị có dấu hiệu rủi ro gây mất an toàn trọng hoạt động ngân hàng.

- Các quy định về yêu cầu nội dung giám sát được kịp thời bổ sung, sửa đổi phù hợp với quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng của NHNN.

b.Hạn chế

Việc ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ giám sát đôi lúc còn chậm chễ, gây ảnh hưởng đến việc tổng hợp, thống nhất thông tin dữ liệu toàn hệ thống, thời gian thực hiện báo cáo giám sát, nhất là văn bản quy định về hệ thống báo cáo đối với các TCTD:

+ TCTCVM ban hành văn bản quy định về báo cáo nhưng BHTGVN chưa kịp thời được sửa đổi, bổ sung do BHTGVN chưa nhận được văn bản quy định này.

+ Văn bản quy định về thông tin báo cáo đối với QTDND: NHNN ban hành Công văn 2947 quy định về chế độ báo cáo đối với hệ thống QTDND hiệu lực từ 2/7/2018, nhưng đến kỳ thực hiện báo cáo giám sát quý 2/2018 chưa thực hiện sửa đổi, bổ sung các quy định về giám sát có liên quan.

2.3.2.2. Nguồn thông tin, dữ liệu thực hiện giám sát

a. Kết quả

- Thông tin báo cáo nhận được được lưu trữ tập trung thống nhất, đảm bảo việc tiếp cận và khai thác được dễ dàng, thuận tiện.

- Thông tin báo cáo về tiền gửi được bảo hiểm nhận trực tiếp từ tổ chức tham gia BHTG theo Quyết định số 2252/QĐ-BHTG ngày 15/12/2017 của Hội đồng quản trị BHTGVN đang dần được hoàn thiện. BHTGVN có nguồn dữ liệu về tiền gửi được bảo hiểm, tạo điều kiện cho việc đánh giá về tiền gửi được bảo hiểm được thường xuyên, đầy đủ và kịp thời.

- BHTGVN thường xuyên thực hiện “Yêu cầu về đánh giá thông tin” để thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác giám sát từ xa của bảo hiểm tiền gửi việt nam đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (Trang 59)