Nhóm giải pháp về thể chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của HĐND xã, từ thực tiễn huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 84 - 87)

1.3.3 .Yếu tố thể chế

3.2.1. Nhóm giải pháp về thể chế

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến địa vị pháp lý của Hội đồng nhân dân xã

Trong những năm qua, cùng với việc bổ sung, hoàn thiện quan điểm và thể chế về Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, hệ thống pháp luật của nƣớc ta không ngừng đƣợc bổ sung, hoàn thiện, bao quát tƣơng đối đầy đủ các lĩnh vực của đời sống xã hội, bảo đảm sự cân đối, đồng bộ giữa các thể chế kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trƣờng, quyền con ngƣời, quyền công dân phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế của đất nƣớc. Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016 đã góp phần thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 về địa vị pháp lý, cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền địa phƣơng. Trong gần năm năm triển khai thực hiện Luật, đã có hơn ba mƣơi lần Hội nghị

Thƣờng trực Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố của 06 khu vực trong cả nƣớc đã đƣợc tổ chức.

Tại mỗi Hội nghị, vấn đề thực hiện Luật luôn đƣợc bàn bạc, thảo luận, trao đổi những kinh nghiệm và tìm cách tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc bên cạnh việc khẳng định những thành tựu, thuận lợi mà Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng năm 2015 mang lại. Đã có rất nhiều đánh giá cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc trong quá trình triển khai thi hành, Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng năm 2015 đã bộc lộ những hạn chế, gây khó khăn, vƣớng mắc khi áp dụng. Vì vậy một số giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật đƣợc đƣa ra, cụ thể:

- Trên tinh thần quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 6 khóa XII, trong năm 2018 và 2019 các cơ quan, tổ chức phải hoàn thành việc rà soát toàn bộ các văn bản pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và phƣơng thức làm việc của các cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc, trong đó có hội đồng nhân dân xã để kịp thời sửa đổi, bổ sung, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành. Trƣớc mắt, cần tập trung rà soát Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng và các văn bản pháp luật khác để báo cáo kết quả rà soát và đề xuất chƣơng trình sửa đổi, bổ sung với Quốc hội cho phù hợp với chủ trƣơng, định hƣớng của Đảng và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

- Đề nghị sửa đổi, bổ sung các nội dung cụ thể trong các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng liên quan đến tổ chức và hoạt động của HĐND xã, tập trung ở các Điều 32, Điều 80, Điều 95, …

- Sửa đổi, bổ sung các luật, văn bản pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của HĐND cấp xã, trong đó có hƣớng dẫn chi tiết về việc bố trí công chức giúp việc HĐND xã.

- Đối với văn bản của trung ƣơng, UBND các xã chủ động, kịp thời rà soát các văn bản của cơ quan nhà nƣớc cấp trên liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc lĩnh vực HĐND xã quản lý để kịp thời, chủ động tham mƣu thực hiện quy trình ban hành văn bản quy định chi tiết, tránh tình trạng khối lƣợng văn bản nhiều không rà soát hết.

Đối với văn bản do HĐND ban hành xã thƣờng xuyên rà soát để phát hiện các nội dung trái, mâu thuẫn, chồng chéo với văn bản cấp trên hoặc có nội dung không phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng để tham mƣu xử lý. Qua kết quả rà soát, đối với các văn bản cần bãi bỏ các cơ quan, đơn vị gửi kết quả lên HĐND cấp trên để tổng hợp, tham mƣu cơ quan ban hành văn bản bãi bỏ một lần, hạn chế tình trạng, mỗi đơn vị đều tham mƣu cơ quan có thẩm quyền một văn bản bãi bỏ văn bản trong lĩnh vực mình thì mất nhiều thời gian, nhân lực, kinh phí cho quá trình soạn thảo, lấy ý kiến góp ý, ý kiến thẩm định, thẩm tra và kinh phí thực hiện cho các công đoạn này. Giải pháp này vừa phù hợp với thực tiễn, vừa phù hợp với quy định của pháp luật về rà soát, xử lý văn bản quy phạm pháp luật.

- Đối với văn bản cần sửa đổi, bổ sung: Trong công tác rà soát văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, cần thực hiện rà soát toàn diện, tổng thể. Nếu thực hiện việc rà soát theo từng nhóm lĩnh vực và sau đó tham mƣu sửa đổi, bổ sung từng lĩnh vực thì mất nhiều thời gian, nhân lực, kinh phí. Thay vào đó, các cơ quan, đơn vị tiến hành rà soát toàn diện, tổng thể các văn bản QPPL thuộc lĩnh vực đơn vị mình quản lý sau đó tổng hợp dự thảo một văn bản chung để sửa đổi, bổ sung cho tất cả các lĩnh vực. Với giải pháp này vừa tiết kiệm thời gian, đồng thời vừa đảm bảo nguyên tắc theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 “Một văn bản quy phạm pháp luật có thể được ban hành để đồng thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ nội dung trong nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của HĐND xã, từ thực tiễn huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)