Yếu tố tự nhiên, kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của HĐND xã, từ thực tiễn huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 34)

2.1.1.1. Yếu tố tự nhiên

Huyện Tam Nông nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Phú Thọ. Địa giới hành chính giáp các tỉnh, huyện: Phía Bắc giáp thị xã Phú Thọ; phía Nam giáp huyện Thanh Thủy và Thanh Sơn; phía Đông giáp huyện Lâm Thao và thành phố Hà Nội; phía Tây giáp huyện Thanh Ba, Yên Lập và huyện Cẩm Khê.

Với lợi thế vị trí là cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội qua cầu Trung Hà, huyện Tam Nông là đầu mối giao thông vận tải quan trọng của tỉnh Phú Thọ, các tuyến đƣờng huyết mạch chạy qua huyện là QL32, QL 32A, QL 32C; có các con sông lớn bao bọc là sông Đà, sông Hồng và sông Bứa, Tam Nông đƣợc xác định là vùng kinh tế trọng điểm về công nghiệp của tỉnh.

Theo số liệu báo cáo tổng kết công tác năm 2019 của HĐND huyện Tam Nông cho biết, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ có:

- Diện tích tự nhiên: 15.558,7 ha [12, tr1] - Dân số: 80.602 ngƣời [12, tr1]

Huyện có 20 đơn vị hành chính, bao gồm 01 thị trấn Hƣng Hóa và 19 xã: Hồng Đà, Thƣợng Nông, Dậu Dƣơng, Thọ Văn, Dị Nậu, Hƣơng Nộn, Cổ Tiết, Văn Lƣơng, Tam Cƣờng, Thanh Uyên, Hiền Quan, Vực Trƣờng, Hƣơng Nha, Xuân Quang, Tứ Mỹ, Phƣơng Thịnh, Hùng Đô, Quang Húc và Tề Lễ.

2.1.1.2. Yếu tố kinh tế - xã hội

Theo báo cáo tổng kết công tác của HĐND huyện Tam Nông giai đoạn 2015 – 2019 cho thấy:

- Huyện Tam Nông thuộc Danh mục địa bàn ƣu đãi đầu tƣ (địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn) theo Nghị định số: 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều Luật Đầu tƣ, cụ thể:

+ Ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đƣợc áp dụng theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;

+ Ƣu đãi về thuế nhập khẩu: Đƣợc miễn thuế nhập khẩu với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Thuế xuất nhập khẩu theo Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu.

+ Ƣu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất theo Nghị định 46/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc.

- Mức tính lƣơng tối thiểu thuộc vùng III (theo Nghị định số: 157/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 quy định mức lƣơng tối thiểu vùng đối với ngƣời lao động làm việc theo hợp đồng lao động).

Sau 22 năm sáp nhập với huyện Thanh Thủy thành huyện Tam Thanh, huyện Tam Nông đƣợc tái lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 9 năm 1999. Ngay sau khi tái lập, Đảng bộ huyện Tam Nông đã nhanh chóng triển khai các mặt công tác, ổn định tình hình tƣ tƣởng, bám sát chủ trƣơng, Nghị quyết của Đảng, lãnh đạo, chỉ đạo, động viên toàn dân đoàn kết, khắc phục khó khăn, tập trung triển khai hiệu quả các chƣơng trình kinh tế trọng điểm và đạt nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực; trong 5 năm (2015 -2019) trở lại đây, Tam Nông luôn là huyện đứng tốp đầu của tỉnh về tốc độ phát triển kinh tế.

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 10,5%. Tổng giá trị sản xuất các sản phẩm chủ yếu trên địa bàn (theo giá so sánh năm 2010) là 1.900 tỷ đồng, tăng 1,6 lần so với năm 2015. Cơ cấu nội ngành có sự chuyển dịch

tích cực: Nông nghiệp phát triển theo hƣớng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản; các ngành công nghiệp - xây dựng, thƣơng mại và dịch vụ có bƣớc phát triển. Giá trị tăng thêm bình quân đầu ngƣời đạt 34,4 triệu đồng, tăng 22,2 triệu đồng so với năm 2015, Vốn đầu tƣ toàn xã hội trên địa bàn năm 2019 đạt 1.599,6 tỷ đồng, 173% so với năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 6,2% xuống còn 3,6%. Đặc biệt, trong 3 năm liên tiếp (năm 2016, 2017, 2018), huyện Tam Nông có tốc độ tăng trƣởng kinh tế đứng trong tốp đầu của tỉnh. Huyện đã có 9 xã đƣợc công nhận nông thôn mới, đạt 450% chỉ tiêu tỉnh giao đến năm 2020; 100% trụ sở các xã, thị trấn và trƣờng học đƣợc đầu tƣ xây dựng kiên cố, các khu dân cƣ đều có nhà văn hoá; 100% hộ dân dùng điện lƣới Quốc gia.

Cùng với đó, kết cấu hạ tầng nông thôn tiếp tục đƣợc đầu tƣ, nâng cấp, tạo sự liên kết giữa các xã, thị trấn và các vùng miền. Toàn huyện có trên 504 km đƣờng giao thông nông thôn đƣợc cứng hoá, đạt trên 71% tổng số đƣờng giao thông trong toàn huyện. Tuyến đƣờng Hồ Chí Minh và đƣờng nối quốc lộ 32 với quốc lộ 70 đi Thanh Thủy, Hòa Bình đƣa vào khai thác, sử dụng hiệu quả, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân sinh. Các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện đã đƣợc quy hoạch và từng bƣớc đầu tƣ xây dựng, thu hút các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp đến đầu tƣ trên địa bàn, góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, tăng thu ngân sách cho Nhà nƣớc.

Song song với phát triển kinh tế, huyện luôn quan tâm đến phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tốt Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, “Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá”... 20/20 xã, thị trấn trong huyện có quy ƣớc văn hoá. Toàn huyện đã có 57 cơ quan, đơn vị đƣợc công nhận là cơ quan, đơn vị văn hoá; 136 khu dân cƣ đƣợc công nhận khu dân cƣ văn hoá. Công tác giáo dục đào tạo có nhiều tiến bộ. Năm 2018,

toàn huyện có 50/62 trƣờng đạt chuẩn Quốc gia, đạt 80,6%. Cơ sở vật chất cho khám, chữa bệnh từ huyện đến xã, thị trấn đƣợc đầu tƣ xây dựng, đến nay, toàn huyện đã có 18/20 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế, đảm bảo cho việc bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho Nhân dân. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện ổn định ở mức 0,8%, tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng còn 12,8% (năm 1999 là 35%). Huyện tích cực giải quyết việc làm mới cho hàng chục ngàn lao động, trong đó có hàng ngàn lao động đi làm việc ở các nƣớc trên thế giới; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, chính sách đối với ngƣời có công với cách mạng, gia đình thƣơng binh, liệt sĩ; kịp thời trợ giúp các gia đình gặp khó khăn, hoạn nạn...

Dây chuyền kiểm tra, xử lý chất lƣợng sản phẩm trứng gà theo công nghệ hiện đại của Nhật tại Nhà máy sản xuất trứng gà sạch ĐTK.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, huyện vận dụng sáng tạo chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nƣớc vào điều kiện cụ thể của địa phƣơng; chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Giai đoạn 2006-2010, huyện đã tập trung xóa trắng khu dân cƣ chƣa có chi bộ và phát triển đảng viên là ngƣời công giáo. Sau 20 năm tái lập, toàn huyện đã kết nạp đƣợc trên 3.000 đảng viên mới, nâng tổng số đảng viên trong huyện lên trên 6.500 đảng viên, thành lập mới đƣợc 5 tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ thƣờng xuyên đƣợc quan tâm. Huyện đã cử trên 500 cán bộ đi học tập lý luận chính trị; hàng trăm cán bộ đi học tập chuyên môn và hàng ngàn lƣợt cán bộ đi bồi dƣỡng các lớp ngắn hạn.

Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt Nghị quyết TW 4, Khóa XI, XII của Đảng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trong

huyện đã có sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động. Niềm tin của các tầng lớp Nhân dân đối với sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trên địa bàn huyện ngày càng đƣợc củng cố, nâng cao, đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác. Đảng bộ huyện đƣợc Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy biểu dƣơng điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Với những nỗ lực xây dựng quê hƣơng ngày càng phát triển, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong huyện đã đƣợc phong tặng nhiều danh hiệu cao quý. Năm 2014, huyện Tam Nông và 8 xã, thị trấn đƣợc Nhà nƣớc phong tặng Danh hiệu Anh hùng lực lƣợng vũ trang thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, huyện đƣợc tặng Huân chƣơng Lao động hạng Ba; 3 năm liên tục (2016, 2017, 2018), Đảng bộ huyện đƣợc Tỉnh ủy tặng Bằng khen là đơn vị xuất sắc tiêu biểu, huyện Tam Nông đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ tặng Cờ thi đua; đặc biệt, năm 2019, huyện Tam Nông vinh dự đƣợc Chủ tịch nƣớc tặng thƣởng Huân chƣơng Lao động hạng Nhất vì đã có nhiều thành tích xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.

Dƣới sự lãnh đạo của Huyện ủy Tam Nông ngƣời dân đã tích cực đƣa máy móc vào đồng ruộng giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế. Những thành tựu qua 20 năm xây dựng và phát triển là tiền đề quan trọng để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong huyện tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nƣớc, vƣợt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIX. Trƣớc mắt tập trung chỉ đạo, thực hiện thành công việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm 2019 và những năm tiếp theo, chuẩn bị và tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng; đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, tạo đột phá trong quá trình phát triển

công nghiệp, dịch vụ; phát triển nông nghiệp toàn diện theo hƣớng hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, tập trung chỉ đạo hoàn thành chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn, thu hút các dự án, giải quyết việc làm. Phát triển toàn diện lĩnh vực văn hóa - xã hội, tạo động lực tinh thần cho quá trình phát triển của huyện. Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, đảng viên. Giữ vững quốc phòng, an ninh, củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh Nhân dân. Tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết Trung ƣơng 4 (khóa XII) về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

2.1.2. Yếu tố cơ cấu tổ chức, nhân sự của Hội đồng nhân dân xã

Huyện Tam Nông có 20 đơn vị hành chính cấp xã gồm Thị trấn Hƣng Hóa và 19 xã: Hồng Đà, Thƣợng Nông, Dậu Dƣơng, Thọ Văn, Dị Nậu, Hƣơng Nộn, Cổ Tiết, Văn Lƣơng, Tam Cƣờng, Thanh Uyên, Hiền Quan, Vực Trƣờng, Hƣơng Nha, Xuân Quang, Tứ Mỹ, Phƣơng Thịnh, Hùng Đô, Quang Húc và Tề Lễ. Cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp năm 2016; cử tri trong huyện đã bầu ra 481 đại biểu Hội đồng nhân dân xã. Tính đến tháng 12/2019, còn 469 đại biểu do các lý do: chuyển công tác, nghỉ chế độ, xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu ( 06 đại biểu), qua đời (02 đại biểu).

Về tổ chức bộ máy của Hội đồng nhân dân các xã và thị trấn gồm có thƣờng trực Hội đồng nhân dân, các tổ đại biểu và các đại biểu Hội đồng nhân dân. Thƣờng trực Hội đồng nhân dân gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân trong đó Chủ tịch Hội đồng nhân dân có thể làm việc kiêm nhiệm. Tính đến cuối năm 2019, trong tổng số 20 đơn vị hành chính của huyện Tam Nông có 06 xã có đồng chí Bí thƣ Đảng ủy kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, 02 xã

có Chủ tịch Hội đồng nhân dân chuyên trách, 12 Phó chủ tịch HĐND là cán bộ chuyên trách, trong đó 12 ngƣời là cán bộ công chức Nhà nƣớc.

Bảng 2.1: Bảng cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân các xã tại huyện Tam Nông

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác HĐND huyện Tam Nông giai đoạn 2015 -2019

S S T T

Tổng số đại biểu Cơ cấu đại biểu Trình độ

đại biểu Đầu NK Bãi nhiệm Cho thôi chức vụ Từ trần Cuối NK Nữ Đảng viên DT, tôn giáo Trẻ dƣới 35 tuổi TC CĐ ĐH Cử nhân 1 TT Hƣng Hóa 25 2 1 1 25 8 22 1 3 9 4 2 Hồng Đà 25 1 1 24 7 21 2 7 9 3 Thƣợng Nông 25 25 6 17 9 6 4 Dậu Dƣơng 21 21 5 18 2 6 7 5 Thọ Văn 25 24 5 20 3 7 5 6 Dị Nậu 25 23 7 24 3 10 3 7 Hƣơng Nộn 27 1 26 6 27 4 9 8 Cổ Tiết 26 26 5 26 2 14 6 9 Văn Lƣơng 25 24 8 19 3 8 5 10 Tam Cƣờng 21 21 8 18 4 9 7 11 Thanh Uyên 25 25 12 24 5 2 10 3 12 Hiền Quan 26 25 8 16 10 3 13 5 13 Vực Trƣờng 21 21 7 19 3 5 7 14 Hƣơng Nha 22 22 7 16 11 8 4 15 Xuân Quang 27 1 25 5 25 6 4 10 11 16 Tứ Mỹ 24 24 6 24 2 7 8 17 Phƣơng Thịnh 21 21 5 19 2 3 7 18 Hùng Đô 23 23 5 21 2 12 2 19 Quang Húc 24 24 8 21 3 11 5 20 Tề Lễ 23 20 6 22 2 9 7 Tổng cộng 481 2 4 02 469 134 419 21 46 177 120

Qua các bản báo cáo tổng kết công tác HĐND từ năm 2015 đến năm 2019 cho thấy, cơ cấu đại biểu Hội đồng nhân dân xã trên địa bàn huyện Tam Nông phân bổ hợp lý, đảm bảo cơ cấu thành phần, tỉ lệ đại biểu là nữ = 26,8%; đại biểu trẻ tuổi (dƣới 35 tuổi) = 46 ngƣời chiếm tỷ lệ 9,2%; đại biểu là đảng viên = 419, chiếm 83,8%; đại biểu ngoài đảng trên 62 ngƣời = 12,4%; Đại biểu là ngƣời theo tôn giáo (chủ yếu là thiên chúa giáo) = 21 ngƣời, chiếm tỷ lệ 4,2%. So với nhiệm kỳ 2011 - 2015, đại biểu tái cƣ là 267 ngƣời = 53,4%, tỉ lệ đại biểu Hội đồng nhân dân xã tái cử là trên 1/3 đảm bảo cho Hội đồng nhân dân có tính kế thừa. Trình độ chuyên môn của các đại biểu nói chung đƣợc nâng lên một bƣớc. Số đại biểu có trình độ đại học tƣơng đối cao so với mặt bằng chung, cụ thể đại biểu có trình độ đại học = 120 ngƣời = 24,14%; trình độ trung cấp, cao đẳng = 177 ngƣời = 35,4%; Dƣới trung cấp = 184 ngƣời = 36,8%; Đại biểu có trình độ cao cấp chính trị 03 ngƣời = 0,60%, đại biểu có trình độ trung cấp lý luận chính trị = 250 ngƣời = 50,3%. 100% đại biểu có trình độ văn hóa từ cấp 2 trở lên. Đây là những thuận lợi về nhận thức, kinh nghiệm công tác để Hội đồng nhân dân xã giám sát có hiệu quả hơn nhiệm kỳ trƣớc.

Tuy nhiên, cơ cấu đại biểu HĐND xã có phân chia rõ rệt giữa hai khối: Khối cán bộ hƣu trí cơ sở và khối cán bộ công chức. Khối cán bộ cơ sở chiếm tỉ lệ nhiều hơn, đa phần là cán bộ hƣu trí và từ thôn xóm, khu dân cƣ có nhiều thời gian hoạt động đại biểu, không ngại va chạm nhƣng trình độ, kỹ năng giám sát còn hạn chế. Số đại biểu là cán bộ công chức hoạt động kiêm nhiệm giữ các chức vụ ở cơ quan xã chiếm tỉ lệ ít hơn. Số đại biểu là cán bộ công chức, viên chức có ƣu điểm là có trình độ, hoạt động thƣờng xuyên, nắm bắt đƣợc công việc và nhiệm vụ của địa phƣơng thì có hạn chế đó là ngại va

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của HĐND xã, từ thực tiễn huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)